Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Giáo dục công dân THCS Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 THCS ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Giáo dục công dân THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 9. Với nội dung bài dạy: Tự lập, thời lượng 2 tiết – Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo.

Qua đó, sẽ giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh THCS. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Toán, Ngữ văn, đáp án tự luận Mô đun 9 THCS.

Bài tập cuối khóa Module 9 môn GDCD THCS

BẢNG MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: TỰ LẬP
Môn: GDCD. Lớp 6
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. MỤC TIÊU.

PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất

Trách nhiệm

Tích cực, chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động, các hoạt động tập thể, hoạt động đội.

2. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.

3. Năng lực đặc thù

Nhận thức chuẩn mực hành vi

– Nêu được khái niệm tự lập;

– Liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập;

– Hiểu vì sao phải tự lập.

Đánh giá hành vi của bản thân và người khác

Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

Điều chỉnh hành vi

Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hàng ngày; hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Cuộc gọi lúc 00:00 giờ

1. Thiết bị dạy học và học liệu số

(Các thiết bị dạy học và học liệu số tương ứng, phù hợp với hoạt động học nhằm đạt mục tiêu (yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà bài dạy hướng tới)

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, loa, camera, máy chiếu
  • Học liệu số: PowerPoint, hình ảnh, video

Tên hoạt động

Mục tiêu/ yêu cầu cần đạt

Nội dung

PP, KT dạy học

Phương án ứng dụng CNTT (Hình thức dạy học, phương tiện, phần mềm, học liệu số….

Khởi động

Tạo được hứng thú với bài học.

Trả lời câu hỏi

Đàm thoại

– Máy tính, loa, camera, máy chiếu.

– PowerPoint

Khám phá

– Nêu được khái niệm tự lập;

– Liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập;

– Hiểu vì sao phải tự lập.

– Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

– Xem tranh, xem video, hoàn thành sơ đồ tư duy

Đàm thoại

– Máy tính, loa, camera, máy chiếu.

– PowerPoint

Luyện tập

Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

Hoàn thành phiếu bài tập

Đàm thoại

– Máy tính, loa, camera, máy chiếu.

– PowerPoint

Vận dụng

Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hàng ngày; hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

Lập kế hoạch

Dự án

– Máy tính, loa, camera, máy chiếu.

– PowerPoint

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Phân tích truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Dàn ý + 6 Mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 hay nhất

2. Xây dựng học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong KHBD theo phương án đề xuất

– File Power-point

– File hình ảnh

Xây dựng học liệu số

– File Mp4 https://www.youtube.com/watch?v=ENOKuc3MnCA

3. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động (YCCĐ 2): Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.

a) Mục tiêu: Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.

b) Nội dung:

  • GV tổ chức cho Hs quan sát tranh và trả lời ý kiến cá nhân về biểu hiện tính tự lập và chưa tự lập.
  • Học sinh liệt kê những biểu hiện thể hiện tính tự lập trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
  • Giới thiệu cho học sinh đoạn video một tấm gương thực tế về tự lập để học sinh cảm nhận.

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động:

  • HS phát biểu được biểu hiện tính tự lập và chưa tự lập qua các bức tranh
  • Sơ đồ tư duy liệt kê được những biểu hiện thể hiện tính tự lập trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày
  • Học sinh trình bày được suy nghĩ của bản thân qua đoạn video về biểu hiện tự lập.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh và video về một tấm gương tự lập

liệt kê những biểu hiện thể hiện tính tự lập trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày.

  • HS trả lời ý kiến cá nhân về các bức tranh thể hiện tính tự lập và chưa tự lập
  • HS tiến hành thảo luận (cặp đôi) nhóm trong thời gian 3 phút, cử đại diện để trả lời suy nghĩ của em về đoạn video và tiến hành điền vào sơ đồ tư duy.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài Bài thơ Bạn đến chơi nhà (19 mẫu) Kết bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Bước 2: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ mà GV giao

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gọi 3 HS trả lời về các bức tranh (phát biểu ý kiến cá nhân)
  • GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày sơ đồ tư duy và phát biểu suy nghĩ của em về đoạn video về tấm gương tự lập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Sau đó, GV nhận xét ý kiến, chốt lại kiến thức về biểu hiện của tính tự lập.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

e) Dự kiến tiêu chí đánh giá:

Nhiệm vụ 1: Học sinh phân biệt được hành vi tự lập và thiếu tự lập.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành sơ đồ tư duy

Tiêu chí đánh giá

Điểm

Đầy đủ chính xác nội dung yêu cầu

5

Trình bày logic, khoa học, sạch đẹp.

3

Sáng tạo

1

Hoàn thành đúng thời gian

1

Nhiệm vụ 3: Xem video và phát biểu được suy nghĩ của bản thân về biểu hiện tính tự lập.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Giáo dục công dân THCS Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *