Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thơ Vịnh Tản Viên sơn Tác giả Cao Bá Quát ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Vịnh Tản Viên sơn của Cao Bá Quát thể hiện lòng tự hào về cảnh đẹp của non sông, đất nước cũng như lịch sử dân tộc.

Bài thơ Vịnh Tản Viên sơn
Bài thơ Vịnh Tản Viên sơn

Dưới đây là tài liệu giới thiệu đôi nét về  Cao Bá Quát cũng như nội dung của bài thơ, mời bạn đọc tham khảo.

Vịnh Tản Viên sơn

Phiên âm

Danh sơn sơn thượng cổ kim truyền,
Tứ vọng đoàn đoàn nhược tản viên.
Vân mại trùng tiêu tinh khả trích,
Địa dao vạn nhận thuỷ vô quyền.
Yên hà trường toả vô trần cảnh,
Tuyền thạch nhàn thê bất lão tiên.
Đường Ý đảm hàn, Cao thúc thủ.
Nguy nhiên nam cực trấn Nam thiên!

Dịch nghĩa

Từ xưa truyền đến nay núi này nổi tiếng hơn cả những núi nổi tiếng,
Nhìn từ bốn phía tròn tròn giống như cái tán dù.
Mây nhiều tầng cao tới trời có thể hái được sao,
Đất rộng muôn nhận nước không cách nào chạm đến.
Mây và ráng khoá kín không thấy được cảnh dân gian,
Suối và đá là nơi nghỉ thong dong của các tiên trẻ mãi không già.
Đường Ý Tông sợ đến tái mật Cao Biền chịu bó tay,
Sừng sững tận phương nam gìn giữ trời Nam.

Dịch thơ

Tham khảo thêm:   Tin học 7 Bài 2: Phần mềm máy tính Tin học lớp 7 trang 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Núi đây nổi tiếng tự ngàn năm,
Bốn mặt tròn xoe ngất một vòm.
Đỉnh sát từng trời sao dễ với,
Đất cao muôn bậc, nước khôn chờm.
Đá khe vui thú tiên không tuổi,
Mây ráng thường ngăn cảnh khác phàm.
Cao chịu bó tay, Đường Ý khiếp,
Phương nam chất ngất trấn trời Nam.

I. Đôi nét về Cao Bá Quát

– Cao Bá Quát (1808 – 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên.
– Người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

– Ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.

– Cao Bá Quát là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát (Thần Siêu, Thánh Quát).

– Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.

II. Giới thiệu về Vịnh Tản Viên sơn

1. Thể thơ

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú.

2. Nội dung

Bài thơ thể hiện lòng tự hào về cảnh đẹp của non sông, đất nước cũng như lịch sử dân tộc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Vịnh Tản Viên sơn Tác giả Cao Bá Quát của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Kinh tế và pháp luật 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình Giải KTPL 12 Kết nối tri thức trang 52 → 57

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *