Bài tập Lịch sử – Địa lí 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận trong chương trình học từ bài 1 đến bài 28 môn Lịch sử – Địa lí 4 KNTT, giúp các em ôn tập, nắm vững kiến thức.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề cương, đề ôn tập, đề thi môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Bài tập Lịch sử – Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
Bài tập 1.1: Theo bảng số liệu trang 9 SGK, tỉnh (thành phố) có số dân đông nhất năm 2020 là
A. Hà Nội.
B. Lâm Đồng.
C. Đà Nẵng.
D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Đáp án đúng là: D
Bài tập 1.2: Theo biểu đồ trang 9 SGK, tỉnh (thành phố) có diện tích lớn nhất là
A. Hà Nội.
B. Lâm Đồng.
C. Cần Thơ.
D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1.3: Đường thẳng thể hiện một số sự kiện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 gọi là
A. bản đồ.
B. trục thời gian
C. hiện vật, tranh ảnh.
D. lược đồ.
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1.4: Ý nào không phải là hiện vật lịch sử?
A. Mũi tên đồng Cổ Loa.
B. Trống đồng Ngọc Lũ.
C. Lẫy nỏ Đông Sơn.
D. Hang Sơn Đoòng.
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về các phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
Lời giải:
Bài tập 3: Sắp xếp theo thứ tự các bước sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
Bài tập 3.1: Các bước sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian
Các bước sử dụng |
Thứ tự |
Đọc tên bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian để hy biết phương tiện thể hiện nội dung gì. |
|
Tìm các số liệu trong bảng hoặc mô tả nội dung cụ thể của biểu đồ, trục thời gian theo yêu cầu của bài học. |
|
Đọc nội dung các cột, hàng của bảng số liệu; chú giải của biểu đồ hoặc các sự kiện trên trục thời gian để biết sự sắp xếp thông tin của các đối tượng. |
Bài tập 3.2: Các bước sử dụng hiện vật, tranh ảnh
Các bước sử dụng |
Thứ tự |
Nhận xét về các đối tượng lịch sử hoặc địa lí theo yêu cầu bài học. |
|
Quan sát và mô tả những đối tượng lịch sử hoặc địa lí được giới thiệu thông qua hiện vật, tranh ảnh. |
|
Đọc tên hiện vật, tranh ảnh. |
Lời giải:
♦ Yêu cầu 3.1
Các bước sử dụng |
Thứ tự |
Đọc tên bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian để biết phương tiện thể hiện nội dung gì. |
Bước 1 |
Tìm các số liệu trong bảng hoặc mô tả nội dung cụ thể của biểu đồ, trục thời gian theo yêu cầu của bài học. |
Bước 3 |
Đọc nội dung các cột, hàng của bảng số liệu; chú giải của biểu đồ hoặc các sự kiện trên trục thời gian để biết sự sắp xếp thông tin của các đối tượng. |
Bước 2 |
♦ Yêu cầu 3.2
Các bước sử dụng |
Thứ tự |
Nhận xét về các đối tượng lịch sử hoặc địa lí theo yêu cầu bài học. |
Bước 3 |
Quan sát và mô tả những đối tượng lịch sử hoặc địa lí được giới thiệu thông qua hiện vật, tranh ảnh. |
Bước 2 |
Đọc tên hiện vật, tranh ảnh. |
Bước 1 |
Bài tập 4: Dựa vào hình 1 trang 7 SGK, hãy:
– Cho biết tên bản đồ:………………………………………………
– Kể tên hai dãy núi của nước ta:…………………………………..
– Kể tên hai quần đảo của nước ta: ………………………………..
Lời giải:
– Cho biết tên bản đồ: Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam
– Kể tên hai dãy núi của nước ta: dãy Hoàng Liên Sơn; dãy Trường Sơn
– Kể tên hai quần đảo của nước ta: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Bài tập 5: Dựa vào hình 2 trang 8 SGK, hãy điền các thông tin thích hợp vào chỗ trống.
– Tên lược đồ:
– Thời gian diễn ra khởi nghĩa:
– Địa điểm phát động khởi nghĩa:
– Địa điểm đóng đô của Hai Bà Trưng:
Lời giải:
– Tên lược đồ: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
– Thời gian diễn ra khởi nghĩa: năm 40
– Địa điểm phát động khởi nghĩa: Hát Môn (Phúc Thọ – Hà Nội)
– Địa điểm đóng đô của Hai Bà Trưng: Mê Linh (Hà Nội)
…..
BÀI 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG EM
Bài tập 1: Dựa vào hình 1 trang 14 SGK, hãy:
– Kể tên các tỉnh hoặc thành phố tiếp giáp với địa phương em.
– Kể tên biển hoặc quốc gia tiếp giáp với địa phương em (nếu có).
Lời giải:
(*) Tham khảo: địa phương Thanh Hóa
Yêu cầu số 1: Tên các tỉnh/thành phố tiếp giáp với địa phương em
– Phía Bắc giáp với các tỉnh: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình
– Phía Nam, giáp Nghệ An
– Phía Đông, giáp biển Đông
– Phía Tây, giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào.
Yêu cầu số 2: Thanh Hóa tiếp giáp với biển và nước CHDCND Lào.
Bài tập 2: Điền thông tin vào chỗ trống (…) sao cho phù hợp với đặc điểm địa hình, sông, hồ của địa phương em.
– Tỉnh hoặc thành phố …………………… có độ cao trung bình ………………… Dạng địa hình chính là ………………….
– Một số sông chảy qua địa bàn tỉnh hoặc thành phố là………………………
– Một số hồ lớn là………………………………
Lời giải:
– Tỉnh hoặc thành phố Thanh Hóa có 3 dạng địa hình chính:
+ Địa hình núi có độ cao trung bình 600-700m, độ dốc trên 250; ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1560m) ở hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1291m) ở tả ngạn sông Chu.
+ Địa hình trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc 12 – 200, chủ yếu là các dạng đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Dạng địa hình này rất đặc biệt, chỉ nhấp nhô lượn sóng và rất thoải.
+ Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 200 – 300m
– Một số sông chảy qua địa bàn tỉnh hoặc thành phố là: sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Hoạt…
– Một số hồ lớn là: hồ Yên Mỹ, hồ Cửa Đạt,…
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ tài liệu!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập Lịch sử – Địa lí 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Ôn tập Lịch sử – Địa lí 4 Kết nối tri thức (Bài 1 – 28) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.