Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tham luận về Bạo lực học đường (3 mẫu) Tham luận về phòng chống bạo lực học đường ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tham luận về Bạo lực học đường gồm 3 mẫu, giúp các bạn tham khảo để nhanh chóng viết bài tham luận bạo lực học đường. Từ đó, phân tích những nguyên nhân, đưa ra những giải pháp phòng ngừa bạo lực học đường.

Bạo lực học đường

Bạo lực học đường là những hành vi lăng mạ, xúc phạm, sỉ nhục bạn bè, thậm chí còn đánh nhau gây tổn hại cả về tinh thần lẫn thể xác của bạn học. Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối mà toàn xã hội quan tâm, tìm cách ngăn chặn, phòng ngừa. Vậy mời các bạn cùng theo dõi 3 bài tham khảo về bạo lực học đường trong bài viết dưới đây:

Tham luận về bạo lực học đường – Mẫu 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Giáo dục – Đào tạo ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục thì tình trạng Bạo lực học đường (BLHĐ) vẫn đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục nước ta. Hiện tượng BLHĐ không chỉ ở học sinh nam và còn có cả học sinh nữ.

Các vụ BLHĐ được học sinh quay thành clip và tung lên mạng công khai gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. BLHĐ đã trở thành mối quan tâm lo lắng của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

Thực trạng BLHĐ đối với cả học sinh nữ và có tổ chức nhóm diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng

* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLHĐ

Nguyên nhân từ bản thân học sinh

Nguyên nhân đầu tiên có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối tượng từ 12 – 17 tuổi, đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em muốn thể hiện và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo. Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động. Các em chưa định hình được lý tưởng sống cho bản thân nên rất dễ sa ngã.

Nguyên nhân từ môi trường gia đình

Con người được sinh ra, nhưng tính cách, phẩm chất, đạo đức do giáo dục mà hình thành. Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc là gia đình. Ông bà, bố mẹ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao. Do vậy, những thiếu sót trong môi trường gia đình được cho là một phần ảnh hưởng đến BLHĐ. Việc học sinh chứng kiến tình trạng người bố nghiện rượu hay say xỉn và quát mắng người khác trong gia đình “bạo lực gia đình”, lạm dụng thể chất trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp nhận, ở đây bạo lực gia đình gần như là cầu nối cho BLHĐ. Từ những cách dạy con cái bằng hình thức kỷ luật thô bạo của cha mẹ đối với đứa trẻ đã ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ và dần dần đứa trẻ ấy trở nên hung hăng hơn. Việc con cái tiếp xúc với môi trường văn hóa bạo lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, xem các phim bạo lực gây ra những tác động xấu tới nhiều học sinh, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ và học sinh, sinh viên. Việc đối mặt với trừng phạt thân thể làm gia tăng nguy cơ hành động hung hãn ở trẻ vị thành niên. Sự áp đặt của bố mẹ và phản ứng ngược của trẻ em với những cách cư xử cưỡng bức cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ ví dụ như: La hét, đánh đấm, bỏ đói, nhốt trong phòng kín… gia đình có những hạn chế thiếu các kỹ năng nhận thức xã hội ảnh hưởng tới cách dạy bảo con cái.

Nguyên nhân từ môi trường nhà trường

Tại điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định các chủ thể giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu sau: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học”. Như vậy, Luật Giáo dục quy định đối với tất cả các giáo viên, người làm công tác quản lý giáo dục. Đối với giáo viên bộ môn, trách nhiệm của họ không chỉ truyền đạt những kiến thức chuyên môn mà còn phải giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của người học, dạy chữ phải đi đôi với dạy người. Còn đối với chủ nhiệm lớp, họ phải nắm được chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt, không chỉ học mà còn là sự tu dưỡng, rèn luyện của các em học sinh.

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 Chương 2 Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8

Tuy nhiên, do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”. Mặt khác, cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã làm cho những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy, cô giáo bị suy thoái.

Nguyên nhân từ môi trường xã hội

Môi trường xã hội hay môi trường lân cận và cộng đồng khu dân cư nơi gia đình những thanh thiếu niên sinh sống cũng nhiều nguyên nhân gây ra BLHĐ. Đa số những vụ BLHĐ thường xảy ra đối với những thanh thiếu niên sống trong khu cộng đồng dân cư có môi trường sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhà cửa tồi tàn…; nhiều đối tượng nghỉ học sớm lang thang, chơi bời; nơi có nhiều tệ nạn xã hội, tỷ lệ tội phạm cao, có nhiều đối tượng nghiện hút ma tuý, cá độ bóng đá, cờ bạc, trò chơi bạo lực trên mạng”… Khi tiếp xúc với các đối tượng xấu đó nhiều lần đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động qua lại ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường…

Qua sự phân tích trên cho thấy, tình hình BLHĐ xảy ra có nhiều nguyên nhân khác nhau. Do sự phát triển thể chất tâm lý lứa tuổi dễ nhiễm tính bạo lực của học sinh, sinh viên; sự xuống cấp đạo đức; chưa được trang bị và rèn luyện kỹ năng sống; sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiều bậc làm cha làm mẹ đối với con cái; phương pháp giáo dục sai lầm của gia đình; phương pháp giáo dục, quản lý, môi trường giáo dục nhà trường; những yếu kém trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hệ thống pháp luật về vấn đề BLHĐ ở nước ta còn chưa hoàn chỉnh; tác động tiêu cực của các phương tiện thông tin giải trí hiện đại như game bạo lực, các trang web có nội dung bạo lực, các phương tiện truyền thông; ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của việc hội nhập quốc tế… tất cả những vấn đề đó đã và đang đặt ra cho toàn xã hội phải có các biện pháp hữu hiệu để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này.

* Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình BLHĐ.

Một là, đối với bản thân các em học sinh, sinh viên, cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó. Trong tập thể lớp, cần tổ chức các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập .Với những học sinh có cá tính mạnh có biểu hiện “đầu gấu”, thì phải khoanh vùng phối hợp cùng gia đình và nhà trường uốn nắn phải biết lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi cho các em đỡ nhàm chán tránh sự phân biệt đối xử. Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần sự gủi yêu thương. Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực.

Hai là, cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ của một số gia đình. Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè. Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lý, ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ. Cần có thái độ phê phán lên án những hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe, để làm gương cho người khác.

Ba là, Nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Với phương châm hành động “phòng” là chính, cùng với dạy học, nhà trường cần chú trọng coi trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh để các em có hành động đẹp và biết yêu thương nhau. nêu cao trách

Nhà trường chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan phát động phong trào quần chúng đấu tranh trực diện với các hành vi BLHĐ, bất cứ khi nào, nơi nào có hành vi BLHĐ xảy ra, các lực lượng chức năng kịp thời ngăn chặn thông báo học sinh về nhà trường, gia đình để có biện pháp giải quyết nhằm góp phần hạn chế hậu quả tác hại xảy ra.

Bốn là, Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và lực lượng Công an địa phương, các tổ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thanh niên xung kích, Đội cờ đỏ…cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy hết vai trò của mình trong phòng ngừa tình hình BLHĐ. Cần chủ động sử dụng tốt biện pháp vận động quần chúng, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động khu dân cư, khi phát hiện các mâu thuẫn cần kịp thời ngăn chặn, tránh gây hậu quả xấu.

Tham khảo thêm:   Ma trận đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2022 - 2023 Ma trận kiểm tra cuối kì 2 lớp 12 (7 Môn)

Để giải quyết vấn nạn BLHĐ ở nước ta hiện nay, cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, sự quyết tâm cao độ của toàn ngành giáo dục, của các cấp các ngành, của các lực lượng liên quan. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong phòng ngừa tình trạng BLHĐ.

Tham luận về bạo lực học đường – Mẫu 2

Những năm gần đây bạo lực học đường trở thành một trong những vấn nạn quốc gia, thu hút sự chú ý, quan tâm không chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Nhiều vụ bạo lực học đường gây xôn xao dư luận cả nước đã đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều trăn trở cho nhà quản lý giáo dục, cho thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.

Nói về vấn đề này có rất nhiều điều cần bàn bạc, xem xét, nghiên cứu như: Thế nào là bạo lực học đường? Thực trạng diễn biến của nó ra sao? Nguyên nhân chủ quan khách quan là gì? Dấu hiệu, biểu hiện như thế nào? Hậu quả để lại về tinh thần và thể xác, vật chất nghiêm trọng ra sao? Các cơ quan ban ngành cần làm gì để ngăn chặn đẩy lùi bạo lực học đường…. Không thể trả lời hết các câu hỏi trên trong một thời lượng có hạn vì vậy tôi lựa chọn đóng góp một phần nhỏ giải đáp câu hỏi: nhà trường cần làm gì để phòng chống bạo lực học đường. Tôi đưa ra một số giải pháp như sau:

I. Đối với cán bộ quản lý nhà trường – BGH

1. Xây dựng kế hoạch mời chuyên gia hoặc cử cán bộ giáo viên có kinh nghiệm đã được đi tập huấn về tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, đặc biệt là học sinh hiểu rõ hơn về bạo lực học đường: thực trạng, nguyên nhân, biểu hiện, nhất là hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường. Từ đó mọi người biết cách để ngăn chặn, phòng ngừa, không để nó xảy ra rồi mới giải quyết hậu quả.

2. Thành lập Tổ tư vấn tâm lý học đường: Ban tư vấn tâm lý cần tuyển chọn thầy cô đại diện BGH, thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ trưởng CM, giáo viên chủ nhiệm có nhiều kinh nghiệm sống, khéo léo trong cách ứng xử và thông minh, nhanh trí trong xử lý tình huống để tư vấn cho học sinh. Tổ tư vấn có sổ ghi nhật kí hàng tháng

Cần trang bị phòng tư vấn tâm lý học đường để tiếp học sinh, nếu có học sinh ngại gặp tổ tư vấn, chúng ta cần có Hòm thư thu nhận ý kiến – Học sinh ghi tên lớp, số điện thoại, nội dung cần tư vấn đề tổ tư vấn sẽ gặp (điện thoại) trợ giúp.

3.Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường lồng ghép giáo dục tâm lý, giáo dục đạo đức, giáo dục phòng tránh bạo lực học đường… vào môn học như môn Văn, giáo dục công dân, kĩ năng sống…..

4. Cho học sinh toàn trường đăng ký cam kết : Nói không với bạo lực học đường

5. Sửa chữa, lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trong và khu ngoài cổng trường.

6. Có khung hình thức kỉ luật phù hợp, thích đáng với những học sinh vi phạm bạo lực và tuyên dương khen thưởng những học sinh phát hiện, báo các thầy cô kịp thời để ngăn chặn được các vụ bạo lực học đường

II. Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp

1. Trong các buổi họp phụ huynh cần thông báo, trao đổi cho các bậc phụ huynh về tình hình nhức nhối của bạo lực học đường đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp hiện nay. Từ đó đề nghị phụ huynh quan tâm hơn, quản lý sát sao hơn thời gian, việc học, mối quan hệ bạn bè của con mình. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với phụ huynh, giáo viên bộ môn và các tổ chức để giáo dục học sinh. Với các học sinh cá biệt, học sinh chưa ngoan : giáo viên quan tâm nhiều hơn tới tâm tư, tình cảm của các em, giữ mối liên lạc thường xuyên với gia đình, phối hợp cùng gia đình giáo dục các em

2. Dựa và nội quy của nhà trường, GVCN cần xây dựng nội quy riêng của lớp một cách chi tiết, phù hợp với đặc điểm tình hình lớp mình. Tìm một em làm “nội giám”, hàng ngày mật báo các thông tin của lớp, nhất là những mâu thuẫn của các bạn để GVCN kịp thời tháo gỡ không để bùng phát thành bạo lực.

3. Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần: Tăng cường kỉ luật tích cực, nhất là các học sinh chưa ngoan. Nếu các em có mặt tốt thì cần tăng cường động viên, khích lệ, giao nhiệm vụ phù hợp để các em làm.

4. Khi phát hiện ra mâu thuẫn của học sinh hoặc các vấn đề bất thường cần kịp thời giải quyết. Nếu có băn khoăn trong cách xử lý cần báo cho BGH, Tổ tư vấn tâm lý để tìm cách giải quyết kịp thời

3. Đối với Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

1. Dùng sức mạnh tập thể để đẩy xa hiện tượng bạo lực: Họp bí thư định kì cần triển khai vấn đề bạo lực để bí thư về quán triệt lớp mình. Nếu có hiện tượng bạo lực xảy ra cả lớp cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2. Hàng tuần tăng cường kiểm tra đột xuất học sinh vi phạm nội quy: thu bắt điện thoại, các vật dụng trái phép dao, thuốc lá….. mang vào nhà trường.

3.Tăng cường thành lập các câu lạc bộ, triển khai cho các tập thể để thu hút học sinh đặc biệt các học sinh hiếu động tham gia (ví dụ như đôi bạn cùng tiến….) có khen thưởng cuối kì, cuối năm.

4. Thứ 2 hàng tuần tăng cường sinh hoạt tập thể: sân khấu hóa các tệ nạn xã hội, thi giải quyết các tình huống gây nên bạo lực học đường…Các tiết mục có sự kiểm duyệt của giáo viên chủ nhiệm, thường vụ đoàn để đảm bảo tính giáo dục và có chất lượng.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II môn Âm nhạc lớp 9 - Trường THCS Đức Ninh, Quảng Bình (Đề 5) Đề kiểm tra môn Nhạc

Là một giáo viên luôn trăn trở về trách nhiệm của người thầy, tôi đưa ra một vài giải pháp dựa trên thực tiễn của vấn đề trong các nhà trường hiện nay. Thiết nghĩ, hiện tượng bạo lực học đường rất phức tạp nhưng có thể kiểm soát được nếu như tất cả mọi người đều đồng lòng, chung sức giáo dục con em, học sinh của mình và cùng nói KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG!

Tham luận về bạo lực học đường – Mẫu 3

THAM LUẬN
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRONG HỌC ĐƯỜNG

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô và các bạn học sinh thân mến!

Trong xã hội hiện nay thì môi trường giáo dục là nền tảng để con người hoàn thiện nhân cách và phát triển tri thức của mình. Nhưng trong môi trường ấy vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề bức xúc được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận xã hội đó chính là tình trạng bạo lực học đường.

Em tên: ……. – học sinh lớp….. rất vinh dự được tham luận trong…….. hôm nay với nội dung PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRONG HỌC ĐƯỜNG.

Bạo lực học đường đang là tệ nạn gây ô nhiễm môi trường tinh khiết của chốn giảng đường. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, hiện đang xâm nhập và lan rộng ở Việt Nam. Có thể nói, bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn nghiêm trọng và là nỗi lo của toàn xã hội. Vậy, bạo lực học đường là gì? Đó là những hành động mang tính chất bạo lực xảy ra nơi trường học.

Chúng ta đang sống trong thời đại mới – thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó là sự cạnh tranh kinh tế quyết liệt, phim ảnh, sách, báo với nội dung không lành mạnh tràn ngập, tuyên truyền, cổ vũ cho lối sống thực dụng, khoái lạc, bạo lực và hận thù,… tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người xem, người chơi. Đặc biệt đối với lứa tuổi hiếu động của người học sinh đó là điều rất khó tránh khỏi. Học sinh có thể sử dụng những hành vi bạo lực ấy để giải quyết những mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè như:

Họ đã không ngần ngại lôi bạn của mình ra giữa chốn đông người để đánh đập, hành hạ, để lại trong tâm hồn nạn nhân một sự đau đớn thật ghê gớm về cả thể xác và tinh thần. Một vết thương không dễ lên da non, một nỗi đau không dễ xóa nhòa trong kí ức. Một trong tất cả các vụ bạo lực học đường đã diễn ra khi được hỏi: tại sao lại đánh bạn? chỉ đơn giản là “em thích thì đánh” hay vì những lý do “tại nó nhìn em” hoặc “tại nó chửi tên nhà em”… cũng có thể vì lý do hay mách chuyện với thầy cô, cha mẹ…. chỉ vì những lý do vậy thôi mà có thể đánh bạn mình, nhẹ thì thâm tím, nặng thì chảy máu, có khi mang thương tích nặng. Đó là những mất mát lớn về sức khỏe, sinh mạng và tiền bạc; là những tổn thương về tâm lý không dễ gì hồi phục; là nỗi đau của các bậc cha mẹ, thầy cô; là bắt bớ, tù tội; là bỏ học và lún sâu vào vòng hư hỏng, tội phạm không lối thoát…

Các bạn ơi! Chẳng có một qui định nào cho phép bạn đối xử bạo lực với bạn của mình để giải quyết những xích mích, bất đồng. Các bạn hãy nhớ không có chuyện gì không thể giải quyết bằng lời nói, không có chuyện gì đáng để chúng ta bất hòa và cũng không khi nào – chẳng ở đâu bạo lực được phép tồn tại cả vì bạo lực là điều mà pháp luật tuyệt đối nghiêm cấm.

Một số chuyên gia nước ngoài thường nhận xét về thanh niên Việt Nam như thế này: “Người Việt Nam thông minh cần cù, chịu khó. Thanh niên việt nam có kiến thức, ham học hỏi và giàu khát vọng vươn lên… Vậy thì chúng ta hãy học cách trao yêu thương để nhận lại thương yêu. Hãy học tinh thần “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”. Hãy làm thế nào để có thể dõng dạc rằng “Trường tôi không phải là trường giàu về cơ sở vật chất, nhưng chúng tôi tự hào vì chúng tôi giàu lòng nhân ái và vì trường chúng tôi không có bạo lực”. Đã đến lúc mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình, học hỏi những tấm gương của các bậc tiền bối trong xã hội hiện tại. Hãy học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với những điều chưa tốt để làm cho nó tốt hơn. Bạn cần biết: “nói dối là ăn cắp niềm tin; quay cóp là ăn cắp trí tuệ; bắt nạt là ăn cắp sự bình đẳng; thỏa hiệp với cái xấu là ăn cắp sự minh bạch tự trọng.”. Hãy nhận thức đúng ngay từ trong suy nghĩ. Vì “gieo suy nghĩ – gặt hành vi; gieo hành vi – gặt thói quen; gieo thói quen – gặt tính cách và gieo tính cách ắt gặt số phận!”.

Cuối cùng, kính chúc quí vị đại biểu, thầy cô giáo mạnh khỏe, thành đạt. Chúc các bạn học sinh năng động, học tập tốt. Em xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tham luận về Bạo lực học đường (3 mẫu) Tham luận về phòng chống bạo lực học đường của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *