Bạn đang xem bài viết ✅ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên THCS 11 câu kế hoạch dạy học THCS – GDPT 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận phân môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, để hoàn thành bài tập cuối khóa tập huấn Tìm hiểu Chương trình GDPT 2018.

Ngoài ra, thầy cô còn có thể tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán, Ngữ văn cấp THCS để có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng trả lời các câu hỏi. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy Vật lí THCS

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Sau khi học xong chủ đề lực học sinh làm được:

  • Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo
  • Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy
  • Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật
  • Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo)
  • Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc
  • Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc
  • Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ
  • Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng
  • Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
  • Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí)
  • Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật)
  • Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Trong chủ đề lực học sinh được thực hiện các hoạt động học sau:

  • Hoạt động tìm hiểu về lực.
  • Hoạt động tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.
  • Hoạt động vận dụng.
  • Hoạt động biểu diễn lực.
  • Hoạt động tìm hiểu về ma sát.
  • Hoạt động đo lực cản trong nước.
  • Hoạt động phân biệt khối lượng trọng lượng.
  • Hoạt động Khảo sát mối quan hệ độ giãn lò xo vào khối lượng vật treo.
  • Hoạt động vận dụng.

Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học về chủ đề lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất năng lực sau:

– Các phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

– Các năng lực được hình thành:

  • Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tự chủ, tự học.
  • Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí; Năng lực kiến thức vật lí; Năng lực phương pháp thực nghiệm; Năng lực trao đổi thông tin; Năng lực cá nhân của HS.

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài chủ đề lực, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: Phiếu học tập, Quan sát thí nghiệm, Tiến hành thí nghiệm, sách giáo khoa.

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

  • Học sinh làm việc theo nhóm thảo luận rút ra kết quả.
  • Lắng nghe giáo viên nhận xét.
  • Quan sát Tranh ảnh, Thí nghiệm mà giáo viên đưa ra.
  • Theo dõi giáo viên phân tích từng tình huống.
  • Lắng nghe bổ sung, nhận xét của giáo viên, bạn bè để chỉnh sửa lỗi sai cho mình từ đó rút ra được kết luận chính xác
  • Quan sát và tiến hành thí nghiệm để giải quyết các tình huống học tập.

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:

  • Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.
  • Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ mà GV phân công.
  • Biết quan sát thí nghiệm và ghi chép kết quả thí nghiệm để giải quyết vấn đề.
  • Hiểu và thực hiện được nội dung bài học sử dụng an toàn đồ dùng thí nghiệm.

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh giáo viên cần:

  • Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời
  • Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình học.
  • Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hóa; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.
  • Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, phẩm chất và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường, để HS khám phá và thêm yêu thích môn học.
  • Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 6: Language Focus Soạn Anh 6 trang 60 sách Cánh diều

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet, các phương tiện truyền thông, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa ra.

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

  • Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái niệm ban đầu.
  • Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn: biết cách Nhận biết được các trường hợp cụ thể về tác dụng của lực trong thực tế và Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan tới tác dụng của lực.
  • Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: Biết ảnh hưởng của lực ma sát đến an toàn giao thông.

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:

  • Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể như: Tham gia thảo luận nhóm một cách tự giác, tích cực rèn luyện tính tự giác trong học tập, tư thế, tác phong nghiêm túc trong học tập.
  • Thể hiện sự yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá, có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: Học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các kiến thức mới vào trong cuộc sống hằng ngày.
  • Môn Khoa học tự nhiên còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, tăng sự đoàn kết trong tập thể.
  • Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực phẩm chất như: năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng, năng lực khoa học.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo viên cần nhận xét, đánh giá:

  • Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.
  • Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học khoa học tự nhiên là sự coi trọng nguyên tắc đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh tập trung quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn để vận dụng vào bài học cũng như trong cuộc sống.
  • Để học sinh có thể hoàn thành lượng bài tập mà học sinh không bị ức chế, nhàm chán dẫn đến không tập trung và không thích học tập, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức học tập:
    • Thảo luận nhóm đôi, nhóm 4;
    • Chia nhiệm vụ theo tổ, tổ chức các trò chơi học tập,….
  • GV luôn luôn quan sát, lắng nghe, hướng dẫn, giúp đỡ, nêu gợi ý cho các nhóm trong quá trình thảo luận nếu cần.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy THCS môn Sinh học

Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học và kĩ năng để giải quyết vấn đề của một số tình huống đơn giản trong thực tiễn; mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học đơn giản. Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Trình bày được ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững

Bước đầu Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học và kĩ năng để giải quyết vấn đề của

Sau khi học bài học, để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề học sinh cần phải làm:

Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học và kĩ năng để giải quyết vấn đề của một số tình huống đơn giản trong thực tiễn: mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học đơn giản. Ứng xử thích hợp trong một số tình huống

  • Vận dụng các kiến thức đã học phân loại được các môi trường sống của sinh vật.
  • Liệt kê những yếu tố xuất hiện, ảnh hưởng tới đời sống sinh vật
  • Vận dụng kiến thức xác định và phân loại theo nhóm vật sống vật không sống.

Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học? đáp án câu hỏi tập huấn module 1 môn sinh học

Học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động học:

  • Khởi động
  • Hình thành kiến thức
  • Luyện tập
  • Vận dụng

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển những năng lực phẩm chất sau:

Về phẩm chất:

  • Cùng với các môn học khác, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  • Môn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
  • Thông qua dạy học, môn Khoa học tự nhiên sẽ giáo dục cho học sinh biết yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.

Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các yêu cầu GV đưa ra.

Năng lực đặc thù

  • Nhận thức khoa học tự nhiên
  • Tìm hiểu tự nhiên
  • Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau:

  • Clip về môi trường sống cá Piranha bụng đỏ, cá sấu, cò thìa cánh hồng, cây sung: Giúp học sinh phát hiện, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới đời sống của cá Piranha. Và giúp học sinh phân loại được môi trường sống của sinh vật.
  • Hình ảnh về môi trường sống, các nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 9: Lesson Three Unit 9 trang 68 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

  • Quan sát Clip về môi trường sống cá Piranha bụng đỏ, cá sấu, cò thìa cánh hồng, cây sung
  • Học sinh báo cáo kết quả tìm được theo nhóm. thảo luận rút ra kết quả
  • Lắng nghe giáo viên nhận xét
  • Quan sát Tranh ảnh, video mà giáo viên đưa ra
  • Theo dõi giáo viên phân tích từng yếu tố sinh thái

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:

  • Trình bày được khái niệm môi trường sống của sinh vật
  • Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ mà GV phân công.
  • Dựa vào khái niệm, phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh.
  • Vận dụng kiến thức về giới hạn sinh thái thiết kế được môi trường sống phù hợp cho một hoặc một số loài sinh vật (Cây trồng, vật nuôi theo mùa hoặc giai đoạn sinh trưởng)

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh giáo viên cần:

  • Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời
  • Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình học.
  • Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hóa; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.
  • Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, phẩm chất và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường, để HS khám phá và thêm yêu thích môn học.
  • Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa,.. thiết bị mà giáo viên đưa ra.

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

  • Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái niệm ban đầu.
  • Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn: biết cách Nhận biết được các trường hợp cụ thể về tác dụng của lực trong thực tế và Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan tới tác dụng của lực.
  • Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: Biết ảnh hưởng của lực ma sát đến an toàn giao thông.

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:

  • Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể như: Tham gia thảo luận nhóm một cách tự giác, tích cực rèn luyện tính tự giác trong học tập, tư thế, tác phong nghiêm túc trong học tập.
  • Thể hiện sự yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá, có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: Học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các kiến thức mới vào trong cuộc sống hằng ngày.
  • Môn Khoa học tự nhiên còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, tăng sự đoàn kết trong tập thể.
  • Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực phẩm chất như: năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng, năng lực khoa học.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo viên cần nhận xét, đánh giá:

– Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.

– Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học khoa học tự nhiên là sự coi trọng nguyên tắc đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh tập trung quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn để vận dụng vào bài học cũng như trong cuộc sống.

– Để học sinh có thể hoàn thành lượng bài tập mà học sinh không bị ức chế, nhàm chán dẫn đến không tập trung và không thích học tập, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức học tập:

  • Thảo luận nhóm đôi, nhóm 4;
  • Chia nhiệm vụ theo tổ, tổ chức các trò chơi học tập,….

– GV luôn luôn quan sát,lắng nghe, hướng dẫn, giúp đỡ, nêu gợi ý cho các nhóm trong quá trình thảo luận nếu cần.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hóa cấp THCS

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Sau khi học xong bài học, học sinh cần:

  • Tiến hành được thí nghiệm, quan sát và nhận xét được hiện tượng của thí nghiệm, chứng minh trong phản ứng hóa học khối lượng của các chất được bảo toàn
  • Biết vận dụng định luật để làm bài tập .
  • Viết được phương trình chữ của các phản ứng hóa học
  • Viết được công thức về khối lượng của phản ứng hóa học
  • Giải thích được hiện tượng đơn giản trong cuộc sống liên quan đến định luật
  • Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, trật tự

Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Trong bài học, học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động:

Hoạt động 1: khởi động

  • Xem Clips và trả lời các câu hỏi

Hoạt động 2: Thí nghiệm kiểm chứng tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng

  • Hoạt động theo nhóm do giáo viên phân công
  • Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong phiếu học tập
  • Thảo luận nhóm, ghi lại kết quả theo bảng trong phiếu học tập
  • Báo cáo kết quả
  • Theo dõi các nhóm báo cáo và nhận xét
  • So sánh về tổng khối lượng các chất phản ứng và tổng khối lượng các chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học?
Tham khảo thêm:   Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD Hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp

Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố

  • Hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập số 2.
  • Tham gia trò chơi theo nhóm củng cố lại kiến thức của bài học

Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất năng lực sau:

1/ Phẩm chất

  • Chăm chỉ: chăm học, ham học hỏi, có ý thức tự giác trong học tập
  • Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động, không ỷ lại, tôn trọng tập thể

2/ Năng lực:

+ Năng lực chung:

  • Học sinh tích cực chủ động trong học tập nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài học.
  • Học sinh nghiêm túc và tích cực trong hoạt động nhóm, phát biểu được ý tưởng của bản thân và của nhóm về các nội dung bài học.
  • Rèn luyện khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
  • Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
  • Hỗ trợ các thành viên trong nhóm các tiến hành thí nghiệm.
  • Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
  • Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

+ Năng lực chuyên biệt:

  • Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
  • Giải thích được cơ sở khoa học của định luật bảo toàn khối lượng (dựa vào bản chất phản ứng hóa học dẫn đến sự bảo toàn số lượng nguyên tử các nguyên tố trong phản ứng hóa học).
  • Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng của các chất trong một số phản ứng cụ thể. –
  • Tiến hành thí nghiệm, quan sát và nhận xét được hiện tượng của thí nghiệm từ đó rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
  • Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan tới định luật bảo toàn khối lượng-
  • Vận dụng được các kiến thức để giải quyết một số bài tập đơn giản.

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu:

– Sách giáo khoa

– Phiếu học tập

– Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm gồm:

  • Dd BaCl2, dd Na2SO4, dd NaOH, dd phenolphthalein, dd CuSO4, dd FeCl3
  • Cân điện tử, bảng phụ, nam châm to, bút dạ xanh, công tơ hút

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

* Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới:

  • Đọc kênh chữ trong SGK để giải thích định luật
  • Đọc phiếu học tập xác định nhiệm vụ học tập
  • Xem clip để tìm kiếm thu thập thông tin, trả lời các câu hỏi của GV
  • Nghe câu hỏi của giáo viên, câu trả lời của các bạn
  • Làm thí nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm
  • Tập hợp nhóm theo yêu cầu, tiến hành thảo luận, điền vào phiếu học tập
  • Làm các bài tập định tính và định lượng

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:

  • Hoàn thành phiếu học tập
  • Làm được thí nghiệm
  • Trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  • Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn khối lượng
  • Giải thích được định luật BTKL
  • Áp dụng định luật làm được các bài tập vận dụng
  • Biết tập hợp, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là:

Giáo viên cần nhận xét, đánh giá học sinh dựa vào:

  • Mục tiêu bài học đã đưa ra ở đầu bài,
  • Đánh giá tinh thần hợp tác, tự học tự rèn, tính tự chủ, có trách nhiệm trong các hoạt động học
  • Đánh giá khả năng tư duy, phản biện của học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi, tính chính xác trong các phiếu học tập và làm bài tập, các thí nghiệm kiểm chứng, thao tác làm thí nghiệm

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:

  • Phiếu học tập số 2 có ghi 2 bài tập vận dụng định luật BTKL
  • Bảng phụ, bút lông
  • Bảng phụ ghi 4 câu hỏi cho HS tham gia trò chơi do giáo viên tổ chức

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ phiếu học tập để luyện tập vận dụng kiến thức mới:

  • HS đọc 2 bài tập trong phiếu học tập số 2, vận dụng kiến thức đã học làm 2 bài tập này
  • Nghe giáo viên giao nhiệm vụ, luật chơi
  • Chia lớp thành 4 đội chơi, cử nhóm trưởng, thư kí, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm
  • Thảo luận nhóm làm 4 bài tập trong bảng phụ mà giáo viên giao

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:

Học sinh phải biết áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được:

  • Khối lượng của các chất trong phản ứng
  • Viết được công thức về khối lượng của phản ứng
  • Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan đến định luật
  • Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

* Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.

  • Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.
  • Đánh giá định tính và định lượng.
  • Đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, quan sát.
  • Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học.
  • Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên THCS 11 câu kế hoạch dạy học THCS – GDPT 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *