Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thơ Mời trầu Tác giả Hồ Xuân Hương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Mời trầu đề cao ý thức cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ trước hủ tục hay định kiến của xã hội phong kiến.

Bài thơ Mời trầu
Bài thơ Mời trầu

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà thơ Hồ Xuân Hương, bài thơ Mời trầu. Bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây.

Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

I. Đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương

– Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.

– Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây có tên là Cố Nguyệt Đường.

– Bà từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều danh sĩ nổi tiếng (trong đó có cả Nguyễn Du).

– Cuộc đời của Hồ Xuân Hương từng trải qua nhiều cuộc tình ngang trái, thường rơi vào cảnh ngộ éo le (làm vợ lẽ).

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh viết về nghề cảnh sát, công an (5 Mẫu) Viết đoạn văn bằng tiếng Anh về nghề cảnh sát

– Các tác phẩm của bà chủ yếu bao gồm thơ Nôm và thơ chữ Hán. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay còn khoảng 40 bài thơ được tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

– Các sáng tác của bà đa phần đều viết về phụ nữ với tiếng nói thương cảm, cũng như sự khẳng định đề cao khát vọng của họ.

– Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.

– Một số bài thơ nổi tiếng như: Bánh trôi nước, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà chửa, Quả mít…

II. Giới thiệu về bài thơ Mời trầu

1. Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

2. Bố cục

  • Khai (câu 1): hình ảnh quả cau, miếng trầu
  • Thừa (câu 2): bộc bạch về tấm chân tình của tác giả
  • Chuyển (câu 3): câu nói giao duyên
  • Hợp (câu 4): gửi gắm lời nhắc nhở đừng quên tình nghĩa

3. Chủ đề

Bài thơ đề cao ý thức cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ trước hủ tục hay định kiến của xã hội phong kiến.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Mời trầu Tác giả Hồ Xuân Hương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *