Bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương được in trong tập Yao (NXB Hội Nhà văn, 2021). Tác phẩm đã thể hiện nỗi nhớ thương của tác giả với chái bếp với ngôi nhà và quê hương yêu dấu.
Tài liệu Bài thơ Chái bếp được giới thiệu đến bạn đọc nhằm cung cấp kiến thức về tác giả, tác phẩm.
Bài thơ Chái bếp
Cho tôi về chái bếp nhà tôi
Ngọn khói cong ngủ rồi chưa dậy
Mẹ đun nồi cám hai mươi năm vẫn dở
Chái bếp nằm nghe nằng nặng đêm.
Chái bếp vườn nhà cha gọi tên
Cho cánh nỏ cong hình lưỡi hái
Cho tuổi mình là hoa là trái
Chái bếp thõng mình xình xịch mưa.
Cho tôi về chái bếp của tôi
Nhà hai gian cầu tào một trái
Có thần bếp ngụ trong than củi
Có mặt người dợm nắng dợm sương.
Có tiếng cười tiếng khóc trên nôi
Có hồn người chờ thuyền về quê cũ
Chái nhà tôi bao lần vàng cọ
Nước đầu nguồn về máng rong chơi.
Cho tôi về chái bếp nhà tôi
Củi lửa non đêm đầy sương giá
Tiếng ngô giòn tiếng mẹ giòn hơn
Cho tôi về chái bếp nhà tôi…
I. Đôi nét về Lý Hữu Lương
– Tên: Lý Hữu Lương
– Sinh năm 1988 tại Yên Bái.
– Là người dân tộc Dao.
– Các tác phẩm tiêu biểu: “Người đàn bà cõng trăng trên đỉnh Cô San” (2013), trường ca “Bình nguyên đỏ” (2016) và tập bút ký “Mùa biển lặng” (2020),…
II. Giới thiệu về bài thơ Chái bếp
1. Thể thơ
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ bảy chữ.
2. Bố cục
- Phần 1. Khổ 1: hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
- Phần 2. Khổ 2, 3, 4: nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc
- Phần 3 Khổ 5: khao khát trở về nơi “chái bếp”
3. Chủ đề
Nỗi nhớ thương của tác giả với chái bếp với ngôi nhà và quê hương yêu dấu.
4. Cảm hứng chủ đạo
Nỗi nhớ, tình yêu dành cho những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Chái bếp Tác giả Lý Hữu Lương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.