Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập ôn hè môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 – 2024 Ôn tập hè môn Ngữ văn 7 lên lớp 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập ôn hè môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 – 2024 được biên soạn nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tự ôn tập hoặc học hè ở trên lớp. Đồng thời giúp các giáo viên có tài liệu để hướng dẫn học sinh ôn tập trong thời gian hè.

Bài tập ôn hè Ngữ văn 7 tổng hợp đầy đủ các kiến thức trọng tâm câu hỏi, bài tập được trình bày hấp dẫn, giúp các em tránh những căng thẳng, nặng nề trong quá trình ôn tập mà vẫn đảm bảo mục tiêu củng cố kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học. Qua đó tạo nền tảng vững chắc để học tốt môn Ngữ văn ở lớp 8. Bên cạnh đó các bạn xem thêm TOP 20 đề ôn hè môn Ngữ văn 7.

Bài tập ôn hè môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 – 2024

PHẦN I: PHẦN TIẾNG VIỆT

BÀI 1: TỪ GHÉP, TỪ LÁY.

I. Sơ đồ cấu tạo từ phức

Ôn tập về từ đơn, từ ghép, từ láy.

1. Từ đơn là những từ chỉ gồm một tiếng. VD: ăn, ngủ, học, bàn, ghế. Xinh, ngoan…..

2. Từ phức là những từ có hai tiếng trở lên. Từ phức được chia làm từ ghép và từ láy.

a) Từ ghép:

– Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. VD: Xe đạp, học hành, ăn mặc, xinh đẹp….

Từ ghép có 2 loại chính là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

* Từ ghép chính phụ

– Về mặt cấu tạo là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

– Về mặt ý nghĩa: từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.

+ Tiếng chính có ý nghĩa chỉ loại, tiếng phụ thu hẹp ý nghĩa của tiếng chính, làm cho từ ghép chính phụ có nghĩa chỉ loại nhỏ trong loại mà tiếng chính biểu thị.

VD: Xe đạp, xe máy, xe hơi….. là các loại nhỏ của xe.

* Từ ghép đẳng lập:

– Về cấu tạo: có các tiếng bình đẳng với nhau về (Không có tiếng chính và tiếng phụ)

– Về mặt ý nghĩa: Có tính chất hợp nghĩa, mang tính khái quát, “nói chung”. VD: sách vở chỉ sách và vở nói chung.

Do đó, từ ghép đẳng lập không thể trực tiếp kết hợp với các số từ. Không thể nói: Một sách vở.

– Nghĩa của từ ghép đẳng lập có thể là nghĩa của một tiếng trong nó (Xét ở thời điểm hiện nay), nhưng vẫn mang tính khái quát. VD: chợ búa, gà qué…. Có nghĩa chỉ chợ nói chung. Vì thế chúng cũng không dùng để nói về “chợ”, “gà” cụ thể được. Không thể nói: Hà Nội lắm chợ búa quá. Hôm nay tôi đi hai chợ búa mà không mua được rau.

* Các từ ghép chính phụ sau khi được tạo ra vẫn có thể được dùng để tiếp tục tạo ra các từ ghép chính phụ nữa. VD: máy khoan -> máy khoan đá , máy khoan tay, máy khoan điện…

* Bài tập.

BT 1: Hãy sắp xếp các từ ghép: xe máy, xe cộ, cá chép, nhà cửa, nhà máy, quần âu, cây cỏ, quần áo, xanh lè, xanh um, đỏ quạch, đỏ au, đỏ hỏn thành hai nhóm và điền vào bảng theo mẫu cho dưới đây:

Từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập

Xe máy, xe cộ, cá chép, nhà máy, quần âu, cây cỏ, xanh lè, xanh um, đỏ quạch, đỏ hỏn

Nhà cửa, quần áo, đỏ au

BT 2 Tìm 3 từ ghép mà khi sử dụng có thể chỉ cần dùng tiếng phụ là đã bao gồm nghĩa của cả tiếng chính

– Bác cân cho cháu một con chép (Chép đã bao hàm nghĩa cá chép).

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Giáo dục công dân lớp 12 Bảng B (Có đáp án) Sở GD&ĐT Nghệ An

– Đại bàng tung cánh bay (loài Chim)

– Bây giờ mận mới hỏi đào (Quả)

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?

BT 3: Nghĩa của các từ ghép: Làm ăn, ăn nói, ăn mặc, có phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại không? Đặt câu với mỗi từ?

– Công việc làm ăn dạo này thế nào? (Có nghĩa là làm)

– Con bé ấy ăn nói dễ nghe lắm. (Có nghĩa là nói)

– Cô ấy ăn mặc rất đẹp(Có nghĩa là mặc)

b) Từ láy

* Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm, có sự hòa phối về âm thanh VD: xanh xanh, long lanh, khấp khểnh…..

* Phân loại từ láy:

Từ láy toàn bộ

Từ láy bộ phận

Từ láy phụ âm đầu

Từ láy vần

– Các tiếng trong từ láy giống nhau hoàn toàn: xanh xanh, vàng vàng, xinh xinh….

– Các tiếng trong từ láy khác nhau về thanh điệu: đo đỏ, trăng trắng…

– Các tiếng trong từ láy khác nhau về âm cuối và thanh điệu: đèm đẹp (m- p); tôn tốt (n –t); khang khác (ng- c); khanh khách (nh – ch)

Các tiếng trong từ láy giống nhau phụ âm đầu: long lanh, mếu máo, xấu xa, nhẹ nhàng, bập bềnh, gập ghềnh….

Các tiếng trong từ láy giống nhau về phần vần: linh tinh, liêu xiêu, lao xao, lộn xộn….

* Bài tập:

BT 1: Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng.

Từ láy

Từ ghép

xanh xanh, xấu xa, xấu xí, máu me, tôn tốt, mơ màng

máu mủ, hoàng hôn, tốt tươi, học hỏi, học hành, mơ mộng.

BT 2 Đặt câu với mỗi từ sau:

– Trơ tráo, trơ trẽn, trơ trọi.

– nhanh nhảu, nhanh nhẹn

– Hắn có thái độ trơ tráo

– Cái bản mặt trơ trẽn không biết xấu hổ của hắn thật đáng ghét.

– Sau trận bão, mọi thứ đổ nát, trơ trọi.

– Con bé mồm miệng thật nhanh nhảu.

– Anh ấy làm việc với tác phong nhanh nhẹn.

BT 3 So sánh các từ ở cột A và các từ ở cột B. Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa chúng.

A

B

(quả) đu đủ, chôm chôm, ba ba, cào cào, châu chấu…

Đo đỏ, vàng vàng, xanh xanh…

– Các từ cho ở cột A có hình thức phối hợp âm thanh giữa các tiếng giống như các từ ở cột B, nhưng ý nghĩa của chúng không được tạo ra như các từ láy. Nghĩa của chúng (B) giống như các từ đơn.

BT 4: Điền các từ sau vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

a) dõng dạc, dong dỏng.

– Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ /…/ cao

– Thư kí /…/ cắt nghĩa.

– Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ dong dỏng cao

– Thư kí dõng dạc cắt nghĩa

b) Hùng hổ, hùng hồn, hùng hục

– Lí trưởng /…/ chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu.

– Minh có đôi mắt sáng, khuôn mặt cương nghị và giọng nói/…./

– Làm /…/

– Lí trưởng hùng hổ chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu.

– Minh có đôi mắt sáng, khuôn mặt cương nghị và giọng nói hùng hồn

– Làm hùng hục.

BÀI 2: ĐẠI TỪ

Sơ đồ tư duy Đại từ

I. Lý thuyết:

– Đại từ (yếu tố đại có nghĩa là thay thế) là những từ dùng để thay thế cho người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến hoặc dùng để hỏi.

– Đại từ không có nghĩa cố định. Nghĩa của đại từ phụ thuộc vào nghĩa của từ ngữ mà nó thay thế.

VD:

1. Hôm qua, tớ nhìn thấy một bức tranh ở nhà bạn Nam. Nó rất đẹp.

2. Hôm qua, tớ đến nhà bạn Nam. Không biết Nam đi đâu. Tớ tìm nó cả buổi chiều.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên tỉnh Phú Yên năm học 2012 - 2013 môn Sinh - Có đáp án Sở GD&ĐT Phú Yên

– Từ nó trong hai câu trên có nghĩa khác nhau. Nó trong câu (1) chỉ bức tranh, nó trong câu (2) chỉ Nam.

* Đại từ có thể dùng để trỏ hoặc để hỏi về:

  • Người, sự vật
  • Số lượng
  • Hoạt động, tính chất, sự việc.

* Đại từ xưng hô là đại từ dùng để trỏ người nói (Ngôi thứ nhất) người nghe (ngôi thứ hai) và trỏ người, sự vật được nói đến (ngôi thứ ba)

Số ít

Số nhiều

Ngôi 1

Tôi, tao, ta….

Chúng tôi….

Ngôi 2

Mày, mi, cậu..

Chúng mày, bọn mi…

Ngôi 3

Nó, hắn..

Chúng nó, họ…

Các từ xưng hô trong tiếng Việt có quy ước sử dụng chặt chẽ. Cần chú ý sử dụng từ xưng hô cho đúng để thể hiện mình là người có văn hóa, lịch sự.

II. Bài tập

BT 1 Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì?

a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, /…./ (Họ)muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

-> Họ thay thế cho “các quan chức nhà nước”

b) Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và /…/ (nó)thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn /…./ (nó)thì oai ghê lắm, vì /…/ (nó) mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.

-> Nó thay thế cho “ếch”

– Diễn đạt lại bằng cách không dùng các đại từ mà dùng các từ ngữ mà đại từ đó thay thế.

– So sánh hai cách diễn đạt để thấy việc dùng đại từ có thể rút ngắn độ dài của văn bản, đồng thời làm cho cách diễn đạt tránh được sự trùng lặp.

BT 2 Đọc đoạn hội thoại sau:

A – Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

B – Anh xin hứa. (Theo Khánh Hoài)

a) Tìm các từ dùng để xưng hô (ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai) trong đoạn hội thoại trên.

-Trong A: em trỏ ngôi thứ nhất, anh trỏ ngôi thứ hai.

– Trong B: anh trỏ ngôi thứ nhất

b) Viết lại đoạn hội thoại trên bằng cách dùng các từ xưng hô chân thực. Nhận xét cách diễn đạt của hai cách hội thoại. (- Tìm các đại từ chân thực trỏ ngôi thứ nhất (tao, tôi…), ngôi thứ hai (mày, mi…). Thử thay thế chúng vào chỗ các từ em, anhvà rút ra nhận xét về khả năng biểu thị tình cảm kèm theo của từng cách diễn đạt. )

BT3 Đọc câu sau:

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

a) Hãy cho biết em tôichỉ ngôi thứ mấy?

– Em tôi trỏ ngôi thứ ba.

b)Đại từ nào có thể thay thế cho em tôi? Em nx gì nếu thay em tôibằng đại từ?

– Có thể thay em tôi bằng nó, hắn. Mỗi cách dùng đều kèm theo sắc thái tình cảm khác nhau.

BT4 Qua bài tập 2 và 3, em cần rút ra kết luận gì về cách dùng các từ xưng hô trong tiếng Việt?

Mỗi từ xưng hô trong TV, ngoài chỉ ra các ngôi trong giao tiếp, còn chứa đựng các tình cảm, thái độ riêng. Do đó, cần phải biết lựa cách xưng hô cho phù hợp với tình cảm thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe và với người, sự vật… được nói đến.

BÀI 3: TỪ HÁN VIỆT

Tham khảo thêm:   Raiden Shogun trong Genshin Impact: Mọi điều bạn cần biết

I. Lý thuyết

1. Phần lớn các từ Hán Việt có từ 2 tiếng trở lên. Các tiếng dùng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là các yếu tố Hán Việt. Có rất nhiều yếu tố Hán Việt đa nghĩa hoặc đồng âm. Do đó, cần hết sức lưu ý tìm hiểu kĩ nghĩa của yếu tố Hán Việt. Có hiểu đúng nghĩa của yếu tố Hán Việt mới nắm được nghĩa của từ Hán Việt.

2. Giống như các từ thuần Việt, từ ghép Hán Việt cũng có loại từ ghép đẳng lập (VD: giang sơn, sơn hà, quốc gia…..) và các từ ghép chính phụ (VD: quốc kì, ái quốc, cường quốc….)

3. Về trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

– Có trường hợp giống với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt (yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau) VD: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa….

4. Sử dụng từ ngữ Hán Việt có tác dụng tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. Từ ngữ Hán Việt còn có tác dụng tạo sắc thái trang nhã, tránh được cảm giác thô tục, ghê sợ.

5. Nhiều từ ngữ Hán Việt có các từ ngữ thuần Việt tương đương về ý nghĩa nhưng sắc thái ý nghĩa và phạm vi sử dụng của chúng rất khác nhau. Cần lưu ý lựa chọn từ ngữ Hán Việt và từ ngữ thuần Việt đúng phạm vi giao tiếp, tránh nhầm lẫnVD:

– Tham dự buổi chiêu đãi có đại sứ và phu nhân (không dùng vợ)

– Ngoài sân trẻ em đang vui đùa (không dùng nhi đồng)

6. Khi viết, nói về các sự kiện lịch sử xa xưa, cần sử dụng các từ ngữ Hán Việt để tạo sắc thái cổ xưa cho phù hợp .

II. Bài tập:

* Bài tập 1: Sắp xếp các từ song âm Hán Việt sau theo các nhóm: Đẳng lập, Chính phụ, Phụ chính.

Nhi đồng, giảng đường khai giảng, phú quý, độc giả, phong ba, quốc lộ, ngoại quốc, chiến đấu, tái tạo, vô ích, bất hạnh, liêm khiết lưu danh, viễn thị, hội trường, hữu hiệu, lương thực, ẩm thực, ẩm thực, thương mại, tại ngoại, quảng cáo, cổ thụ, cố hương, bội thu.

Đẳng lập

Chính phụ

Phụ chính

Phú quý, chiến đấu, liêm khiết, lương thực, thương mại,

phong ba, nhi đồng, ẩm thực.

Khai giảng, bất hạnh, lưu danh, hữu hiệu, tại ngoại, vô ích

Giảng đường, quốc lộ, ngoại quốc, viễn thị, hội trường, cố hương, bội thu, phụ chính, tái tạo, quảng cáo, cổ thụ

* Bài tập 2: Giải nghĩa các thành ngữ Hán Việt sau:

– Đơn thương độc mã : Một giáo một ngựa, một mình cô độc.

– Hữu danh vô thực: Có danh nhưng không có thực chất, có tiếng không có miếng.

– Đồng cam cộng khổ: Cùng chia ngọt xẻ bùi, cùng chung chịu đắng cay.

– Đa mưu túc trí: Lắm mưu nhiều kế

– Nhập gia tuỳ tục: Đến nhà nào thì theo phong tục nhà nấy, đến nơi nào thì theo phong tục tập quán nơi đó.

– Ôn cố tri tân: Ôn cũ biết mới, nhắc cái cũ để biết thêm cái mới.

* Bài tập 3: Tìm những từ Hán Việt tương đương với từ thuần Việt sau:

– Con đường: + Lộ, quốc lộ, đại lộ, xa lộ, tỉnh lộ

+ Đạo: độc đạo

+ Đồ: Tiền đồ

– Một mình:

+ Cô: Cô đơn, cô quả

+ Độc: đơn độc,

+ Đơn: Đơn thương độc mã.

– Vua:

+ Đế: Hoàng đế, đế vương

+ Bệ hạ, hoàng thượng, chúa (chủ), quân …

………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm bài tập ôn hè Ngữ văn 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập ôn hè môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 – 2024 Ôn tập hè môn Ngữ văn 7 lên lớp 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *