Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thơ Tỏ lòng Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão đã khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh cũng như lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

Bài thơ Tỏ lòng
Bài thơ Tỏ lòng

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về Phạm Ngũ Lão cũng như bài thơ Tỏ lòng. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Tỏ lòng

Phiên âm:

Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

Dịch nghĩa:

Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.
Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

(Bùi Văn Nguyên)

Tham khảo thêm:   Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 17

I. Đôi nét về tác giả Phạm Ngũ Lão

– Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

– Ông là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ. Ông có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

– Tuy Phạm Ngũ Lão là một tướng võ nhưng lại thích đọc sách, ngâm thơ và được người đời ca ngợi là văn võ toàn tài.

– Tác phẩm còn lại: Tỏ lòng (Thuật hoài), Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

II. Giới thiệu về bài thơ Tỏ lòng

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Nguyên – Mông của quân đội nhà Trần. Đây là bài thơ thuộc loại thơ “nói chí tỏ lòng”. Qua bài thơ tác giả muốn bày tỏ nỗi lòng cũng như chí hướng của bản thân.

2. Thể thơ

  • Thất ngôn tứ tuyệt
  • Hình ảnh giàu sức khái quát.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Hai câu đầu: Hình ảnh của quân đội nhà Trần trong trận chiến.
  • Phần 2. Hai câu sau: Bày tỏ nỗi lòng và chí hướng của nhà thơ.

4. Nội dung

Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thể hào hùng của thời đại.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp kết bài Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ Thu hứng của Đỗ Phủ

5. Nghệ thuật

Thể thơ thất ngôn Đường luật, hình ảnh giàu sức khái quát…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Tỏ lòng Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *