Bạn đang xem bài viết ✅ 200 câu lý thuyết vô cơ thường gặp Ôn thi THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Với 200 câu lý thuyết vô cơ thường gặp này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học đạt kết quả cao. Thông qua những câu hỏi này, các em sẽ rèn luyện được kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm cho mình. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

500 câu hỏi ôn thi THPT Quốc Gia môn Giáo dục công dân

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Ôn thi THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Câu 1. Cho các phản ứng sau:

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:

A. Ag+, Fe3+, Fe2+ B. Fe2+, Ag+, Fe3+ C. Fe2+, Fe3+, Ag+D. Ag+, Fe2+, Fe3+

Câu 2. Cho các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+
C. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.

Câu 3. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2
C. AgNO3 và Mg(NO3)2
D. Fe(NO3)2 và AgNO3

Câu 4. Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là.

A. Sn2+ B. Cu2+C. Fe2+ D. Ni2+

Tham khảo thêm:   Cách tạo nhân vật chơi game Kỷ Nguyên Ma Thần

Câu 5. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. B. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. D. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.

Câu 6. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):

A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+
B. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+
D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+

Câu 7. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓ Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là

A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+
B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+
C. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+
D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+

Câu 8. Thứ tự một số cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+ Cặp chất không phản ứng với nhau là

A. Fe và dung dịch FeCl3
B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2
C. Fe và dung dịch CuCl2
D. Cu và dung dịch FeCl3

Câu 9. Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là

A. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+
B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+
C. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+
D. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+

Câu 10. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. Ag, Mg. B. Cu, Fe. C. Fe, Cu. D. Mg, Ag.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Nhắn gửi thanh xuân

Câu 11. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag.

Câu 12. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. AgNO3 và Zn(NO3)2

Câu 13. Thứ tự một số cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:

A. Mg, Fe, Cu. B. Mg, Fe2+, Ag. C. Fe, Cu, Ag+ D. Mg, Cu, Cu2+

Câu 14. Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim
loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.

(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt (II) sunfat.

Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là:

A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (b) và (d).

Câu 15. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là

A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.
B. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
D. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Tham khảo thêm:   Mẫu Hợp đồng vay tài sản không có biện pháp đảm bảo

Câu 17. Có các phát biểu sau:

1. Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

2. Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5

3. Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

4. Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Các phát biểu đúng là:

A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.
B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
C. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà.
D. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.

Câu 19. Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:

A. Zn, Ag+ B. Zn, Cu2+ C. Ag, Fe3+ D. Ag, Cu2+

Câu 20. Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là

A. Fe3+, Cu2+, Ag+ B. Zn2+, Cu2+, Ag+ C. Cr2+, Au3+, Fe3+ D. Cr2+, Cu2+, Ag+

Tải file Doc hoặc PDF để tham khảo nội dung chi tiết 200 câu lý thuyết vô cơ thường gặp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 200 câu lý thuyết vô cơ thường gặp Ôn thi THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *