Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 4 Kết nối tri thức với cuộc sống Các dạng bài tập Tác dụng làm quay của lực ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 4 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 8.

Trắc nghiệm KHTN 8 Chương 4 Kết nối tri thức tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm về Tác dụng làm quay của lực có đáp án chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức chương IV. Đồng thời hỗ trợ thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra các bạn xem thêm Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 3.

Bài tập trắc nghiệm Tác dụng làm quay của lực

BÀI 18: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC, MOMENT LỰC.

Câu 1: Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:

A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị âm.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn Tinh (2 Mẫu) Viết đoạn văn phân tích nhân vật thần thoại mà em yêu thích

Câu 2: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị:

A. bằng không.
B. luôn dương.
C. luôn âm.
D. khác không.

Câu 3: moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

A. khoảng cách giữa giá của hai lực.
B. điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
C. vị trí trục quay của vật.
D. trục quay.

Câu 4: Đơn vị của moment lực là:

A. m/s.
B. N. m.
C. kg. m.
D. N. kg.

Câu 5: Điền vào chỗ trống: “Độ lớn của moment lực . . . với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay. “

A. Tỉ lệ thuận.
B. Tỉ lệ nghich
C. Bằng
C. Không có đáp án đúng

Câu 6: Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ?

A. Làm quay vật
B. Làm vật đứng yên
C. Không tác dụng lên vật
D. Vật tịnh tiến

Câu 7: Tổng các moment lực tác dụng tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng:

A. 0
B. Thay đổi
C. Luôn dương
D. Luôn âm

Câu 8: Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2m

A. 10 N
B. 10 Nm
C. 11 N
D. 11 Mn

Câu 9: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Moment của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng

Tham khảo thêm:   Công văn 2055/BYT-KCB Hướng dẫn theo dõi sức khỏe, khám chữa bệnh hậu Covid-19

A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.

Câu 10: Chọn câu sai.

A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
C. Moment lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.

Câu 11: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là:

A. 200 N. m.
B. 200 N/m.
C. 2 N. m.
D. 2 N/m.

Câu 12: Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?

A. Giá của lực F không đi qua trục quay.
B. Giá của lực F song song với trục quay.
C. Giá của lực F đi qua trục quay.
D. Giá của lực F có phương bất kì.

Câu 13: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.

Tham khảo thêm:   TOP ứng dụng đặt đồ ăn, giao đồ ăn nhanh trên điện thoại

A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.
D. (1) song song, ngược chiều; (2) hiệu.

Câu 14: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d
= 30 cm. Moment của ngẫu lực có độ lớn bằng:

A. M = 0,6 N. m.
B. M = 600 N. m.
C. M = 6 N. m.
D. M = 60 N. m.

Câu 15: Công thức tính moment lực đối với một trục quay

A. M=F. d
B. M=F/d
C. M=d/F
D. M=2F. d

…………..

Đáp án bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức chương IV

1.A

2.D

3.C

4.B

5.A

6.A

7.A

8.D

9.A

10.B

11.C

12.A

13.A

14.C

15.A

16.C

17.B

18.D

19.A

20.B

21.C

22.C

23.A

24.A

25.B

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm Trắc nghiệm KHTN 8 Chương 4 Kết nối tri thức

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 4 Kết nối tri thức với cuộc sống Các dạng bài tập Tác dụng làm quay của lực của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *