Bạn đang xem bài viết ✅ Bài kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 5 năm 2013 – 2014, Phòng GD-ĐT Chiêm Hóa Môn: Toán, Tiếng Việt – Có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

PHÒNG GD&ĐT CHIÊM HÓA
TRƯỜNG TIỂU HỌC LINH PHÚ

Họ và tên: …………………………………………
Lớp: 5 ………………………

BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
LỚP 5 – NĂM HỌC: 2013 – 2014

MÔN: TOÁN

I. Phần 1: Trắc nghiệm khách quan. (4 điểm)

* Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

1. Giá trị của chữ số 9 trong số 379 265 là:
A. 90 B. 900 C. 9000

2. Phân số 5/6 bằng phân số nào dưới đây?

3. Sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần.

4. 3 giờ 15 phút = … phút. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
A. 180. B. 195 C. 315

5. 9 000 000 m2 = … km2. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
A. 900 B. 90 C. 9

6. Hình thoi có :
A. Hai cặp cạnh đối diện, song song và bốn cạnh bằng nhau.
B. Hai cặp cạnh đối diện, song song và hai cạnh bằng nhau.
C. Một cặp cạnh đối diện, song song và hai cạnh bằng nhau.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Đóng vai Liên kể lại truyện Hai đứa trẻ Những bài văn mẫu lớp 11

7. Hình bình hành có độ dài đáy 6 cm, chiều cao 4 cm. Diện tớch hình bình hành là:

A. 24 cm2 B. 20 cm2 C. 12cm2

8. Trung bình cộng của các số: 21; 23; 25; 27; 29 là:
A. 23 B. 25 C. 27

Phần II. Trắc nghiệm tự luận: (6 điểm).

1. Tính.

2. Tìm x.

3. Bố hơn con 30 tuổi. Tuổi con bằng 1/6 tuổi bố. Tính tuổi của mỗi người?

4. Tính giá trị biểu thức bằng cách hợp lý.

MÔN: TIẾNG VIỆT

I. Đọc hiểu. (35 phút)

* Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà vẫn chẳng nảy mầm.

Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đên trước vua, quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

Mọi người đều sững sờ về lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không? Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

Rồi vua dõng dạc nói tiếp:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

Truyện dân gian Khơ Me

* Dựa vào nội dung bài học, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Tham khảo thêm:   Thông tư 170/2015/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ căn cước công dân

Câu 1: Vì sao nhà vua lại chọn người nối ngôi.
A. Vì ông muốn truyền ngôi cho con.
B. Vì ông đã cao tuổi.
C. Vì ông không thích làm vua.

Câu 2. Nhận thóc giống về chú bé Chôm đó làm gỡ?
A. Ngâm thóc giống vào nước để cho nảy mầm.
B. Gieo luụn thúc giống xuống ruộng.
C. Dốc công chăm sóc để hạt thóc nảy mầm .

Câu 3. Tại sao thóc của chú bé Chôm không nảy mầm được?
A. Vì chú bé ngâm thóc không đúng kĩ thuật.
B. Vì thóc giống đã được nhà vua cho luộc kĩ.
C. Vì ruộng mạ của chú bé không có nước.

Câu 4. Dòng nào đánh giá đúng nhất về những người nộp thóc cho nhà vua?
A. Thiếu trung thực và thiếu lòng dũng cảm.
B. Thích quyền lực, tiền tài,địa vị.
C. Hèn nhát, sợ bị trừng phạt.

Câu 5. Nhà vua truyền ngôi cho chú bé Chôm vì:
A. Chú bé không biết nói dối.
B. Chú bé trung thực và dũng cảm.
C. Chú bé dũng cảm.

Câu 6: Trái nghĩa với từ trung thực là:
A. Trung thành.
B. Thật thà.
C. Giả dối.

Câu 7. Câu “Mọi người đều sững sờ về lời thú tội của Chôm” thuộc kiểu câu:
A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì?

Câu 8. Câu “Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua” Trạng ngữ in đậm trong câu chỉ:
A. Nơi chốn B. Thời gian C. Nguyên nhân

Tham khảo thêm:   Hợp đồng gia công

Câu 9. Từ nào dưới đây là từ láy?
A. Nô nức.
B. Mùa màng.
C. Gậy gộc.

Câu 10. Trong câu “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. ” Chủ ngữ là:
A. Con người.
B. Đức tính.
C. Trung thực.

B. Phần II: Viết chính tả. (5 điểm)

Nghe – viết bài: Vương quốc vắng nụ cười

(Viết từ Ngày xửa ngày xưa…đến trên những mái nhà)

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 5 năm 2013 – 2014, Phòng GD-ĐT Chiêm Hóa Môn: Toán, Tiếng Việt – Có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *