Bạn đang xem bài viết ✅ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn THCS 11 câu kế hoạch dạy học THCS – GDPT 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong chương trình tập huấn GDPT 2018. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm môn Toán cấp THCS.

Ngoài ra, các thầy cô cấp Tiểu học, THPT cũng có thể tham khảo thêm bộ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy các môn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ Văn cấp THCS

Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Trả lời:

HS đọc hiểu được một văn bản thông tin

HS viết được văn bản thuyết minh

HS thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…

a) Đọc hiểu:biết đọc hiểu một văn bản thông tin, cụ thể:

  • Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản Động Phong Nha- Đệ nhất kì quan động; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản Động Phong Nha – Đệ nhất kì quan động
  • Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, bản đồ…) dùng để biếu đạt thông tin trong văn bản Động Phong Nha – Đệ nhất kì quan động.
  • Liên hệ với những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của bản thân
  • Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế quan trọng như: UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, TMF, ASEAN, WTO,…
  • Nhận biết được câu đơn, câu ghép, các kiểu câu ghép, các kết từ để nối câu ghép; sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.

b) Kĩ năng viết

  • Viết văn bản thuyết minh (về một danh lam thắng cảnh, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa, bảo đảm các bước)
  • Biết cách trích dẫn văn bản của người khác

c) Kĩ năng nói và nghe

  • Thuyết minh miệng về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa
  • Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Trả lời:

HS được thực hiện các “hoạt động học”:

Tham khảo thêm:   Nghị định 166/2013/NĐ-CP Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

* Hoạt động đọc hiểu

– Khởi động

– Hình thành kiến thức

  • Đọc hiểu nội dung khái quát của văn bản “Động Phong Nha – Đệ nhất kì quan động”
  • HS tìm hiểu tác động của văn bản
  • HS liên hệ, mở rộng, vận dụng
  • HS tự đọc văn bản thông tin

* Hoạt động viết

  • Khởi động
  • Hình thành kiến thức: HS thực hành viết văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

* Hoạt động nghe nói:

  • HS trao đổi về bài tập đã chuẩn bị ở nhà (bài trình bày trên máy tính hoặc đề cương bài nói); yêu cầu mỗi nhóm thống nhất nội dung và hình thức bài nói để thuyết trình trước lớp.
  • HS trả lời câu hỏi,xem video, đọc văn bản, hoàn thành phiếu học tập, thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận…

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Trả lời:

* Phẩm chất: Góp phần giúp học sinh biết yêu mến và tự hào về những danh lam thắng của quê hương, đất nước; có ý thức bảo vệ và tuyên truyền giới thiệu về những cảnh đẹp ấy. HS có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ

* Năng lực

– Đọc – hiểu:

  • Có năng lực ngôn ngữ (đọc); giao tiếp, hợp tác (hoạt động nhóm); tìm hiểu tự nhiên, xã hội (nêu được một số thông tin về những địa điểm du lịch qua mạng internet)
  • Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, giải thích được ý nghĩa nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản
  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian
  • Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ(tranh ảnh, bản đồ…) dùng để biếu đạt thông tin trong văn bản
  • Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế quan trọng như: UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, TMF, ASEAN, WTO,…
  • Nhận biết sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.
  • Nhận biết được câu đơn, câu ghép, các kiểu câu ghép, các kết từ để nối câu ghép
  • Nêu được tác động của văn bản
  • Liên hệ, mở rộng, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
  • Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng từ bài học chính để tự đọc hiểu văn bản thông tin tương tự.

– Viết: có năng lực ngôn ngữ:

  • Huy động những hiểu biết về cách viết văn thuyết minh
  • Viết được văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa, bảo đảm các bước chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin)
  • Thực hành viết văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
  • Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit 7: Từ vựng Từ vựng Unit 7 lớp 12

– Nói và nghe:

  • Thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa
  • Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày (bằng ngôn ngữ nói); chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (bằng ngôn ngữ nói)

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Trả lời

HS được sử dụng: máy tính hoặc điện thoại kết nối mạng, phiếu học tập, xem tranh ảnh, video…

  • Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa
  • Văn bản dạy học: Động Phong Nha- đệ nhất kì quan động (lấy theo https://phongnhaexplorer.com/phong- nha/dong- phong- nha- 5.html)
  • Video khám phá Phong Nha (theo địa chỉ video https://www.youtube.com/watch?)

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Trả lời:

HS đọc ngữ liệu văn bản, xem tranh ảnh, video trên trang web, hoàn thành phiếu học tập

  • Điền vào phiếu học tập đã có
  • Truy cập Internet đọc văn bản và xem video giới thiệu Động Phong Nha và trả lời thông tin cập nhập về nội dung bài học; mục đích, tác dụng của video trong bài học.
  • Truy cập Internet giải thích tên của các tổ chức quốc tế

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Trả lời:

  • Phiếu học tập về các nội dung theo yêu cầu để tìm hiểu văn bản và động Phong Nha (nhan đề, nội dung bố cục, ngôn ngữ, phương tiện chuyển tải thông tin, tác giả, đối tượng văn bản hướng tới và sức thu hút của văn bản…)
  • Vẽ sơ đồ tư duy về các địa điểm được nhắc đến trong bài học theo trình tự xuất hiện trong bài
  • Hiếu biết bước đầu về các tổ chức Quốc tế quan trọng, giới thiệu ngắn gọn về chức năng các tổ chức đó
  • Tìm thông tin trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp, dấu câu sử dụng trong trích dẫn
  • Ghi lại các từ ngữ ca ngợi động Phong Nha
  • Xác định câu ghép
  • Sưu tầm trên internet hai văn bản nói về động Phong Nha. Nhận xét về cách dẫn trực tiếp, gián tiếp, câu ghép trong hai văn bản vừa tìm được
  • Viết và nói bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có sử dụng sơ đồ, bảng biểu
  • Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến, chỉ ra được hạn chế như lập luận, luận cứ liên quan.

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Trả lời:

Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh về:

– Hoạt động hình thành kiến thức:

  • Quá trình học tập của học sinh của mỗi cá nhân hay nhóm.
  • Thái độ, hành vi và biểu hiện của học sinh trong quá trình xây dựng bài.
Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2011 - 2012 môn Toán khối 7 Sở GD&ĐT Long An

– Chốt lại những hoạt động của học sinh:

  • Những biểu hiện về sự tự tin của học sinh khi xây dựng kiến thức.
  • Năng lực và phẩm chất của học sinh.

– GV giao nhiệm vụ, mở, tổng kết, đánh giá ý kiến của học sinh và chốt ý chính.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Trả lời

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:

  • Đọc lại thông tin từ văn bản, kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng
  • Sử dụng máy tính để lập kế hoạch
  • Giấy, bút chì, bút màu… vẽ một chi tiết trong động Phong Nha
  • Máy tính, điện thoại truy cập Internet để sưu tầm văn bản viết về động Phong Nha, thực hành đọc hiểu với một trong các văn bản đó

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Trả lời:

Tìm hiểu được một số thông tin về những địa điểm du lịch qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: sách, báo, video, tranh ảnh…về danh lam thắng cảnh, qua thực tế, qua mạng internet…

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Trả lời:

Viết, nói được văn bản thuyết minh về danh lam thắng cảnh (xác định được đối tượng thuyết minh, chỉ ra được các nguồn sẽ lấy thông tin để viết bài)

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Trả lời:

– Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.

– Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

– Nội dung kiến thức:

  • Xác định được đối tượng
  • Đảm bảo về cấu trúc, nội dung thuyết minh

– Trình bày:

  • Ngôn ngữ: rõ ràng, lưu loát. diễn cảm
  • Phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn THCS 11 câu kế hoạch dạy học THCS – GDPT 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *