Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 7 Tiểu học Bài tập cuối khóa Module 7 (4 mẫu) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 7 Tiểu học gồm 4 mẫu giúp thầy cô có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng xây dựng Kế hoạch lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường cho lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5.

Nội dung Module 7: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường Tiểu học. Qua đó, thầy cô sẽ có thêm kinh nghiệm hoàn thành khóa tập huấn của mình. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm,tự luận Mô đun 7. Vậy mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường lớp 2

UBND HUYỆN ………
TRƯỜNG TH …………….

CỘNGHÒAHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾHOẠCHXÂYDỰNGLỚPHỌCANTOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
NĂMHỌC:2023 – 2024 LỚP 2

Họ và tên GVCN: ………………………………………………………….

1. Đặc điểm tình hình lớp

1.1. Khái quáttìnhhìnhchungcủa lớp

  • Tổng số HS: 31 học sinh (trong đó: 15 nam, 16 nữ)
  • Đặc điểm chung: Đa số các em ở đều ở địa phương, là dân tộc Kinh.

1.2. Thuậnlợikhókhăntrongxâydựng lớp họcan toàn, phòng chống BLHĐ

1) Thuậnlợi

– Đa số học sinh chăm ngoan, học sinh có tinh thần học hỏi. Được sự quan tâm của phụ huynh nên các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp.

– Được sự quan tâm và giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường về công tác chủ nhiệm và chuyên môn.

– Địa điểm trường thuận lợi cho việc học sinh đi lại và học tập; phòng học thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế để học sinh ngồi học.

2) Khó khăn:

– Một số học sinh có nguy cơ rớt chuẩn, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập ở nhà, các em phải tự học nên dẫn đến việc học tập của các em tiến bộ rất chậm.

– Trình độ học sinh chưa đồng đều, tính toán và viết bài còn chưa đúng, học sinh đọc bài còn chậm.

– Một vài phụ huynh lo bận làm ăn chưa quan tâm đến việc học của con em mình khi học ở nhà (học trên truyền hình, học trực tuyến,…);

2. Mục tiêu xâydựng lớp họcan toàn, phòng chống BLHĐ

Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

Nâng caonhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn thương tích đối với học sinh lớp Hai; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học.

– Nhằm nắm vững các chỉ tiêu phấn đấu từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp và thực hiện có hiệu quả.

Góp phần hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà trường.

3. Biện pháp xây dựng lớp họcan toàn, phòng chống BLHĐ

– Xây dựng nội quy lớp học; lớp học “Xanh – sạch – đẹp”, góc “Thư viện xanh”.

– Xây dựng quy tắc an toàn lớp học và phòng ngừa bạo lực học đường.

– Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bạo lực và an toàn trường học trong các nội dung dạy học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề…

– Thường xuyên nhắc nhở các em đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, phải có lý do chính đáng.

– Phối hợp giữa các đoàn thể để nâng cao sức mạnh về tinh thần, vật chất cho các em, động viên và tuyên truyền cho gia đình các em học sinh biết được tầm quan trọng trong việc học tập.

– Thường xuyên theo dõi, quan tâm, chăm sóc học sinh trong từng tiết dạy, đặc biệt là học sinh có khó khăn trong học tập.

– Kịp thời tuyên dương những em học tốt để các em phát huy tính tích cực trong học tập.

– Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua zalo, facebook,…

4. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Đánh giá, điều chỉnh

Tháng ….

Hướng dẫn xây dựng “Nội quy lớp học và thực hiện lớp học an toàn”.

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.

– Lập danh sách hs kí cam kết nói không với BLHĐ.

– Tăng cường công tác kiểm tra của TPT Đội, GVCN

– Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.

-Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS

– SPĐG: Ý thức, thái độ thực hiện nội quy của HS

– PPĐG: Quan sát

– CCĐG 1: Phiếu quan sát

– Người đánh giá: GV+ HS

Tháng ….

Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

– Tổ chức các tổ thi đua với nhau

– SPĐG: Cách xử lí tình huống.

– PPĐG: Quan sát

-CCĐG 2: Thang đo

Người đánh giá: GV, GV Âm nhạc, TPT.

Tháng ….

Phát động “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống BLHĐ

-Phối hợp với GVCN và GV môn, TPT.

– SPĐG: Câu trả lời của HS.

– PPĐG: Vấn đáp

– CCĐG 3: Hệ thống câu hỏi và đáp án.

Người đánh giá: GV.

HIỆU TRƯỞNG

…………….., ngày ….. tháng …. năm 20..

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường lớp 3

TRƯỜNG TIỂU HỌC…………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾHOẠCHXÂYDỰNGLỚPHỌCANTOÀN
VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
NĂMHỌC:2023 – 2024; LỚP: 3A

Họ và tên GV: ……………………………………………………………………

1. Đặc điểm tình hình lớp

1.1. Khái quáttìnhhìnhchungcủa lớp

– Tổng số HS: 40 (nam: 23 HS; nữ: 17 HS)

– Đặc điểm chung:

  • Lớp học có 100 % học sinh học 2 buổi/ngày.
  • Đa số gia đình học sinh thuộc thành phần lao động.
  • Các em biết vâng lời, có cố gắng học tập, thực hiện khá tốt nội quy trường lớp.
  • HS yêu thích tham gia các hoạt động phong trào.
Tham khảo thêm:   Ý nghĩa 100 emoji phổ biến nhất hiện nay

1.2. Thuậnlợikhókhăntrongxâydựng lớp họcan toàn, phòng chống BLHĐ

a) Thuận lợi

– Được BGH thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp tích cực của Đoàn thanh niên và PHHS khi xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

– Nhà trường thường xuyên phối hợp với trung tâm giáo dục kĩ năng sống tổ chức các chuyên đề về an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

– Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục có lồng ghép các nội dung về an toàn, phòng chống bạo lực học đường theo từng năm.

– Cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học tương đối tốt, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục.

– 100% HS học 2 buổi/ngày nên giáo viên có nhiều thời gian gần gũi với học sinh và nắm được đặc điểm tâm lý của từng em.

– 70% phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập, có sự hợp tác phối hợp với GV trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho HS.

– Phần lớn các em chăm ngoan, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.

b) Khó khăn

– Trình độ nhận thức của các em không đồng đều, môi trường sống phức tạp đôi khi ảnh hưởng đến nhận thức và tâm lý các em.

– Một vài học sinh quá hiếu động chưa phân biệt được hành vi đúng sai, còn hành động cảm tính.

– 35% phụ huynh chưa có sự quan tâm đúng mức tới giáo dục, tâm lý của HS, giao phó hết cho GV trong việc đôn đốc và dạy bảo con, còn nuông chiều, chưa nghiêm khắc với những khuyết điểm của các em.

2. Mục tiêu xây dựng lớp họcan toàn, phòng chống bạo lực học đường

– Xây dựng được “Lớp học thân thiện, học sinh chăm ngoan” tạo môi trường học tập an toàn, cho học sinh.

– Học sinh thực hiện tốt các nguyên tắc để đảm bảo an toàn, phòng chống BLHĐ.

– Xây dựng và phát huy nét đẹp về văn hóa ứng xử giữa HS với HS, giữa HS với GV trong nhà trường, giáo dục HS biết đoàn kết yêu thương nhau.

– Góp phần hoàn thiện quy tắc ứng xử trong nhà trường.

– Nâng cao nhận thức, kĩ năng phòng chống BLHĐ cho HS.

3. Biện pháp xây dựng lớp họcan toàn, phòng chống bạo lực học đường

3.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho học sinh và cha mẹ học sinh về xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

– Hình thức: sử dụng bản tin lớp học, các kênh thông tin, mạng xã hội, các ứng dụng khác như: zalo, website của trường, Enetviet,… để tuyên truyền cho CMHS và học sinh nâng cao nhận thức về xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.

3.2. Tích hợp nội dung xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường vào các hoạt động dạy học, giáo dục các môn học/ hoạt động giáo dục

– Lồng ghép nội dung dạy giáo dục an toàn và phòng chống bạo lực học đường vào các môn học như hoạt động trải nghiệm, đạo đức, tự nhiên xã hội,…

3.3. Triển khai có hiệu quả việc xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

– Đưa nội dung triển khai vào các tiết sinh hoạt tập thể.

– Phụ huynh phối hợp cùng GV và nhà trường thông qua các buổi họp CMHS, qua các phương tiện liên lạc giữa GV và PH nhằm nhắc nhở HS có ý thức và hành vi chuẩn mực trong xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.

3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lí về bạo lực học đường trong lớp học

– Giáo viên thường xuyên quan sát những biểu hiện hành vi cụ thể của học sinh để phát hiện những dấu hiệu của bạo lực học đường trong lớp học.

4. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Đánh giá, điều chỉnh

Tháng 9

– Xây dựng quy tắc ứng xử an toàn lớp học.

– Triển khai các nội quy về lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường đến PH và HS.

– Phổ biến nội dung qua buổi họp PHHS đầu năm, qua các tiết sinh hoạt tập thể.

– Nhờ GVBM, Ban cán sự lớp nhắc nhở việc thực hiện quy tắc ứng xử an toàn lớp học đầu giờ.

– Tổ chức thi đua giữa các nhóm.

– Nhận xét việc thực hiện quy tắc ứng xử an toàn lớp học trong mỗi tiết sinh hoạt lớp.

– SP: hành vi của HS

– PPĐG: Quan sát

– CCĐG: Thang đo

– Người ĐG: GV, HS

Tháng 10+11

– Tổ chức giáo dục học sinh trong lớp chuyên đề về Thầy cô, bạn bè

– Tích hợp nội dung giáo dục an toàn và phòng chống BLHĐ vào môn HĐTN (Bài: Kính yêu thầy cô – Thân thiện với bạn bè)

– Tổ chức thi vẽ tranh, làm thiệp

– Tổ chức hoạt động sắm vai qua môn Đạo đức (Bài: Em xử lý bất hoà với bạn)

– SP: tranh vẽ; thiệp.

– PPĐG: đánh giá hồ sơ

– CCĐG: Bảng kiểm

– Người ĐG: GV, HS

– SP: cách xử lý của HS

– PPĐG: quan sát, vấn đáp

– CCĐG: Bảng kiểm

– Người ĐG: GV, HS

Tháng 12

– Đánh giá sơ bộ kết quả HKI quá trình thực hiện kế hoạch.

– GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng HS ngoan, thực hiện tốt các quy tắc an toàn và phòng chống BLHĐ trong lớp học.

– Rút ra những mặt hạn chế, đưa ra hướng khắc phục.

– SP: Bảng đánh giá nhận xét

– PPĐG: Q sát, vấn đáp

– CCĐG: Câu hỏi

– Người ĐG: GV, HS

Tháng 1+2

– Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng chống cháy nổ.

– Tổ chức GD chuyên đề về an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng chống cháy nổ qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp

– Tổ chức thi Hái hoa dân chủ

– SP: tranh cổ động, khẩu hiệu.

– PPĐG: Đánh giá hồ sơ của HS.

– CCĐG: Bảng kiểm

– Người ĐG: GV

– SP: câu trả lời của HS

– PPĐG: vấn đáp

– CCĐG: Câu hỏi

– Người ĐG: GV

Tháng 3+4

– Tổ chức GD chuyên đề về An toàn giao thông; an toàn phòng chống đuối nước.

– Tổ chức GD chuyên đề an toàn phòng chống đuối nước qua các buổi sinh hoạt lớp.

– Phối hợp công ty Honda Phát Tiến tuyên truyền giáo dục ATGT trong buổi sinh hoạt dưới cờ.

– SP: tranh cổ động, khẩu hiệu

– PPĐG: Hồ sơ học tập của HS

– CCĐG: Bảng kiểm

– Người ĐG: GV, HS

Tháng 5

– Tổng kết, đánh giá

– GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng HS thực hiện tốt các quy tắc an toàn và phòng chống bạo lực học đường trong lớp học.

– SP: Bảng đánh giá nhận xét

– PPĐG: Q sát, vấn đáp

– CCĐG: Câu hỏi

– Người ĐG: GV, HS

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 28 Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt

HIỆU TRƯỞNG

…………….., ngày ….. tháng …. năm 20..

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường lớp 4

TRƯỜNG TIỂU HỌC…………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
NĂM HỌC: 2023 – 2024 – LỚP 4

Họ và tên: ……………………………………………

1. Đặc điểm tình hình lớp

1.1. Khái quát tình hình chung của lớp

  • Tổng số HS: 22 học sinh (trong đó: 10 nam, 12 nữ)
  • HS khó khăn: 2 em thuộc diện cận nghèo, 3 em gia đình khó khăn.
  • Đặc điểm chung: Đa số các em ở gần trường.

1.2. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ

a) Thuận lợi

  • Đa số học sinh khá chăm ngoan, có tinh thần học hỏi. Được sự quan tâm của BGH nên các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp. Nhà trường cũng rất quan tâm đến công tác chủ nhiệm và chuyên môn.
  • Địa điểm trường thuận lợi cho việc học sinh đi lại và học tập; phòng học thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế để học sinh ngồi học.

b) Khó khăn:

  • Một số học sinh có nguy cơ rớt chuẩn, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập ở nhà, các em phải tự học nên dẫn đến việc học tập của các em chậm tiến bộ.
  • Trình độ học sinh chưa đồng đều, tính toán và viết bài còn chưa đúng, một vài em đọc bài tốc độ còn chậm.

2. Mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ

  • Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
  • Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn thương tích đối với học sinh lớp 4B, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau để học tập cùng tiến bộ.
  • Nhằm nắm vững các chỉ tiêu phấn đấu, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp và thực hiện có hiệu quả, góp phần hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà trường.

3. Biện pháp xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ

  • Xây dựng nội quy lớp học; lớp học “Đoàn kết- Đôi bạn cùng tiến”, góc “Thư viện xanh”.
  • Xây dựng quy tắc an toàn lớp học và phòng ngừa bạo lực học đường.
  • Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bạo lực và an toàn trường học trong các nội dung dạy học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề…
  • Thường xuyên nhắc nhở các em đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép.
  • Thường xuyên theo dõi, quan tâm, khích lệ, động viên học sinh trong từng tiết dạy, đặc biệt là học sinh còn khó khăn trong học tập.
  • Kịp thời tuyên dương những em học tốt để các em phát huy tính tích cực trong học tập.
  • Phối hợp giữa các đoàn thể để nâng cao sức mạnh về tinh thần, vật chất cho các em, động viên và tuyên truyền cho gia đình các em học sinh biết được tầm quan trọng trong việc học tập.
  • Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua zalo.

IV. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Đánh giá, điều chỉnh

Tháng 8+9

Hướng dẫn xây dựng “Nội quy lớp học và thực hiện lớp học an toàn”.

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.

– Lập danh sách HS kí cam kết nói không với BLHĐ.

– Tăng cường công tác kiểm tra của TPT Đội, GVCN

– Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.

-Phối hợp với PH việc chuyên cần học tập của HS

– SPĐG: HS có ý thức, thái độ thực hiện nội quy của lớp.

– PPĐG: Quan sát

-CCĐG 1: Phiếu quan sát

– Người đánh giá: GVCN+ HS

Tháng 10

Phát động phong trào học tập“Đôi bạn cùng tiến, các tổ cùng tiến”

– Tổ chức các tổ thi đua với nhau

– SPĐG: Sự tiến bộ của HS trong từng tiết học.

– PPĐG: Quan sát

Người đánh giá: GVCN.

Tháng 11

Tổ chức “Hội thi hái hoa dân chủ theo chủ đề phòng chống BLHĐ” nhằm tạo môi trường học tập vui vẻ, lành mạnh.

-Phối hợp với GVCN và GV bộ môn, TPT.

– SPĐG: Câu trả lời của HS.

– PPĐG: Vấn đáp

-CCĐG 3: Hệ thống câu hỏi và đáp án.

Người đánh giá: GV.

HIỆU TRƯỞNG

……….., ngày….. tháng….. năm 20…..

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

1. CCĐG 1: Phiếu quan sát

 Phiếu quan sát

2. CCĐG 3: Hệ thống câu hỏi – Đáp án

STT Tên tiêu chí Rất hay
1.
2.
3.
4.

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường lớp 5

TRƯỜNG TH…………..

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
NĂM HỌC: 2023 – 2024, LỚP 5

Họ và tên GVCN: …………………………………………

1. Đặc điểm tình hình lớp

1.1. Khái quát tình hình chung của lớp

  • Tổng số HS: …. em. Trong đó: Nam: …. em, Nữ: …. em
  • Học sinh cần hỗ trợ : … em; Trong đó:
  • Học sinh khó khăn: ….
  • Học sinh dân tộc: 0

Đặc điểm chung: Học sinh chăm ngoan, lễ phép, tích cực trong học tập; có 04 HS cần quan tâm hỗ trợ trong học tập.

1.2. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ (Bên trong và bên ngoài lớp học/nhà trường)

a) Thuận lợi

  • Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường.
  • Trường đã xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trong nhà trường.
  • Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
  • Đa số phụ huynh rất quan tâm và phối hợp với giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục con em mình.
  • Học sinh có thái độ học tập tích cực, ý thức tham gia xây dựng lớp học thân thiện, xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.
  • Địa điểm trường thuận lợi cho việc học sinh đi lại và học tập; phòng học thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế để học sinh ngồi học.
  • Giáo viên có kinh nghiệm 25 năm trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm, luôn tận tụy vì học sinh.

b) Khó khăn

  • Trình độ học sinh chưa đồng đều, tính toán và viết bài còn chưa đúng, học sinh đọc bài còn chậm.
  • Lớp còn một vài học sinh có hoàn cảnh khó khăn do cha mẹ đi làm ăn xa và mồ côi phải ở với ông bà lớn tuổi nên công tác phối hợp cùng giáo viên chưa được thường xuyên.
  • Còn một số cha mẹ học sinh chưa phối hợp tốt trong công tác giáo dục học sinh tham gia xây dựng lớp học An toàn và phòng chống bạo lực học đường.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Giới thiệu một tác phẩm truyện Những bài văn hay lớp 11

2. Mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ

  • Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
  • Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn thương tích đối với học sinh lớp 5; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học.
  • Góp phần hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà trường.

3. Nội dung hoạt động xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ (Nội dung chính)

3.1. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện “Quy tắc an toàn lớp học 5”

3.2. Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

3.3. Tổ chức “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

3.4. Vẽ tranh chủ đề “Em muốn sống an toàn”

4. Kế hoạch cụ thể

Thời gian Nội dungBiện pháp Lực lượng tham gia, phụ trách phối hợp Điều kiện thực hiện

Từ 6/9đến 30/10/2022

Xây dựng và hướng dẫn thực hiện “Quy tắc an toàn lớp học 5”

– Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng quy tắc để đảm bảo an toàn trong lớp học, thực hiện ở tiết sinh hoạt lớp, lồng ghép trong các hoạt động trải nghiệm – giáo dục.

– Lập danh sách HS kí cam kết nói không với BLHĐ.

– Tăng cường công tác kiểm tra

– Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.

-Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS

– Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, ghi vào phiếu học tập những việc mà mình đã làm để thực hiện quy tắc an toàn lớp học thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần.

– Tổ chức các nhóm HS lên ý tưởng trang trí lớp học

GVCN-HS

TPT Đội, CMHS

Giấy A3, bút, khẩu hiệu, trang web, zalo.

Phiếu quan sát

Từ 1/11đến 31/12/2022

Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

Tổ chức các tổ thi đua với nhau

(HS thảo luận nhóm, xây dựng nội dung tiểu phẩm dưới sự hỗ trợ của GVCN, PHHS. Các nhóm lên kế hoạch luyện tập, biểu diễn, HS cùng GV đánh giá; giáo dục, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học

GV-HS

GV Âm nhạc, TPT

PHHS

Quan sát

Thang đo, bảng kiểm

Từ 1/01đến 30/03/2023

Tổ chức “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

– Nói chuyện chuyên đề về chủ đề phòng chống bạo lực học đường

– Tổ chức HS thực hiện trò chơi : Rung chuông vàng – Chơi cá nhân

– GVCN và GV môn, TPT.

Câu trả lời của HS.

– Vấn đáp

Hệ thống câu hỏi và đáp án.

Từ 1/4đến 20/5/2023

Tổ chức hoạt động vẽ tranh chủ đề “ Em muốn sống an toàn”.

– Tổ chức cho các nhóm hoạt động vẽ tranh chủ đề “Em muốn sống an toàn”.

– Tổ chức triển lãm phòng tranh, HS tham quan, thuyết trình ý nghĩa bức tranh của mình cho ban giám khảo, các bạn khác cùng nghe. Ban tổ chức chấm, khen thưởng, giáo dục kỹ năng ứng phó với bạo lực ở trường, nơi công cộng

– GVCN, GV Mĩ thuật, PHHS, HS

– Giấy, bút

– Tranh ảnh, video

– Khu vực triển lãm tranh ( Bảng phụ)

– Phiếu đánh giá theo tiêu chí

GV chủ nhiệm lớp 5

2. Phiếu quan sát

Phiếu quan sát

a. Hội thi trang trí lớp an toàn, thân thiện

 Phiếu quan sát

b. Bảng tiêu chí đánh giá

STT Tên tiêu chí Phù hợp Chưa phù hợp
1. Nội dung đúng chủ đề PC BLHĐ
2. Cách diễn tự nhiên, hấp dẫn
3. Trang phục
4. Đạo cụ

c. Hệ thống câu hỏi – Đáp án

1. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần

A. có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
B. đua đòi tham gia vào các trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
C. sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
D. sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.

2. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là…

A. 111
B. 112
C. 113
D. 114

3. Hành vi đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng là hành vi

A. vi phạm quy định về phòng chống bạo lực học đường.
B. thực hiện quy định về phòng chống bạo lực học đường.
C. tuân thủ pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
D. vi phạm những chuẩn mực mà gia đình quy định.

4. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh không nên

A. nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
B. bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
C. thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
D. tham gia vào bạo lực học đường để giải quyết tranh chấp.

5. Chủ thể nào sau đây có thể can thiệp ngăn chặn bạo lực học đường?

A. Tất cả mọi người.
B. Công an.
C. Bố mẹ người gây ra bạo lực.
D. Bạn bè.

6. Trên đường đi học về em bắt gặp 1 nhóm bạn đang có hành vi dọa nạt, có ý định đánh một bạn khác cùng trường. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.
B. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.
C. Chạy nhanh về nhà để báo với bố mẹ.
D. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.

7. Nếu nhìn thấy tình trạng học sinh đánh nhau em phải làm gì?

A. Không làm gì cả, đó không phải việc của mình
B. Lấy điện thoại quay
C. Cổ vũ
D. Ngăn chặn bằng các biện pháp cần thiết phù hợp với khả năng của bản thân

8…..

Một số hình ảnh, video để HS xem và trả lời câu hỏi hay nêu thông điệp qua hình ảnh,….

d. Bảng tiêu chí đánh giá tranh của nhóm

STT Tên tiêu chí Thang điểm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6
1. Ý tưởng, bố cục 30
2. Màu sắc 25
3. Nội dung 25
4. Sáng tạo 20

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 7 Tiểu học Bài tập cuối khóa Module 7 (4 mẫu) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *