Bạn đang xem bài viết ✅ 500 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn 6 Bộ câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hy vọng rằng để có thể giúp cho các bạn học sinh có thể dễ dàng củng cố lại kiến thức Ngữ văn lớp 6. Hôm nay, Wikihoc.com xin giới thiệu đến toàn thể thầy cô và các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn lớp 6.

Tài liệu này sẽ bao gồm 500 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận được chia theo từng bài học theo chương trình Ngữ văn lớp 6. Điều này, sẽ giúp cho các bạn học sinh có thể dễ dàng ôn tập kiến thức theo từng chủ đề khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn lớp 6.

500 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn 6

Phần 1. LÍ LUẬN VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

I. Các hình thức trắc nghiệm khách quan

So với hình thức trắc nghiệm tự luận, hình thức trắc nghiệm khách quan được xem là có rất nhiều ưu điểm. Ưu điểm lớn nhất là đề kiểm tra có thể bao quát được chương trình học, mở rộng phạm vi kiểm tra, tránh tình trạng học tủ của học sinh; đồng thời việc chấm bài không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giáo viên và tiết kiệm thời gian chấm bài. Ưu điểm trên làm cho phương pháp trắc nghiệm khách quan ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các kì thi và kiểm tra.

Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan bao gồm nhiều câu hỏi. Mỗi câu hỏi có nhiều lựa chọn khác nhau, trong đó thí sinh phải lựa chọn một câu trả lời đúng hay câu trả lời tốt nhất trong số nhiều câu trả lời.

Đối với phương pháp trắc nghiệm khách quan, người ra đề thường sử dụng một số dạng câu hỏi như sau:

1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Đây là dạng câu hỏi thường được sử dụng nhất trong đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Thí sinh phải chọn một phương án trong số từ 3 đến 5 phương án mà đề đưa ra. Câu trả lời đúng gọi là đáp án, các câu còn lại gọi là mồi nhử.

Cấu tạo của câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm hai phần là phần gốc và phần lựa chọn. Khi làm bài, thí sinh cần đọc yêu cầu của phần gốc và tiến hành đánh dấu vào phần lựa chọn. Khi viết vào phần lựa chọn, thí sinh cần xem yêu cầu của đề bài là “khoanh tròn” hoặc “đánh dấu chéo” vào câu trả lời đúng. Thường thì đề trắc nghiệm nhiều lựa chọn yêu cầu hai hình thức này.

Dưới dây là ví dụ về một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:

Câu 1. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Minh Huệ.

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Quang Dũng.

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Tố Hữu.

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Bằng Việt.

Trong trường hợp này, thí sinh chỉ cần khoanh tròn vào chữ “A” trước câu đầu tiên.

Câu 2. Đánh dấu chéo (X) vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.

[ ] A. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Minh Huệ.

[ ] B. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Tố Hữu.

[ ] C. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Quang Dũng.

[ ] D. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Bằng Việt.

Trong trường hợp này thí sinh cần đánh dấu X vào ô vuông ngay trước câu trả lời thứ nhất.

2. Câu hỏi trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi

Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi là một dạng đặc biệt cải biến từ hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Học sinh phải chọn trong cùng một tập hợp các câu lựa chọn phù hợp nhất với với mỗi câu trắc nghiệm đã cho.

Một câu hỏi trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi có 3 phần. Phần chỉ dẫn trả lời, phần gốc và phần lựa chọn. Phần gốc thường nằm về phía bên trái của trang giấy, phần lựa chọn nằm về phía phải. Nhiệm vụ của học sinh, theo yêu cầu của phần chỉ dẫn, là phải nối liền các câu ở phần gốc và phần lựa chọn lại với nhau sao cho đúng nhất.

Ví dụ câu hỏi trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi:

Hãy nối các dữ kiện ở cột A (tên tác giả) tương ứng với phần B (tên tác phẩm) trong bảng dưới đây.

Tác giả Tác phẩm
Võ Quảng Cô Tô
Nguyễn Tuân Quê nội
Tố Hữu Đêm nay Bác không ngủ
Minh Huệ Lượm

Trong trường hợp này, thí sinh cần dùng thước để nối liền các dữ kiện lại với nhau sao cho tên tác giả tương ứng với tác phẩm. Ví dụ, nối tác giả Nguyễn Tuân với tác phẩm Cô Tô, tác giả Tố Hữu với tác phẩm Lượm.

Cũng có trường hợp, trong một dãy các phương án lựa chọn chỉ có một phương án đúng với yêu cầu của đề bài. Đối với loại đề này, thí sinh chỉ cần lựa chọn một phương án sao cho đúng với yêu cầu của đề bài.

Ví dụ: Đánh số vào ô vuông của câu trả lời đúng nhất ứng với câu có chữ cái viết hoa.

A. Đất rừng phương Nam [ ] 1. Lí Lan

B. Lao xao [ ] 2. Tô Hoài

C. Cô Tô [ ] 3. Đoàn Giỏi

D. Vượt thác [ ] 4. Hồ Chí Minh

Trong trường hợp này, thí sinh cần viết số “3” vào ô vuông sau từ “Đất rừng phương Nam”. Các trường hợp khác không đúng nên được bỏ trống.

3. Câu hỏi đúng – sai

Đây là dạng câu hỏi mà trong mỗi câu chỉ có 2 phương án trả lời. Dạng câu hỏi này ít được sử dụng vì khả năng phân loại học sinh kém do độ may rủi cao. Cũng như dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng – sai thường yêu cầu khoanh tròn hoặc đánh dấu chéo vào câu trả lời đúng nhất.

Ví dụ: Chọn câu trả lời đúng trong câu dưới đây:

Tham khảo thêm:   Ôn thi Đại học môn Văn Các phần trọng tâm

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là của tác giả Minh Huệ.

A. Đúng

B. Sai

Trường hợp này, thí sinh chỉ khoanh tròn vào chữ “A”.

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là của tác giả Minh Huệ.

[ ] Đúng

[ ] Sai

Trường hợp này, thí sinh đánh dấu chéo (X) vào ô vuông trước chữ đúng.

4. Câu hỏi điền khuyết (điền thế)

Là hình thức câu dẫn có để vài chỗ trống, thí sinh cần phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào để tạo nên câu hoàn chỉnh. Cũng có trường hợp đề bài yêu cầu phải liệt kê các sự việc trong một tác phẩm văn học nào đó.

Ví dụ 1: Truyện “Quê nội” là của tác giả………..

Trường hợp này, thí sinh phải điền tên tác giả Võ Quảng vào chỗ trống.

Ví dụ 2: Điền vào chỗ trống tên của 02 nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Quê nội của nhà văn Võ Quảng.

1 ….

2 ….

Trường hợp này, thí sinh cần điền tên hai nhân vật là Cục và Cù Lao.

II. Tiến hành kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Phương pháp trắc nghiệm khách quan khi tiến hành thường phức tạp hơn so với phương pháp tự luận nên khi kiểm tra, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị chu đáo và có thái độ nghiêm túc.

1. Đối với giáo viên

Khâu đầu tiên là phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh khi kiểm tra. Giáo viên cần thông báo cho học sinh biết trước lịch thi, nội dung thi để học sinh có thời gian chuẩn bị. Điều này giúp cho học sinh chủ động hơn trong việc học tập và ôn bài.

Khâu tiếp theo là việc trình bày đề thi của giáo viên. Đây là khâu quan trọng nhất và quyết định nhất đến kết quả của việc kiểm tra. Nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, tính bao quát và xoáy vào nội dung chính của chương trình. Từ ngữ trong đề phải rõ ràng và chính xác để học sinh dễ tiếp nhận.

Đề thi có thể được trình bày trên giấy, trên máy tính hoặc có thể viết trên bảng. Do đặc thù là môn Văn nên đề trắc nghiệm thường rất dài, do vậy, nên trình bày trên giấy sau đó phôtô cho mỗi học sinh một đề là tốt nhất.

Để tránh trường hợp học sinh nhắc bài cho nhau, trong mỗi lần kiểm tra, giáo viên cần chuẩn bị từ 03 đến 04 bộ đề trở lên. Các bộ đề có thể giống nhau về nội dung nhưng cần đảo vị trí các câu hỏi hoặc các câu trả lời cho nhau.

Khi tiến hành kiểm tra, giáo viên cần sắp xếp sơ đồ phòng thi một cách hợp lí. Tránh trường hợp hai thí sinh có bộ đề giống nhau ngồi gần nhau. Trước khi kiểm tra, giáo viên cần phổ biến rõ ràng yêu cầu của đề bài, cách thức làm bài và thời gian làm bài.

2. Đối với thí sinh

Thí sinh cần lắng nghe (giáo viên đọc đề, yêu cầu bài làm…) và đọc chỉ dẫn cách làm bài trắc nghiệm khách quan.

Thí sinh phải biết cách phân bố điểm số trong bài trắc nghiệm khách quan: Câu nào được tính điểm nhiều hơn? Câu nào ít hơn? hay tất cả các câu như nhau để phân bố thời gian một cách hợp lí.

Cần trình bày bài làm một cách rõ ràng, sạch sẽ và đúng quy định.

Trong trường hợp trả lời câu trắc nghiệm trên một bảng trả lời riêng thì cần phải kiểm soát số thứ tự mỗi câu trắc nghiệm trên đề thi sao cho tương ứng với số của nó trên bảng trả lời.

Hiện nay, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan tại các trường PTCS thường sử dụng phổ biến hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Do vậy, trong tài liệu này, chúng tôi biên soạn nhiều câu hỏi trắc nghiệm dạng này để bạn đọc tham khảo và áp dụng hiệu quả vào việc học tập của mình.

Phần 2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 1. CON RỒNG CHÁU TIÊN

I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

[…] Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta – con cháu Hùng Vương – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

1. Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại nào?

A. Thần thoại

B. Truyền thuyết

C. Cổ tích

D. Truyện ngắn

2. Truyện Con Rồng cháu Tiên ra đời trong giai đoạn nào của lịch sử nước ta?

A. Thời đại Hùng Vương.

B. Thời An Dương Vương xây thành cổ Loa.

C. Thời kì Bắc thuộc.

Tham khảo thêm:   Sinh học 12 Bài 9: Mở rộng học thuyết Mendel Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 46, 47, 48, 49

D. Thời đại phong kiến.

3. Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết?

A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.

B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.

C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

D. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hằng ngày của người dân thời nguyên thủy.

4. Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là gì?

A. Thần Nông và Thần Long Nữ.

B. Vua Hùng và Lạc Long Quân.

C. Lạc Long Quân và Âu Cơ.

D. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

5. Theo truyện Con Rồng cháu Tiên, nàng Âu Cơ thuộc giống nào và sinh sống ở đâu?

A. Giống rồng – Sinh sống ở dưới nước.

B. Là người con của một vị vua – Sống ở miền núi cao.

C. Giống tiên, thuộc dòng họ Thần Nông – sống ở vùng núi cao phương Bắc.

D. Vừa là giống rồng, vừa là giống tiên – Sinh sống ở trên cạn.

6. Lạc Long Quân là:

A. Con trai thần Long Nữ, thuộc giống rồng, sinh sống ở dưới nước.

B. Người có sức khỏe vô địch và có nhiều phép lạ.

C. Người thường xuyên giúp đỡ nhân dân diệt trừ yêu quái; dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.

D. Cả A, B và C đều đúng.

7. Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau?

A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau.

B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài.

C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha.

D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau.

8. Chi tiết nào sau đây trong truyện Con Rồng cháu Tiên không mang tính tưởng tượng, kì ảo?

A. Vua Hùng lên ngôi, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay), đặt tên nước là Văn Lang.

B. Lạc Long Quân là con thần, tinh thông nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái.

C. Âu Cơ kết duyên cùng Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con.

D. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, năm mươi con theo Lạc Long xuống biển, năm mươi con theo Âu Cơ lên núi.

9. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì?

A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác.

B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta.

C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước.

D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

10. Chi tiết Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên non, khi có việc thì nương tựa lẫn nhau thể hiện điều gì?

A. Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

C. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

D. Giải thích tại sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng.

II. TỰ LUẬN

Trình bày vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Con Rồng cháu Tiên.

Gợi ý trả lời:

Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật mà có tính chất hoang đường, kì lạ. Những chi tiết tưởng tượng kì ảo thường xuất hiện trong các truyền thuyết, truyện cổ tích, thần thoại… Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, nhằm giải thích những sự việc, sự kiện chưa thể giải thích theo cách thông thường, cũng có khi là để thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết tưởng tượng kì ảo có vai trò làm tăng tính chất kì lạ và đẹp đẽ của nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ. Việc tưởng tượng ra Âu Cơ sinh bọc trăm trứng là một cách lí giải đẹp đẽ và cao quý nguồn gốc của dân tộc Việt. Qua việc thần kì hóa nguồn gốc dân tộc, người thời xưa muốn nhắn nhủ thế hệ sau phải biết tự hào và tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng kì ảo còn giúp cho câu chuyện thêm sức hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, người nghe.

Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Con Rồng cháu Tiên phản ánh phần nào trình độ nhận thức lịch sử sơ khai của người Việt cổ, đồng thời cho thấy khả năng tưởng tượng phong phú của họ.

Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có nhiều chi tiết xuất phát từ trí tưởng tượng của người dân nhưng cơ bản đã giải thích khá rõ và tô đậm vẻ đẹp của dân tộc Việt. Nội dung của truyện đã thể hiện lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý nguyện thống nhất đất nước của người Việt xa xưa. Con cháu người Việt dù sống ở bất cứ nơi đâu trên đất nước đều là con cháu của vua Hùng, có chung một dòng dõi đó là con Rồng cháu Tiên. Hai tiếng đồng bào thân thương cũng xuất phát từ câu chuyện này, do vậy những ai cùng chung nguồn gốc Lạc Việt, cùng mang tiếng đồng bào đều phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Bài 2. BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:

Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ân Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Tham khảo thêm:   11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn THPT 11 câu kế hoạch dạy học THPT - GDPT 2018

[…] Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo:

Trong trời đất, không gì quý bằng lúa gạo, chỉ có hạt gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

[…] Vua họp mọi người lại nói:

Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

1. Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, người con được vua cha truyền ngôi phải có điều kiện gì?

A. Nhất định phải là con trưởng.

B. Có sức khỏe phi thường.

C. Không nhất thiết phải là con trưởng nhưng phải là người làm vừa ý Hùng Vương, đồng thời có cùng chí hướng với vua cha.

D. Phải có văn võ song toàn, giàu có và tặng cho vua cha nhiều món quà có ý nghĩa nhất.

2. Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng có nhắc đến quân giặc nhiều lần xâm lấn nước ta nhưng bị nhân dân ta đánh bại. Đó là giặc nào?

A. Giặc Ân phương Bắc.

B. Giặc Trần

C. Giặc Ngô.

D. Giặc Minh.

3. Vua Hùng trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có bao nhiêu người con trai?

A. 16 người

B. 20 người

C. 24 người

D. 28 người

4. Câu nào sau đây trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy không nói về hoàng tử Lang Liêu?

A. Là con thứ mười tám của Hùng Vương.

B. Có mẹ là người được vua cha yêu thương và sủng ái nhất.

C. Là người chăm lo việc đồng áng, quanh năm suốt tháng lo việc trồng lúa, trồng khoai.

D. Có cuộc sống rất nghèo khổ và đạm bạc.

5. Trong truyền thuyết Bánh chứng, bánh giầy, vị thần xuất hiện và báo mộng cho Lang Liêu đã nói thứ gì là quý nhất trong trời đất?

A. Sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

B. Sừng hươu, tê giác, ngà voi.

C. Vàng bạc, châu báu.

D. Lúa gạo.

6. Các công đoạn làm bánh chưng của Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

1. Nấu bánh qua một ngày một đêm cho chín nhừ.

2. Chọn thứ gạo nếp thơm lừng, hạt trắng và tròn, sau đó đem vo sạch.

3. Dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông.

4. Lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân bánh.

Hãy sắp xếp các công đoạn trên theo thứ tự trong truyền thuyết:

A. (2) – (4) – (3) – (1).

B. (2) – (3) – (4) – (1).

C. (2) – (4) – (1) – (3).

D. (2) – (1) – (4) – (3).

7. Lang Liêu đã chọn lễ vật gì để dâng lên cho vua cha trong ngày lễ Tiên vương?

A. Hai loại trái cây tượng trưng cho trời và đất.

B. Hai loại bánh được làm từ gạo nếp: một loại hình vuông và một loại hình tròn,

C. Hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy.

D. Vàng bạc, châu báu và ngà voi.

8. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy ra đời nhằm mục đích gì?

A. Nhằm giải thích nguồn gốc của hai loại bánh làm từ gạo nếp là bánh chưng và bánh giầy.

B. Nhằm phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nưức.

C. Đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta.

D. Cả A, B và C đều đúng.

9. Hai loại bánh hình tròn và hình vuông mà Lang Liêu dâng lên được vua Hùng giải thích ý nghĩa như thế nào?

A. Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời nên Hùng Vương đặt tên là bánh giầy.

B. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất nên Hùng Vương đặt tên là bánh chưng.

C. Hai loại bánh này rất ngon, được vua Hùng và các quan hết lòng khen ngợi.

D. Cả A, B đều đúng.

10. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Hùng Vương đã lớn tuổi, muốn truyền ngôi cho con trong hoàn cảnh đất nước yên bình.

B. Đất nước có chiến tranh, vua cha phải cầm quân ra trận nên cần người thay mặt mình quản lí đất nước.

C. Hùng Vương còn trẻ nhưng muốn chọn người nối ngôi để tránh gây ra tranh giành quyền lực giữa các con.

D. Đất nước đối mặt với nguy cơ bị giặc phương Bắc xâm chiếm, vua Hùng muốn tìm người tài giỏi làm vua để chống giặc.

II. TỰ LUẬN

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là gì?

Gợi ý trả lời:

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nội dung giải thích nguồn gốc của hai loại bánh phổ biến trong dịp Tết cổ truyền ở nước ta là bánh chưng và bánh giầy. Thông qua việc giải thích nguồn gốc hai loại bánh đó, truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người con, mở rộng ra là những người lao động. Truyện còn gián tiếp đề cao nghề nông, một nghề truyền thống của dân tộc.

Việc vua Hùng chọn Lang Liêu làm người nối ngôi còn cho thấy lòng tôn kính tổ tiên, coi trọng những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc trên cơ sở coi trọng giá trị lao động. Bên cạnh đó truyện còn ca ngợi truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Đó là những ý nghĩa nổi bật trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

…………………

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 500 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn 6 Bộ câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *