Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Hóa học THPT Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 THPT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Hóa học THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 9. Với nội dung bài dạy Sulfur – Hóa học 10, thời lượng 1 tiết.

Qua đó, sẽ giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh THPT. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm bài tập cuối khóa môn Lịch sử – Địa lí, Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 THPT.

Sản phẩm cuối khóa Module 9 môn Hóa học THPT

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MODULE 9
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: SULFUR
Môn học: Hóa Học – Lớp: 10
Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực hóa học

1.1.1. Nhận thức hóa học

  • Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur.
  • Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản và ứng dụng của sulfur đơn chất.

1.1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học

  • Thực hiện được (hoặc quan sát video và nêu được cách tiến hành và mô tả hiện tượng) thí nghiệm của sulfur với oxygen, iron.

1.1.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

  • Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số vấn đề trong học tập và thực tiễn liên quan đến sulfur.
  • Vận dụng kiến thức tổng hợp để giải thích các ứng dụng của sulfur trong cuộc sống.
  • Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng sulfur trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường

1.2. Năng lực chung

1.2.1. Năng lực tự chủ và tự học

  • Luôn chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.

1.2.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác

  • Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.
  • Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
  • Học sinh trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.
Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí? Soạn Địa 6 trang 111 sách Chân trời sáng tạo

1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

  • Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

2. Về phẩm chất:

  • Nhân ái: Hoạt động nhóm hiệu quả, giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập.
  • Trung thực: trong quá trình làm thí nghiệm (viết và trình bày đúng với kết quả thực nghiệm).
  • Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Có trách nhiệm với môi trường sống trong việc thực hiện thí nghiệm lượng nhỏ tiết kiệm hoá chất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Dụng cụ và hóa chất:

+ Thí nghiệm đốt sulfur trong oxygen.

Bình tam giác đã thu đầy khí oxygene (1 bình), muôi sắt (1 cái), đèn cồn (1 cái), muỗng thủy tinh (1 cái), cốc thủy tinh (1 cái), bột sulfur.

– Học liệu điện tử: Bài giảng điện tử Powerpoint

  • Phim thí nghiệm iron với sulfur; phim khai thác sulfur trên Youtube
  • Hình ảnh liên quan.
  • Bài tập thảo luận nhóm được giao trên Padlet
  • Bài tập luyện tập được giao thêm tại Quizziz thông qua trò chơi

– Các phiếu học tập (xem phụ lục).

– Phiếu đánh giá (xem phụ lục).

– Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động 4: tìm tòi, mở rộng (xem phụ lục).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động (Thời gian: 7 phút)

1. Mục tiêu:

  • Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học.
  • Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur.
  • Biết được sulfur được khai thác ở đâu.
  • Dự đoán được tính chất hóa học của sulfur dựa vào sự cháy.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Nghị luận văn học Anh hùng tiếng đã gọi rằng Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

2. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi sau thông qua kĩ thuật “tia chớp”

Câu 1: Trạng thái tự nhiên của sulfur?

Câu 2: Khai thác sulfur ở đâu?

Câu 3: Dự đoán tính chất hóa học của sulfur?

Câu 4: Ứng dụng của sulfur mà em biết?

3. Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của học sinh:

– Nội dung trong đoạn phim cho biết: sulfur là chất bột màu vàng, khai thác sulfur ở các mỏ quặng, sulfur cháy cho ngọn lửa màu xanh, độc, sulfur nóng chảy…

4. Tổ chức thực hiện: Sử dụng

+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan.

+ Kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật phân tích video.

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

+ Cho học sinh xem một đoạn phim: Hành trình khám phá: Khai thác sulfur trong lòng núi lửa.

+ Học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm cho biết những gì mà mình quan sát được, giải thích.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh hoạt động cá nhân cho biết những gì mà mình quan sát được, giải thích.

+ Giáo viên quan sát, giúp đỡ, gợi ý học sinh nếu cần.

– Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

+ Học sinh trả lời, học sinh còn lại nhận xét.

+ Trả lời các ý:

Sulfua là chất bột màu vàng, khai thác sulfur ở các mỏ quặng, sulfur cháy cho ngọn lửa màu xanh…

– Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá thông qua quan sát, vấn đáp.

+ HS có thể sẽ không trả lời, giải thích được hết. Vì là HĐ tạo tình huống nên GV không chốt kiến thức, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (Thời gian: 30 phút)

Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí (Thời gian: 15 phút)

1. Mục tiêu:

  • Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí của sulfur đơn chất.
  • Năng lực tự chủ, tự học: tìm hiểu SGK, kết hợp các kiến thức đã biết để hoàn thành phần kiến thức trên và xác định được vị trí của sulfur trong BTH.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập.
Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội - Lần 1 Đề thi thử môn Sinh năm 2018 có đáp án

2. Nội dung: Phiếu học tập được giao qua hệ thống Padlet để các nhóm nhận và thảo luận trước trên Padlet

PHIẾU HỌC TẬP

I – Vị trí, cấu hình electron nguyên tử:

– Cấu hình electron: …………………….

– Vị trí: ………………………..

– Lớp ngoài cùng …………………

II – Tính chất vật lí:

– ………………………….

– Có ……….. dạng thù hình: ………………………..

III – Tính chất hóa học: S có số oxi hóa: ………………..

→ sulfur …………………………………….

3. Sản phẩm:

– HS hoàn thành phiếu học tập về phần cấu hình electron, vị trí trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí của sulfur.

PHIẾU HỌC TẬP

I – Vị trí, cấu hình electron nguyên tử:

– Cấu hình electron: 16S: 1s22s22p63s23p4 hay [Ne]3s23p4

– Ô số 16, nhóm VIA, chu kì 3.

– Lớp ngoài cùng có 6 e.

II – Tính chất vật lí:

– Chất rắn, màu vàng.

– Có 2 dạng thù hình: S đơn tà và S tà phương.

III – Tính chất hóa học: S có số oxi hóa: -2, 0, +4, +6

→ sulfur vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

4. Tổ thức thực hiện:

  • Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, kĩ thuật mảnh ghép.

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
  • GV yêu cầu nhóm trưởng chia nhóm mình thành 3 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm nhỏ phân tích sâu 1 vấn đề mà GV yêu cầu trong phiếu học tập.

>> Tải file để xem đầy đủ nội dung Sản phẩm cuối khóa module 9 môn Hóa học THPT

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Hóa học THPT Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 THPT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *