Bạn đang xem bài viết ✅ Bài cảm nghĩ về ngày 22/12 hay và ý nghĩa (4 mẫu) Bài viết về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 bài cảm nghĩ về ngày 22/12 giúp các bạn tham khảo, chuẩn bị thật tốt bài phát biểu cảm tưởng, cảm nghĩ của mình trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 sắp tới.

Đây là dịp đặc biệt để nhân dân cả nước cùng tri ân, dành những tình cảm tốt đẹp nhất đến với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm những lời chúc, câu hỏi về ngày 22/12. Chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Cảm nghĩ về ngày 22/12 – Mẫu 1

Ngày 22/12 hàng năm là ngày hội truyền thống của cả dân tộc, ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của Quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Sự ra đời của Quân đội ta là một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam có một Quân đội kiểu mới do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục, rèn luyện; một Quân đội của dân, do dân, vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân; chiến đấu vì độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.

“Hòa bình, độc lập, tự do” là ba từ thiêng liêng mà dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng mấy ngàn năm lịch sử gian khổ và hào hùng. Hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã lập được nhiều kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, ghi vào pho sử vàng dân tộc nhiều chiến công hiển hách. Những chiến công đó mãi là niềm tự hào của con dân đất Việt. Biết bao thế hệ cha anh đã hăng hái lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Họ bỏ lại sau lưng những người mẹ già, những người vợ trẻ và những đứa con thơ để lên đường tham gia kháng chiến. Họ mang một nỗi niềm chia li nhưng vẫn sắt đá một tinh thần quyết chiến vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Ý chí đó không ít lần đi vào những trang thơ, trang văn của biết bao nghệ sĩ yêu nước: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại – Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

Những con người kiên cường ấy đã cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình, góp máu xương để giải phóng trọn vẹn đất nước. Các anh, các chị đã mãi mãi yên nghỉ trong lòng đất mẹ để chúng ta hôm nay được sống trong độc lập tự do. Hòa bình, hạnh phúc và sự phát triển mà chúng ta đang có hôm nay là thành quả của sự hi sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ ngày hôm qua. Để báo đáp công ơn ấy và kế thừa truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, hơn ai hết chúng ta cần phải ghi sâu lời dạy năm xưa của Bác “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những người có công với tổ quốc, với nhân dân, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”…

Chúng tôi những thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên trong thời bình, chưa thực sự hiểu hết những gian khổ, hi sinh của các thế hệ đi trước. Nhưng ngày hôm nay, trong giờ phút trang nghiêm, trọng thể này, với lòng kính yêu và biết ơn vô hạn, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của Đảng, của nhân dân ta; Người anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hoá thế giới; và là người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Chúng ta bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, hiến trọn đời mình cho lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đã sinh thành, nuôi dưỡng và hiến dâng cho Tổ quốc những người con ưu tú, dũng cảm vượt lên muôn vàn mất mát thương đau, hết lòng đùm bọc, chở che, kề vai sát cánh cùng các lực lượng vũ trang đánh giặc cứu nước. Cảm ơn những người lính cụ Hồ đã luôn quan tâm ưu ái, thắp lên ngọn lửa tin yêu cho thế hệ trẻ hôm nay.

Cảm nghĩ về ngày 22/12 – Mẫu 2

“Hòa bình, độc lập, tự do” là ba từ thiêng liêng mà dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng mấy ngàn năm lịch sử gian khổ và hào hùng. Hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã lập được nhiều kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, ghi vào pho sử vàng dân tộc nhiều chiến công hiển hách. Những chiến công đó mãi là niềm tự hào của con dân đất Việt. Vì thế, Tổ quốc Việt Nam thân yêu đã ghi dấu những ngày lễ trọng đại của dân tộc. Một trong những ngày lễ trọng đại đó là ngày 22/12, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Hòa chung không khí của cả nước chào mừng ….. năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/20…) và ….. năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/20…..), tuổi trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ…………. nói riêng đang ra sức học tập tốt, công tác tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh.

Ngày 22/12 hàng năm là ngày hội truyền thống của cả dân tộc, ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của Quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Cách đây …. năm, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Sự ra đời của Quân đội ta là một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam có một Quân đội kiểu mới do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục, rèn luyện; một Quân đội của dân, do dân, vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân; chiến đấu vì độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Lễ kỷ niệm …… năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ….. năm ngày hội quốc phòng toàn dân chính là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang, hào hùng, những chiến công oanh liệt của quân đội và nhân dân ta. Bên cạnh niềm tự hào về quân đội bách chiến, bách thắng; chúng ta cũng được nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam, về những khó khăn của chiến trường ác liệt, về sự anh dũng chiến đấu, anh dũng hi sinh của những người con đất Việt kiên cường. Hiểu được sự hi sinh to lớn đó, ngày lễ trọng đại này là dịp để chúng ta tôn vinh tất cả những thế hệ cha anh đã hiến dâng cuộc đời mình cho vinh quang của dân tộc cho độc lập và tự do của Tổ quốc, một dịp để chúng ta tưởng nhớ những người đã mất và cố gắng làm tròn trách nhiệm của những người đang sống. Từ đó, chúng ta được khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, được bồi dưỡng cao hơn lòng yêu nước nồng nàn, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhưng hơn hết, trong những tình cảm cao đẹp đó là sự chất chứa một ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách để ra sức học tập, rèn luyện xây dựng một Việt Nam giàu đẹp và vững mạnh.

Tham khảo thêm:   Đạo đức lớp 4 Bài 3: Em cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn Giải Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 16, 17, 18, 19, 20

Biết bao thế hệ cha anh đã hăng hái lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Họ bỏ lại sau lưng những người mẹ già, những người vợ trẻ và những đứa con thơ để lên đường tham gia kháng chiến. Họ mang một nỗi niềm chia li nhưng vẫn sắt đá một tinh thần quyết chiến vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Ý chí đó không ít lần đi vào những trang thơ, trang văn của biết bao nghệ sĩ yêu nước: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại – Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Những con người kiên cường ấy đã cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình, góp máu xương để giải phóng trọn vẹn đất nước. Các anh, các chị đã mãi mãi yên nghỉ trong lòng đất mẹ để chúng ta hôm nay được sống trong độc lập tự do. Hòa bình, hạnh phúc và sự phát triển mà chúng ta đang có hôm nay là thành quả của sự hi sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ ngày hôm qua. Để báo đáp công ơn ấy và kế thừa truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, hơn ai hết chúng ta cần phải ghi sâu lời dạy năm xưa của Bác “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những người có công với tổ quốc, với nhân dân, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”…

Chúng ta học được trong lịch sử và qua ký ức của những người đi trước, chúng ta hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, độc lập tự do của dân tộc phải đánh đổi bằng máu xương của biết bao thế hệ. Chắc hẳn chúng ta đã từng xúc động khi đọc những trang viết sống động, những dòng nhật ký đầy chất lửa của liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm và hay bộ phim “Đừng đốt” gây xúc động mạnh mẽ bởi sự hy sinh vì lý tưởng, đấu tranh cho chân lý, cho khát vọng hòa bình của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Chất lửa truyền thống ấy đã được hun đúc qua hàng ngàn năm, đã rực sáng khi đất nước lâm nguy và nó còn được tuổi trẻ hôm nay gìn giữ và phát huy, bởi lẽ đó là kết tinh của truyền thống, của khí phách dân tộc. …….năm đã đi qua, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn ngời sáng. Bản chất “bộ đội cụ Hồ” của Quân đội nhân dân Việt Nam là những tinh hoa, khí phách của con người Việt Nam. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ với lí tưởng cao đẹp “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai” mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong tâm hồn của con người đất Việt. Đó là những tấm gương sáng ngời về tinh thần chịu đựng gian khổ, về đức hi sinh và lòng dũng cảm kiên cường còn lưu truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

Chúng tôi- những thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên trong thời bình, chưa thực sự hiểu hết những gian khổ, hi sinh của các thế hệ đi trước. Nhưng ngày hôm nay, trong giờ phút trang nghiêm, trọng thể này, với lòng kính yêu và biết ơn vô hạn, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của Đảng, của nhân dân ta; Người anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hoá thế giới; và là người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Chúng ta bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, hiến trọn đời mình cho lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đã sinh thành, nuôi dưỡng và hiến dâng cho Tổ quốc những người con ưu tú, dũng cảm vượt lên muôn vàn mất mát thương đau, hết lòng đùm bọc, chở che, kề vai sát cánh cùng các lực lượng vũ trang đánh giặc cứu nước. Cảm ơn những người lính cụ Hồ đã luôn quan tâm ưu ái, thắp lên ngọn lửa tin yêu cho thế hệ trẻ hôm nay.

Truyền thống, đạo nghĩa là những giá trị mà đoàn viên, thanh niên chúng ta không có quyền quên và phải ghi nhớ suốt đời. Đó là hành trang tư tưởng của mỗi đoàn viên, thanh niên trong học tập và rèn luyện. Noi gương các anh hùng liệt sỹ, đoàn viên, thanh niên chúng ta hôm nay phải biến truyền thống yêu nước và cách mạng trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thành bản lĩnh và ý chí Việt Nam để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. Đất nước đang trên đường đổi mới, thế hệ đoàn viên, thanh niên chúng ta hôm nay thật vinh dự là lớp người tiên phong tiếp tục trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng, xây dựng lối sống văn hóa, văn minh, không ngừng học tập, ra sức rèn đức luyện tài để kế thừa con đường xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh; để đền đáp công ơn, sự hi sinh của các thế hệ cha anh. Tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ……… nói riêng nguyện sẽ tiếp nối ngọn lửa truyền thống mà thế hệ đi trước đã thắp lên, sẽ là những anh Nguyễn Văn Thạc, bác sĩ Đặng Thùy Trâm của đất nước trong thời bình, sẽ giữ vững nền độc lập, hòa bình mà thế hệ cha anh đã mạng lại và góp phần xây dựng đất nước Việt Nam sánh ngang với cường quốc năm châu như điều Bác Hồ hằng mong ước. Đó là cách để hướng đến lý tưởng cao đẹp, hành động chân chính góp phần đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với sự hy sinh của các Anh hùng liệt sỹ và vì hạnh phúc trường tồn của dân tộc.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 8: Lesson 1 Soạn Anh 4 trang 126 Explore Our World (Cánh diều)

Cảm nghĩ về ngày 22/12 – Mẫu 3

Từ lâu khi nhắc đến Việt Nam ai ai cũng biết rằng Việt Nam là một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, nhân hậu. Dân tộc ấy đã sinh ra một quân đội anh hùng, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Đội quân ấy được gọi với cái tên thân thương là “bộ đội cụ Hồ”, được thế giới biết đến với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dựa vào sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã vượt bao khó khăn, gian khổ giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp nhiều lần để giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ ngàn đời nay rất đỗi hào hùng, nhưng cũng đầy đau thương và mất mát. Để dành được độc lập, tự do như hôm nay, không biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh.

Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền trước Cách mạng tháng 8/1945 và trong 2 cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, mãi mãi xứng danh là bộ đội cụ Hồ. Hình ảnh bộ đội cụ Hồ luôn đẹp trong cuộc đời và trong mỗi chúng ta. Đã có nhiều những vần thơ, những câu hát hay nhất, đẹp nhất, xúc động nhất viết về người lính:

Có người lính
Mùa thu ấy ra đi mái tranh nghèo
Có người lính
Mùa xuân ấy, ra đi từ ấy ko về
Dòng tên anh khắc vào đá núi
Mây ngàn hóa bóng cây tre…

Hình ảnh bộ đội cụ Hồ là những người bình dị, trang bị thô sơ, nhưng là những người kiên cường, bất khuất, được tô luyện trong khói lửa, có mặt khắp các chiến trường và đã làm nên những chiến công hiểm hách. Ở người lính, dù trong hoàn cảnh khó khăn đến bao nhiêu, dù cho bom rơi, đạn nổ nhiều đến mức nào vẫn là tinh thần lạc quan, yêu đời cao độ. Đã có biết bao tấm gương sáng ngời về tinh thần chịu đựng gian khổ, đức hi sinh và lòng dũng cảm vô bờ bến còn lưu truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

Tôi được may mắn sinh ra trong một đất nước hào hùng, tôi thật hãnh diện vì là một công dân Việt Nam. Hôm nay, bất chợt được ngồi xem lại những thước phim về cuộc chiến hào hùng năm xưa lòng tôi lại thấy thật tự hào và có chút hổ thẹn. Tự hào vì có biết bao thế hệ cha anh đã hăng hái lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ đã cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình, góp máu xương để giải phóng trọn vẹn đất nước. Các anh, các chị đã mãi mãi yên nghỉ trong lòng đất mẹ để tôi hôm nay được sống trong độc lập tự do, hòa bình và hạnh phúc. Và tôi cũng hổ thẹn với bản thân vì chưa làm được gì nhiều cho tổ quốc, và chính lúc này tôi tự hứa với lòng phải cố gắng hơn để giáo dục những học sinh của tôi biết về sự hào hùng của quân đội ta và cố gắng đào tạo ra được nhiều thế hệ học sinh có đủ tài và đức góp phần vào việc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Ngoài ra để báo đáp công ơn ấy, kế thừa truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, hơn ai hết chúng ta những người sống trong xã hội hôm nay cần phải ghi sâu lời dạy năm xưa của Bác “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những người có công với tổ quốc, với nhân dân, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”…Những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người đã có công trong chiến đấu năm xưa.

Nhân kỉ niệm ……….. năm ngày quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 trường tiểu học ………. chúng tôi đến thăm và trò chuyện cùng một người mẹ, mẹ là người đã góp một phần công sức của mình trong cuộc chiến tranh năm xưa để đem lại cuộc sống bình yên cho chúng ta hôm nay.

Cuối cùng, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trường tiểu học …………. chúc các mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng, các chú bộ đội, những bác thương binh liệt sĩ có một ngày 22/12 đầy niềm vui và hạnh phúc.

Xin trân trọng kính chào!

Cảm nghĩ về ngày Quân đội nhân dân Việt Nam

Lịch sử hàng ngày năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng, bất diệt. Để làm nên những chiến công oanh liệt đó, phải kể đến sức mạnh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã kết tinh bao vẻ đẹp của một nền văn hóa dân tộc từ bao đời hun đúc nên, đặc biệt phải nói đến truyền thống yêu nước, đó là một trong những truyền thống vô cùng quý giá, truyền thống ấy đã tạo nên bao thế hệ người Việt có một lòng yêu nước nồng nàn, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, nhân hậu. Dân tộc ấy đã sinh ra một quân đội anh hùng, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Đội quân ấy được gọi với cái tên thân thương là “bộ đội cụ Hồ”, được thế giới biết đến với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dựa vào sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã vượt bao khó khăn, gian khổ giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp nhiều lần để giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ ngàn đời nay đầy đau thương và mất mát nhưng rất đỗi hào hùng. Để dành được độc lập, tự do như hôm nay, thì đã có rất nhiều anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng hi sinh để tô thắm thêm trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Hòa cùng không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua chào mừng 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2019) và 30 năm ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2019) càng tô đậm thêm những công lao to lớn của những người chiến sĩ kiên cường bất khuất hi sinh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thân yêu.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam xem đây là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hằng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là quốc kỳ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ “Quyết thắng” màu vàng ở phía trên bên trái. Theo Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam thì Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”. Quân đội nhân dân Việt Nam thường được viết tắt là “Quân đội nhân dân” hoặc “Quân đội nhân dân Việt Nam”. Việc lấy tên là “Quân đội nhân dân” với mục đích thể hiện đây là đội quân có nguồn gốc nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc. Cùng với khẩu hiệu: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.” đã cho thấy tinh thần quyết chiến quyết đấu của những người lính, vì mục đích cao cả “quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh”, thấm đậm ý chí cao cả vẻ vang của quân đội anh hùng.

Tham khảo thêm:   Hợp đồng môi giới thương mại

Trong hơn 4000 năm lịch sử dân tộc ta đã trải qua biết bao biến cố và thăng trầm, phải đối diện với biết bao kẻ thù xâm lược. Nhưng trong bất luận hoàn cảnh nào, thì dân tộc ta vẫn dũng cảm, kiên cường đấu tranh vì nền độc lập tự do của dân tộc, vì bình yên của nhân dân. Lật lại trang sử vẻ vang của dân tộc, của quân đội nhân dân Việt Nam, biết bao thế hệ cha ông đã lên đường tham gia kháng chiến bảo vệ tổ quốc, bỏ lại sau lưng mẹ già ngày đêm đau đáu lòng ngóng trông con về mà nước mắt lệ sầu khóe mi, bỏ lại vợ con tần tảo sớm hôm mà trên mái tóc còn vương màu khói bếp, bỏ lại mảnh vườn ruộng nương một màu xanh cỏ chờ người về cấy, bỏ lại giếng nước gốc đa còn in bóng dáng xưa của người thanh niên cần cù hiếu học. Họ ra đi mà không hề quay lại, không một giọt nước mắt nặng sầu bởi lẽ Tổ quốc đang chờ mong họ, chờ mong một ngày bình yên. Họ mang trong mình một nỗi niềm chia li nhưng trong cái tinh thần sắt đá ấy là cả một tình yêu đất nước, quyết chiến vì độc lập tự do. Để rồi nhà thơ Nguyễn Đình Thi chứng kiến thấu hiểu và rung động trước những nỗi niềm của người chiến sĩ, bày tỏ sâu sắc những tâm tư của mình qua những dòng thơ trong bài “Đất nước”.

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Những người lính những người chiến sỹ trong quân đội ta ở những vùng miền khác nhau, không hề quen biết nhưng điều rất đỗi đặc biệt đã thấm sâu vào trong trái tim của họ chính là tinh thần yêu nước, tái tim và tấm lòng “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, nguyện hiến xương máu của mình cho tổ quốc được hòa bình. Núi cao vực sâu không ngăn được các bước hành quân của các anh, đói khát bệnh tật không làm các anh nhụt chí. Vũ khí hiện đại của kẻ thù không hề làm các anh hoang mang. Thơ văn kháng chiến đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ trong công cuộc kháng chiến vô cùng gian lao nhưng cũng rất dỗi lạc quan qua con mắt nhìn đời đầy mới mẻ của Tố Hữu:

Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Những người chiến sĩ đã cống hiến cả thanh xuân, cả cuộc đời mình, đổ ra biết bao nhiêu xương máu để giải phóng trọn vẹn đất nước. Họ đã nằm xuống trên mảnh đất quê hương để thế hệ chúng ta được sống trong độc lập tự do. Những gì chúng ta có được hôm nay chính là những thành quả to lớn của những người chiến sĩ cộng sản, những người anh hùng đã chiến đấu ngày hôm qua, là ước mơ to lớn muôn đời của dân tộc, là truyền thống tốt đẹp thắm mãi trên mảnh đất hình chữ S này.

Chúng ta đọc những trang sử hào hùng của dân tộc, qua lời kể của những người đi trước, hiểu rõ giá trị của hòa bình, của độc lập dân tộc phải đánh đổi bằng xương máu của biết bao con người. Phải hòa mình xuống mảnh đất này và cảm nhận, hít thật sâu để cảm nhận những tinh hoa, khí phách của con người Việt Nam. Chất lửa ấy vẫn được hun đúc mãi qua hàng ngàn năm lịch sử, rọi sáng cả một đời người về truyền thống ngàn đời của dân tộc, về ý chí sắt thép sáng mãi trong tim mỗi người, thấm đượm nét đẹp muôn màu và rực sáng mãi truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam.

Là học sinh, một người công dân được sống trong thời bình, thừa hưởng và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông xưa, của quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng ta hãy gìn giữ những truyền thống tốt đẹp cùng đạo lý uống nước nhớ nguồn. Bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, hiến trọn đời mình cho lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đã sinh thành, nuôi dưỡng và hiến dâng cho Tổ quốc những người con ưu tú, dũng cảm vượt lên muôn vàn mất mát thương đau, hết lòng đùm bọc, chở che, kề vai sát cánh cùng các lực lượng vũ trang đánh giặc cứu nước. Cảm ơn những người lính cụ Hồ đã luôn quan tâm ưu ái, thắp lên ngọn lửa tin yêu cho thế hệ trẻ hôm nay. Hướng tới chào mừng 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2019), 30 năm ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2019), là học sinh Trường THCS Nam Hồng, chúng em nguyện tiếp nối những giá trị truyền thống của quê hương, đất nước, truyền thống tốt đẹp của người chiến sỹ quân đội anh hùng, tiếp tục học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu, trở thành người công dân tốt, cống hiến tuổi trẻ và trí tuệ của mình cho sự bình yên, phát triển đi lên của đất nước Việt Nam XHCN.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài cảm nghĩ về ngày 22/12 hay và ý nghĩa (4 mẫu) Bài viết về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *