Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 THPT Bài tập cuối khóa Module 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 THPT gồm 2 mẫu, giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng, kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 6: Xây dựng văn hóa nhà trường THPT.

Bài thu hoạch Module 6 dưới đây sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích phục vụ tập huấn Chương trình GDPT 2018. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Đáp án trắc nghiệm Mô đun 6 THPT. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com để đạt kết quả như mong muốn trong khóa tập huấn Mô đun 6.

Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện – Mẫu 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO……

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày …. tháng …. năm 2024

KẾ HOẠCH
Xây dựng môi trường văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện trong giai đoạn mới

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG

– Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”.

– Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

– Thông tư số 32/2018/QĐ-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

– Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ giáo dục và Đào tạo Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở Giáo dục Mầm non, cơ sở Giáo dục Phổ thông, cơ sở Giáo dục Thường xuyên;

– Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường THCS, THPT;

– Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh Trung học phổ thông;

– Quyết định số………. của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học…… đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

– Thực hiện Kế hoạch số …./KH-SGD&ĐT ngày … tháng … năm….. của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre về việc xây dựng môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, thân thiện với sự tham gia của đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục và học sinh trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn mới, trường THPT…….. xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:

II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

– Xây dựng môi trường làm việc, học tập an toàn, thân thiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên và học sinh nhà trường phát triển toàn diện trong giai đoạn mới.

– Phát huy các nguồn lực để chăm lo đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ phát triển các giá trị chân – thiện – mỹ; kế thừa và phát huy tốt tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa ba môi trường gia đình – nhà trường – xã hội.

– Phát huy vai trò chủ thể của cá nhân trong xây dựng và phát triển đội ngũ thông qua việc tự giáo dục, rèn luyện, tham gia các phong trào thi đua, vừa hưởng thụ vừa sáng tạo các giá trị văn hóa và phát triển hài hòa với môi trường xã hội.

2. Yêu cầu

– Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức đến hành động của cán bộ, giáo viên và nhân viên và học sinh nhà trường trong xây dựng đội ngũ phát triển toàn diện.

– Tập thể nhà trường và mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tổ chức thực hiện nghiêm túc những nội dung cụ thể trong kế hoạch này, góp phần chuyển biến tốt môi trường văn hóa; khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao tại cơ sở, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường gia đình – nhà trường – xã hội.

– Nâng cao trách nhiệm, đồng hành của các cấp, các ngành trong việc phối hợp, triển khai đồng bộ; kết hợp giữa xây dựng con người với xây dựng môi trường văn hóa. Hình thành các chuẩn mực nội dung vừa phổ quát vừa cụ thể trong xây dựng và đánh giá.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, biểu dương và nhân rộng điển hình. Thường xuyên tổng hợp đánh giá và đề ra cách thức thực hiện cụ thể, phù hợp với thức tiễn và xu thế phát triển của xã hội, đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; có sự sáng tạo và đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong trường học

– Xây dựng trường học là trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện, đào tạo con người; là môi trường học tập tích cực, tự chủ; giữ gìn và phát huy truyền thống ”tôn sư trọng đạo”; đảm bảo thực chất trong dạy và học, thân thiện và an toàn trong mọi hoạt động trong và ngoài lớp học. Mỗi trường học thật sự là nơi giáo dục, rèn luyện con người về tri thức, lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; phải bố trí một phòng truyền thống, xây dựng không gian văn hóa để giáo dục lịch sử, truyền thống, ý thức công dân, tình yêu quê hương đất nước; xây dựng và thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.

Tham khảo thêm:   Quyết định 2091/QĐ-BYT Cắt giảm 1,7% biên chế công chức ngành y tế năm 2018

– Quan tâm xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” gắn với các nội dung trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toán; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh; rèn luyện kỹ năng sống; khả năng nghiên cứu khoa học; tăng cường công tác giáo dục thể chất trong nhà trường; tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh; tổ chức học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

– Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện trong nhà trường; quan tâm thực hiện hành vi ứng xử thể hiện: thầy cô giáo luôn gương mẫu trước học sinh, học sinh phải kính trọng yêu quý thầy cô; người lãnh đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, lòng vị tha, tôn trọng giáo viên, nhân viên, xây dựng được bầu không khí làm việc lành mạnh, đoàn kết trong tập thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học; ứng xử giữa các đồng nghiệp, học sinh với nhau phải tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ nhau.

– Xây dựng lực lượng học sinh có mục tiêu và thái độ học tập đúng đắn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng người lớn tuổi; yêu lao động; có ý thức và khả năng tự bảo vệ bản thân về thẩ chất lẫn tâm hồn trước những tác động tiêu cực.

– Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Ngăn chặn bạo lực học đường, các loại hình văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Xây dựng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tư tưởng biết yêu cái đẹp, lên án cái xấu.

2. Xây dựng đội ngũ viên chức phát triển toàn diện:

2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường phát triển toàn diện với các chuẩn mực chung

– Có tinh thần, tình yêu tốt đạp: tự tin, tự giác; yêu nước và yêu quê hương, yêu con người, yêu lao động và yêu thiên nhiên.

– Có ý thức tập thể: đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, vì sự phát triển của cộng đồng, tôn trọng kỷ cương; chấp hành pháp luật, quy ước của cộng đồng.

– Có đạo đức và lối sống tốt: thủy chung, khiêm tốn; trọng nghĩa, trọng tình, trọng tín; cầu thị, cầu tiến, hướng thiện; bản lĩnh, trung thực, văn minh.

– Có kỹ năng nghề nghiệp và thái độ lao động đúng đắn: lương tâm, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả.

– Có hiểu biết về giá trị sống, kỹ năng sống; có thể lực và ý thức thẩm mỹ.

– Có ý chí và khát vọng vươn lên, khắc phục khó khăn, biến thách thức thành thời cơ với tinh thần ”Đồng khởi mới”.

2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường phát triển toàn diện với các chuẩn mực trong môi trường sư phạm

– Xây dựng trường học là trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện, đào tạo con người; là môi trường học tập tích cực, tự chủ; giữ gìn và phát huy truyền thống ”tôn sư trọng đạo”, đảm bảo thực chất trong dạy và học, thân thiện và an toàn trong mọi hoạt động trong và ngoài lớp học.

– Đối với cán bộ quản lý và giáo viên: thực hiện cuộ vận động ”Dân chủ kỷ cương, tình thương trách nhiệm”, giữ gìn đạo đức nhà giáo theo Quyết định số …./20…/QĐ-BGDĐT lập mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo; làm tấm gương tốt về mọi mặt để rèn luyện, đào tạo con người có trí, lực, đạo đức và tác phong tốt. Phấn đấu rèn luyện theo Chỉ thị …-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

– Đối với học sinh: xác định mục tiêu và thái độ học tập đúng đắn, thực hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống ”tôn sư trọng đạo”, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng người lớn tuổi, biết lao động phụ giúp gia đình bằng những việc vừa sức; có ý thức và khả năng tự bảo vệ bản thân vể thể chất lẫn tâm hồn trước những tác động tiêu cực.

– Việc đánh giá kết quả thực hiện các chuẩn mực:

  • Đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: gắn với đánh giá xếp loại cán bộ đảng viên viên chức và công nhận gia đình văn hóa hàng năm.
  • Đối với học sinh: làm cơ sở cho việc xếp loại đạo đức, hạnh kiểm.

2.3 Tiếp tục triển khai thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn đã có để xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường phát triển toàn diện

2.3.1. Nội dung tiêu chí ”Người tốt, việc tốt”

– Có tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lành mạnh.

– Có tinh thần vượt khó, vươn lên trong công việc và cuộc sống.

Tham khảo thêm:   KHTN 9: Ôn tập chủ đề 10 Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 149

– Gương mẫu, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương và quy ước cộng đồng.

– Tương thân, tương ái, đoàn kết và giúp đỡ mọi người.

– Tích cực tham gia thực hiện các phong trào thi đua ở địa phương.

2.3.2. Nội dung tiêu chuẩn ”Người lớn gương mẫu”

– Người lớn có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

– Cha, mẹ, người lớn cần tôn trọng, lắng nghe ý kiến của trẻ em, gương mẫu thực hiện và hướng dẫn các quyền, bổn phận cho con em.

– Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, hạn chế mâu thuẫn dẫn đến tan vỡ gia đình.

– Người lớn không để trẻ em bị ngược đãi, không sử dụng và không để trẻ em sử dụng các văn hóa phẩm độc hại, các chất kích thích gây nghiện, không để trẻ em thất học, đi lang thang và rơi vào các tệ nạn xã hội.

2.3.3. Nội dung tiêu chuẩn ”Trẻ em chăm ngoan”

– Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những công việc vừa sức mình.

– Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường.

– Tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự nơi công cộng và an toàn giao thông, bảo vệ của công và tôn trọng tài sản của người khác.

– Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2.3.4. Đối tượng triển khai thực hiện

Triển khai phát động, tuyên truyền, vận động thực hiện trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường gắn với thực hiện nhiệm vụ được giao và phong trào ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa phương.

2.3.5. Hình thức đánh giá

Gắn với đánh giá xếp loại cán bộ, đảng viên, viên chức hàng năm và bình xét danh hiệu ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa phương. Đối với học sinh: làm cơ sở cho việc xếp loại đạo đức, hạnh kiểm.

IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Giám hiệu nhà trường căn cứ chức năng và nhiệm vụ của nhà trường xây dựng kế hoạch về việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường phát triển toàn diện trong giai đoạn mới và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, công an và cha mẹ học sinh nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường lành mạnh và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường phát triển toàn diện. Hàng năm tổ chức sơ kết, khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến đã tổ chức thực hiện có hiệu quả việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh phát triển toàn diện với các đức tính truyền thống của dân tộc và những đức tính về đạo đức của con người Bến Tre; đạo đức nhà giáo, các tiêu chí, chuẩn mực cụ thể gắn với các phong trào thi đua.

2. Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên, Ban tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Ban tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, các tổ chuyên môn, tổ công đoàn và giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung trong kế hoạch; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, cá nhân trong nhà trường và thực hiện báo cáo định kỳ đúng thời gian quy định; thực hiện lồng ghép, giới thiệu các tiêu chí, chuẩn mực cụ thể, các đức tính truyền thống của dân tộc và những đức tính của người Bến Tre trong các nội dung giảng dạy phù hợp của bộ môn giáo dục công dân, đạo đức; trong các tiết sinh hoạt ngoại khóa và các hoạt động giáo dục truyền thống của học sinh thông qua sinh hoạt Đoàn thanh niên.

3. Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện việc báo cáo kết quả 6 tháng (vào ngày 30/5), báo cáo năm (vào ngày 30/9) hàng năm về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Nơi nhận:

  • BGH;
  • Tổ chuyên môn;
  • CĐCS;
  • Đoàn TN;
  • Ban tổ chức HĐGDNGLL, GDHN;
  • Khối trường các khối chủ nhiệm;
  • Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG

Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện – Mẫu 2

SỞ GD&ĐT…….
Trường THPT……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

…., ngày …. tháng…….năm 2023

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
 LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN

Họ và tên giáo viên:………………….

Giảng dạy môn: Ngữ Văn

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

+ Căn cứ công văn…… /BGDĐT – GDTrH ngày …… của Bộ giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

+ Căn cứ Quyết định số …../QĐ – UBND ngày …… của UBND tỉnh Hưng Yên về Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học ……… đối với giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên áp dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

+Căn cứ kế hoạch số 228/SGDĐT-CTTT ngày 24 tháng 02 năm 2017 về việc đẩy mạnh môi trường văn hóa trong trường học;

+ Căn cứ kế hoạch số /KH– PNL ngày về kế hoạch nhiệm vụ năm học………… trường Trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão.

+ Tôi xây dựng Kế hoạch xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thân thiện trong nhà trường năm học ………. như sau:

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Tham khảo thêm:   Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao

1. Mục đích

– Xây dựng các giá trị văn hoá của nhà trường.

– Giáo dục HS thực hiện tốt các qui tắc ứng xử trong nhà trường.

– Giúp HS phát triển toàn diện nhân cách con người mới XHCN.

2. Yêu cầu

– Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hoá nhà trường. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, các hoạt động của các câu lạc bộ trong và ngoài nhà trường.

– Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch chiến lược, xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường.

– Tham gia công tác xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa nhà trường; tham gia công tác xây dựng hệ thống khẩu hiệu, khuôn viên nhà trường có nội dung phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh…

III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

TT

Các bước

Nội dung

Vai trò, nhiệm vụ

1

Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện.

– KH xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh của giáo viên được lồng ghép với kế hoạch môn học, kế hoạch bài dạy.

– Các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện được lồng ghép trong hoạt động giảng dạy môn học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS.

Giảng dạy bộ môn Ngữ văn.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch

2

Xây dựng mục tiêu

– Xác định được những nội dung… xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường THPT, tạo sự chuyển biến căn bản trong văn hóa ứng xử của các thành viên trong nhà trường, phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách ở HS.

– Xác định được những giá trị cốt lõi của nhà trường: Trách nhiệm, yêu thương, sáng tạo, hợp tác, kỉ luật, tôn trọng, trung thực.

– Nâng cao được nhận thức, thái độ, hành vi cho HS về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện.

Giảng dạy bộ môn Ngữ văn.

– Thực hiện

– Thực hiện

– Xây dựng và thực hiện

3

Nội dung, các hoạt động tương ứng

– Thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử của trường.

– Xây dựng cảnh quan, không gian trường lớp xanh, sạch, đẹp; xây dựng môi trường văn hóa hướng đến các giá trị cốt lõi: Trách nhiệm, yêu thương, sáng tạo, hợp tác, kỉ luật, tôn trọng, trung thực.

– Xây dựng kế hoạch bài dạy, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp nội dung VHNT lành mạnh, thân thiện

– Tìm hiểu bộ quy tắc ứng xử của trường

– Tham gia vào việc xây dựng cảnh quan, không gian trường lớp xanh, sạch, đẹp; xây dựng môi trường văn hóa hướng đến các giá trị cốt lõi: Trách nhiệm, yêu thương, sáng tạo, hợp tác, kỉ luật, tôn trọng, trung thực.

– Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch bài dạy, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp nội dung VHNT lành mạnh, thân thiện.

4

Lộ trình, điều kiện, biện pháp

1. Dài hạn

– Thời gian: Theo năm học

– Điều kiện: Nhân sự, ban tổ chức, kinh phí và phương tiện

– Biện pháp:

+ Đề ra các quy tắc văn hoá đạo đức cốt lõi của nhà trường để HS làm chuẩn và đồng thuận lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.

+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp mình, các ban ngành đoàn thể xã hội cùng xây dựng môi trường văn hoá trường học. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác xây dựng môi trường văn hoá, biểu dương khen thưởng kịp thời đối với cá nhân trong lớp có thành tích trong công tác xây dựng và thực hiện môi trường văn hoá trong trường học.

+ GV thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm phát huy tác dụng hiệu quả.

2. Trung hạn:

– Thời gian: Theo học kỳ

– Điều kiện: Con người, kinh phí, phương tiện

– Biện pháp:

+ Yêu cầu HS trong lớp thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong trường học

+ Tổ chức phong trào thi đua trong lớp;

+ Tổ chức cho HS trong lớp thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ góp phần nâng cao thể lực, giáo dục thể chất cho HS và xây dựng môi trường an toàn, thân thiện.

3. Ngắn hạn:

– Thời gian: Theo tuần

– Điều kiện: Kinh phí, phương tiện giảng dạy và học tập.

– Biện pháp:

+ Giờ học chính khoá chú ý xây dựng các Kế hoạch bài dạy theo nội dung.

+ Giờ sinh hoạt, trải nghiệm hướng nghiệp cho HS thực hiện theo các chủ đề liên quan đến việc làm thế nào để xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh, thân thiện.

GVBM trực tiếp tham gia phụ trách và lập kế hoạch.

GVBM tham gia phụ trách và lập kế hoạch.

GVBM trực tiếp tham gia phụ trách và lập kế hoạch và giảng dạy.

5

Giám sát, đánh giá

1. Phương thức giám sát, đánh giá

– Phân công cho cán bộ lớp theo dõi, giám sát các hoạt động nhắc nhở các bạn trong lớp.

– Tham khảo thông tin từ Đoàn TN để thấy được sự tiến bộ của HS sau khi tham gia các hoạt động nhằm xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thân thiện.

– Đề xuất các tổ chức trong Nhà trường khen thưởng các gương HS điển hình trong việc thực hiện tốt các hoạt động trên.

2. Kết quả đánh giá

– Dựa vào kết quả thi đua của lớp

– Dựa vào sự tiến bộ của HS trong năm học.

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 THPT Bài tập cuối khóa Module 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *