Bạn đang xem bài viết ✅ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Địa lí THPT 11 câu kế hoạch dạy học THPT – GDPT 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Địa lí THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Địa lí trong chương trình tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018.

Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn, Toán, Vật lí cấp THPT để có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018 của mình, với kết quả như mong muốn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Địa lý THPT

Câu 1: Sau khi học bài xong học sinh, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức kĩ năng của chủ đề?

Tham gia vào các hoạt động của giáo viên. Thực hiện hoạt động luyện tập và vận dụng mở rộng.

Câu 2:Học sinh sẽ thực hiện các “ hoạt động nào” trong bài học?

– Hoạt động khởi động

– Hoạt động hình thành kiến thức mới

  • Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
  • Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng.
Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Chainsaw Man: Devil's Heart và cách nhập

– Hoạt động củng cố

– Hoạt động vận dụng

Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

  • Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ.
  • Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
  • Năng lực chuyên biệt: Tìm hiểu địa lí, Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.

Câu 4.Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

  • Atlat Địa lí Việt Nam.
  • Bảng số liệu về diện tích và dân số của các vùng nước ta.
  • Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới như thế nào?

* Hoạt động 1:

  • Sử dụng Atlat trang 26 để xác định vị trí địa lí, vị trí tiếp giáp của vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ..
  • Bảng số liệu dùng để học sinh tính tỉ trọng diện tích và dân số của vùng TDMNBB so với cả nước.

* Hoạt động 2: Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng TDMNBB và Atlat trang 26 để làm rõ nhận định đó bằng sơ đồ tư duy.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Công nghệ - THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai (Đề 1) Đề kiểm tra môn Công nghệ

Câu 6.

  • Xác định được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ. Chỉ ra vị trí tiếp giáp.
  • Tính được tỉ trọng diện tích và dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước
  • Rút ra được nhận xét về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
  • Nêu được các ảnh hưởng vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của vùng.
  • Học sinh giải quyết được vấn đề Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế và các thế mạnh ngày càng phát triển. Hoàn thành sản phẩm ra giấy.
  • Hs trình bày được ý kiến cá nhân về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế- xã hội đối với an ninh quốc phòng của vùng

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

  • GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
  • GV nhận xét đánh giá sản phẩm học tập học tập của các nhóm thông qua các tiêu chí.
  • GV nhận xét các ý kiến của HS và chính xác hóa nội dung học tập.

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

  • Atlat Địa lí Việt Nam.
  • Bảng số liệu về diện tích và dân số của các vùng nước ta.
  • Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo thêm:   Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 (Các môn) Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 4 năm 2023 - 2024

Câu 9.

Học sinh dựa vào bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam. Học sinh sử dụng văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Học sinh sử dụng kiến thức trong các hoạt động hình thành kiến thức mới. để hoàn thành phần luyện tập/vận dụng.

Câu 10.

Sản phẩm hoạt động luyện tập

  • Hoạt động củng cố: lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu trắc nghiệm
  • Hoạt động vận dụng: Học sinh giải quyết các tình huống Gv đưa ra một cách chính xác.

Câu 11: Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức của học sinh bằng định lượng và định tính:

  • Học sinh có tích cực trả lời câu hỏi luyện tập không, có trao đổi, hợp tác với bạn không?
  • Luyện tập: đúng bao nhiêu câu, hoàn thành được bao nhiêu % và được bao nhiêu điểm.
  • Vận dụng mở rộng: Giáo viên đánh giá học sinh có hiểu được thế mạnh của vùng để có đầu tư đúng đắn không.
  • Giáo viên: tuyên dương, khích lệ, động viên học sinh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Địa lí THPT 11 câu kế hoạch dạy học THPT – GDPT 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *