Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Giáo dục thể chất Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Giáo dục thể chất giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn Module 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học – GDPT 2018.

Với nội dung kế hoạch bài dạy Động tác chân và động tác lườn – Chủ đề 2: Bài thể dục môn Giáo dục thể chất lớp 2. Qua đó, sẽ giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 Tiểu học các môn.

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Giáo dục thể chất

XÂY DỰNG CÁC HỌC LIỆU SỐ
PHỤC VỤ CHO MỘT HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GDTC CÓ ỨNG DỤNG CNTT Ở CẤP TIỂU HỌC

MÔ TẢ CÁCH SỬ DỤNG HỌC LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Học liệu số

TT

Học liệu

Định dạng

Yêu cầu kĩ thuật

1

Văn bản

PPT, DOCX

Powerpoint Hoạt động hình thành kiến thức. ( PPTx). KHBD (Docx)

(xây dựng kế hoạch theo cv 3969 và xây dựng kế hoạch kịch bản tiến trình dạy học Powerpoint)

2

Ảnh

JPG

Ảnh chụp màn hình SGK GDTC 2 bộ sách cánh diều.

3

Video

MP4

Video động tác chân và động tác lườn bài thể dục: (Tự quay kết hợp hình ảnh và phân tích động tác)

Sử dụng trong Slide 2 hoặc phần( 2.2)

4

File nhạc

Mp3

Bài hát Em yêu trường em và bài hát Mẹ yêu (Internet – Nhạc của tui.com)

2. Bảng mô tả

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Hỗ trợ dạy học trực tuyến)

CHỦ ĐỀ 2: BÀI THỂ DỤC

BÀI 2: ĐỘNG TÁC CHÂN VÀ ĐỘNG TÁC LƯỜN

Môn Giáo Dục Thể Chất – Lớp 2A

(Thời lượng: 1 tiết )

I. MỤC TIÊU ( YÊU CẦU CẦN ĐẠT):

1. Năng lực

– Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết vệ sinh sân bãi, vệ sinh cá nhân trước và sau khi tập luyện. Biết vận dụng kiến thức về dinh dưỡng trong tập luyện TDTT.

– Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình và tranh, ảnh, video.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết phối hợp, phân công nhiệm vụ trong tập luyện.

– Thực hiện được động tác Chân và động tác lườn, nhận biết được thứ tự và nêu được tên động tác Chân và động tác lườn, biết tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát hình ảnh, video.

– Hoàn thành lượng vận động bài tập theo yêu cầu của giáo viên. biết vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.

– Tự giác, tích cực khắc phục khó khăn trong tập luyện và biết nhận xét đánh giá kết quả học tập của bản thân.

2. Phẩm chất

– Trung thực: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của gv. Báo cáo trung thực việc tập luyện.

– Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ tập luyện gv giao, hoàn thành nhiệm vụ vận động của bài.

– Chăm chỉ: Tích cực tập luyện các bài tập trong và ngoài giờ học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

– Điện thoại thông minh (học sinh chuẩn bị) hoặc máy tính + Máy chiếu (GV)

– Tranh động tác Chân và động tác Lườn bài thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a) Mục tiêu:

– Mô tả được cách thức thực hiện, thực hiện nhận biết được động tác Vươn thở và tay bài thể dục.

– Biết cách thức thực hiện Động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục về biên độ, phương hướng, nhịp điệu.

b) Nội dung:

– Thực hiện động tác vươn thở và tay bài thể dục.

– Quan sát video tranh, SGK, động tác Chân và động tác lườn của bài thể dục.

c) Sản phẩm:

– (SP2) Biết cách thực hiện động tác Chân và lườn của bài thể dục.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động Cách thực hiện Công cụ Học liệu kèm theo
Hoạt động của GV Hoạt động của HS (dự kiến)

Mở đầu:

1. Nhận lớp:

– Tiếp nhận tình hình của lớp.

– Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

2. Khởi động:

“Nhún nhảy theo giai điệu bài hát “Thể dục buổi sáng”

+ Cách thực hiện:

* Lượt 1:

Động tác 1: Khép chân, 2 tay chống hông, nâng, hạ gót theo nhịp nhạc (nhạc dạo)

Động tác 2: Như động tác 1, thực hiện động tác hít vào, thở ra, chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

Động tác 3: Hai tay đưa từ dưới lên cao chếch hình chữ V, 2 chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

Động tác 4: Từ vị trí trên cao, hạ vòng xuống dưới vắt chéo trước ngực. chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

Động tác 5: Từ vị trí vắt chéo, đưa 2 tay ra trước, bàn tay sấp, chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

* Lượt 2:

Động tác 1: Chân bước tại chỗ , 2 tay co tự nhiên đánh từ sau ra trước (và ngược lại) theo nhịp nhạc

Động tác 2: Như động tác 1, thực hiện động tác hít vào, thở ra, chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc

Động tác 3: Hai tay đưa từ dưới lên cao chếch hình chữ V, 2 chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc

Động tác 4: Từ vị trí trên cao, hạ vòng xuống dưới vắt chéo trước ngực. chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc

Động tác 5: Từ vị trí vắt chéo, đưa 2 tay ra trước, bàn tay sấp, chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc.

– Chào các em học sinh, Cô (cô) tên là …………..– GV trường TH……………. Do dịch covid nên chúng ta không đến trường được, hôm nay Cô sẽ cùng các em học một giờ học GDTC trực tuyến nhé, các em có thích không? Cô hy vọng chúng ta sẽ có một giờ học vui vẻ và khỏe khoắn.

– Các hoạt động chính của giờ học hôm nay bao gồm: Khởi động, làm quen với các vận động của tay, trò chơi rèn luyện sự khéo léo và bài tập thể lực trong giờ học.

– Đầu tiên sẽ là phần khởi động

+ Bài khởi động hôm nay cô trò mình sẽ thực hiện các động tác qua bài hát “Thể dục buổi sáng”, Link: https://www.youtube.com/watch?v=xPhO6aKf4Sg

+ Cô mời 2 bạn lên tập cùng cô, các em còn lại vừa nghe nhạc, quan sát cô và tập theo nhé. Các em đã sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu nào (Bật nhạc)

– Tổ chức cho HS khởi động: GV thực hiện bài nhảy cùng học sinh.

– Lắng nghe

– Lắng nghe, quan sát

– Lắng nghe, quan sát

– HS thực hiện cùng GV.

+ Trình chiếu slide.

+ Phát nhạc.

– Chuẩn bị Slide gồm các tiêu đề:

+ Khởi động

+ Vận động của tay

+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo

+ Bài tập vận động rèn luyện thể lực

– Nhạc bài hát “Tập thể dục buổi sáng”

Hình thành kiến thức:

1. Giới thiệu động tác mới

– Vận động của tay: Tay lên cao; Tay dang ngang; Tay ra trước.

+ Cách thực hiện:

Tư thế chuẩn bị (TTCB): Đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng

* Tay lên cao: Chân trái bước sang ngang, tay đưa từ dưới lên cao, thẳng, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi

* Tay dang ngang: hai tay đưa từ dưới sang ngang, cánh tay thẳng, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng trước

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi

* Tay ra trước: Tay đưa từ dưới lên cao, ra trước, tay thẳng.

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi.

* Tay dang ngang: hai tay đưa từ dưới sang ngang, cánh tay thẳng, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng trước

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi

* Tay ra trước: Tay đưa từ dưới lên cao, ra trước, tay thẳng.

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi.

2. Hướng dẫn thực hiện:

– Vừa rồi chúng ta đã hoàn thành phần khởi động, sau đây Cô và các em sẽ làm quen với một số tư thế vận động cơ bản của Tay, bạn nào có thể cho Cô biết, chúng ta thường dùng tay để làm những việc gì nhỉ?

+ Mời 1 học sinh lên trả lời.

GV nhận xét kết luận:

+ Các hoạt động của tay bao gồm: cầm, nắm, bưng, bê, tung, ném…ví dụ: cầm bút, cầm bát, cầm đũa, tung, ném bóng trong thể thao và rất nhiều hoạt động khác.

+ Tay có vai trò quan trọng như vậy nên chúng ta phải vận động và rèn luyện để có đôi tay khỏe mạnh và khéo léo. Hôm nay Cô trò mình sẽ làm quen với một số tư thế vận động cơ bản của Tay gồm: Tay lên cao; Tay dang ngang; Tay ra trước

– Giới thiệu bằng hình ảnh

+ Sau đây Cô mời các con xem hình ảnh các Vận động của tay và các con thử bắt chước xem như nào nhé, Mời các con, chúng ta sẽ tự tập theo cảm nhận của bản thân

+ Bật hình ảnh và chờ khoảng 15s cho HS tự thực hiện

+ Vừa rồi các con đã tự tập theo cảm nhận cá nhân, bạn nào cho cô biết: các vận động này khó hay dễ?

HS trả lời dễ

+ Mời học sinh tập lại (GV hô tên động tác- học sinh thực hiện)

+ GV khen học sinh khẳng định là động tác dễ với HS, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm: Cánh tay phải thẳng ở các vận động, dang ngang thì bàn tay ngửa, ra trước thì bàn tay sấp.

– Vừa rồi chúng ta vừa tự tập rồi, giờ các bạn sẽ vừa quan sát cô làm mẫu, vừa tập theo Cô nhé, bắt đầu:

– Hô khẩu lệnh; làm mẫu; yêu cầu HS thực hiện theo

+ Khẩu lệnh:

Tay lên cao – Về tư thế chuẩn bị

Tay dang ngang – Về tư thế chuẩn bị

Tay ra trước – Về tư thế chuẩn bị

– Vừa rồi các em thực hiện theo cô, lần tiếp theo cô không làm mẫu, chỉ hô và các em nghe khẩu lệnh để tập nhé. Các em sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu nào

– GV Hô khẩu lệnh; HS thực hiện

Tay lên cao – Về tư thế chuẩn bị

Tay dang ngang – Về tư thế chuẩn bị

Tay ra trước – Về tư thế chuẩn bị.

– Lắng nghe

– HS trả lời

– Lắng nghe, ghi nhớ.

– Quan sát, hình dung động tác

– Tự khám phá thực hiện động tác.

– HS trả lời, thực hiện

– Lắng nghe, ghi nhớ

– Quan sát, hình dung động tác

– HS thực hiện

+ Trình chiếu slide.

– Tranh các vận động của tay.

Luyện tập:

1. Tổ chức luyện tập

– Tổ chức luyện tập

cá nhân.

2. Trò chơi rèn luyện phản xạ“Tín hiệu giao thông”

Cách chơi:

GV sử dụng đồng thời cả khẩu lệnh và hiệu lệnh khác nhau, yêu cầu HS thực hiện động tác đã quy định theo luật giao thông:

Tư thế chuẩn bị: 2 tay gập vuông so le trước ngực

Đèn xanh: 2 tay quay nhanh, đuổi nhau theo vòng tròn

Đèn vàng: 2 tay quay chậm lại

Đèn đỏ: 2 tay gập vuông, dừng trước ngực

* Khi có khẩu lệnh và hiệu lệnh, HS nhanh chóng thực hiện các yêu cầu theo quy định. Nếu HS nào thực hiện chưa đúng với yêu cầu hoặc thực hiện quá chậm thì tính là phạm quy.

* Lưu ý: Ngay sau khi có khẩu lệnh và hiệu lệnh thì HS phải thực hiện ngay động tác, nếu thực hiện đúng nhưng chậm thì cũng chưa đạt yêu cầu.

3. Bài tập rèn luyện thể lực “Bước nhảy Kangaroo”

Cách thực hiện:

TTCB: Đứng chụm chân, gối hơi khuỵu, 2 tay co tự nhiên trước mặt, bàn tay khum, hướng phía trước

Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, bật 2 chân cùng lúc sang bên phải, thân trên thả lỏng tự nhiên, tiếp đất bằng 2 chân, sau đó khuỵu gối lấy đà bật sang bên trái (tiếp tục như vậy đối với bật tiến và lùi)

(tốc độ bật từ chậm từng bước và chuyển nhanh dần)

– Vừa rồi chúng ta vừa tập theo hiệu lệnh của cô, bây giờ sẽ chuyển sang nội dung tự tập, các em vừa hô các khẩu lệnh và vừa tập nhé. Lưu ý cánh tay phải thẳng và tay dang ngang bàn tay ngửa, tay ra trước, bàn tay sấp.

Sẽ có 1 phút cho phần này, mời các em. Bắt đầu:

Nội dung: HS tự hô và tự tập 3 vận động cơ bản của tay.

Các em vừa thực hiện xong phần kiến thức cơ bản của bài, sau đây chúng ta sẽ tham gia chơi 1 trò chơi nhé. Cô chắc rằng các em sẽ rất thích phần này đấy

– Bạn nào cho cô biết các qui định của đèn giao thông (Xanh, đỏ, vàng) nào? Trình chiếu 3 loại đèn (HS trả lời đến đâu nhảy hình ảnh đến đó)

– gọi 1 HS xung phong lên trả lời, nhận xét, khen học sinh trả lời đúng

+ Các qui định của đèn:

Xanh: Các phương tiện được đi qua

Đỏ: Các phương tiện phải dừng lại

Vàng: Các phương tiện giảm tốc độ và chuẩn bị dừng lại

– Chúng ta sẽ cùng tham gia giao thông trên đường đến trường nhé, các em sẽ thực hiện động tác theo các tín hiệu như sau:

Tư thế chuẩn bị: 2 tay gập vuông so le trước ngực

Đèn xanh: 2 tay quay nhanh, đuổi nhau theo vòng tròn

Đèn vàng: 2 tay quay chậm lại

Đèn đỏ: 2 tay gập vuông, dừng trước ngực

– Sau đây, chúng ta sẽ chơi thử 1 lần, các em nghe hiệu lệnh của Cô và thực hiện thật nhanh theo nhé, cả lớp sẵn sàng chuẩn bị:

(GV hô 1 lượt tên các loại đèn và thực hiện mẫu để hs làm theo)

– Chúng ta vừa chơi thử, giờ bắt đầu chơi thật nào, 3-2-1- bắt đầu!

(GV hô tên các loại đèn (đảo thứ tự) và thực hiện mẫu để hs làm theo (từ chậm đến nhanh) (khoảng 1 phút)

– Vừa rồi các con đã được chơi trò chơi tìm hiểu về tín hiệu đèn giao thông, cô tin các con sẽ biết mình phải làm gì khi gặp các tín hiệu đèn này (nhưng không phải thực hiện bằng tay như hôm nay đâu nhé).

Các em thân mến, từ đầu giờ các em đã được vận động tay rồi, sau đây chúng ta sẽ làm quen với chú Kangaroo đến từ nước Úc (chiếu hình ảnh Kangaroo)

– Chú có đôi chân rất to và khỏe mạnh, các em có muốn được như vậy không? Chúng ta cùng bắt chước động tác nhảy của chú ấy nhé.

– Sau đây các em sẽ quan sát và thực hiện theo cô nào, cả lớp sẵn sàng chưa? Điệu nhảy kangaroo bắt đầu. (nhạc nền sôi động)

– Giáo viên hô, thực hiện mẫu – HS thực hiện theo (phải-trái-tiến- lùi khoảng 20 cái)

– Chúng ta vừa thực hiện lượt tập đầu tiên, các em có mệt không? Chúng ta đứng tại chỗ điều hòa hơi thở nhé

– Chúng ta tiếp tục lượt thứ 2 nào, các em chuẩn bị tư thế sẵn sàng nào: 3-2-1 bắt đầu!

– Giáo viên hô – HS thực hiện theo (phải-trái-tiến lùi khoảng 20 cái)

– Lắng nghe, ghi nhớ

– HS tự hô và tập luyện.

– Quan sát, hình dung trò chơi

– HS trả lời

– Lắng nghe, ghi nhớ.

– Quan sát, thực hiện.

– Lắng nghe, quan sát, hình dung động tác.

– Quan sát, thực hiện

– Điều hòa hơi thở

– Thực hiện.

+ Trình chiếu slide.

+ Trình chiếu slide.

– Nhạc nền

– Tranh vận động của Tay.

– Tranh đèn giao thông: Xanh, đỏ; vàng.

– Nhạc nền.

– Hình ảnh Kangaroo.

– Nhạc nền sôi động.

Vận dụng:

1. Thả lỏng:

– Thả lỏng cơ toàn thân dưới nền nhạc không lời bài: “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Cách thực hiện: (chậm, nhẹ nhàng)

* Lần 1:

+ Nhịp 1,2: 2 tay đưa từ dưới sang ngang lên cao, vươn người kiễng gót, hít thở

+ Nhịp 3,4: Hạ tay xuôi thân người, vắt chéo trước bụng, thở ra

+ Nhịp 5,6: chân trái bước sang ngang, gập thân về trước, chân thẳng, 2 tay dang ngang, bàn tay sấp + Nhịp 7,8: Thu chân trái, thu chân về TTCB.

Lần 2: như lần 1, nhịp 5,6 chân phải sang ngang.

(thực hiện bài thả lỏng với 4×8 nhịp)

2. Định hướng vận dụng, tổng kết; giao nội dung luyện tập tại nhà; xuống lớp.

– Sau đây các em sẽ tiến hành thả lỏng, các em quan sát và tập theo cô, chú ý thực hiện chậm, cố gắng hít vào, thở ra nhẹ nhàng nhé. Các em chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu nhé

– Bật nhạc – giáo viên cùng học sinh thực hiện thả lỏng trên nền nhạc.

– Hôm nay chúng ta học những vận động cơ bản nào của tay không?

– Mời 1 học sinh lên trả lời – khen ngợi HS nhớ bài

– Hôm nay chúng ta đã được học 3 vận động cơ bản của tay là: lên cao – dang ngang – ra trước. Các em có thể ôn tập các động tác này vào các buổi sáng nhé. Ngoài ra chúng ta hãy tập luyện động tác nhảy của chú Kangaroo để rèn luyện đôi chân thật khỏe mạnh

– Giờ học sau các em sẽ được làm quen với các vận động của chân, các em xem trước các vận động của chân trong sách giáo khoa và tự luyện tập trước nhé.

Giờ học hôm nay đến đây là kết thúc rồi, chào các em và hẹn gặp lại ở các tiết học sau nhé.

– Giáo viên hô: Cả lớp chú ý; Nghiêm! “Giải tán” HS hô “Khỏe!

– Lắng nghe, ghi nhớ.

– Quan sát, nghe nhạc và thực hiện.

– Lắng nghe, ghi nhớ.

– Trả lời.

– Lắng nghe, ghi nhớ

– Trả lời.

– Phát nhạc.

+ Trình chiếu slide.

– Nhạc không lời bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

– Slide Nội dung giờ học.

Tham khảo thêm:   TOP phim Hàn chuyển thể từ webtoon hay nhất

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Giáo dục thể chất Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *