Đối với chương trình Ngữ Văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu về tính liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản. Với bài học này sẽ giúp cho các em củng cố phương pháp viết văn của bản thân.

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản (trang 50)

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Kính mời bạn đọc cùng tham khảo.

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản – Mẫu 1

I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Hai đoạn văn trong SGK có mối liên hệ gì không? Tại sao?

– Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì.

– Lý do:

  • Về nội dung: Đoạn văn phía trên miêu tả khung cảnh trường Mĩ Lí, đoạn văn phía dưới kể về kỉ niệm đi bẫy chim ở Hòa An.
  • Về hình thức: Hai đoạn văn không được liên kết bởi phương tiện liên kết nào.

2. Đọc hai đoạn văn của Thanh Tịnh trong SGK và trả lời câu hỏi.

a. Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về thời gian (nói về quá khứ) cho đoạn văn thứ hai.

b. Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã được liên hệ với nhau chặt chẽ hơn.

c. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản: tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về nội dung và hình thức cho các đoạn trong văn bản.

II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

a. Đọc hai đoạn văn và trả lời câu hỏi:

– Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ các tác phẩm văn học. Đó là khâu: tìm hiểu và cảm thụ.

– Các từ ngữ liên kết trong đoạn văn: bắt đầu, thế là, sau, nhưng

– Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có quan hệ liệt kê. Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, một là, hai là, ba là…

b. Đọc hai đoạn văn trong SGK và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

– Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên: quan hệ tương phản.

– Từ ngữ liên kết “nhưng”.

– Để liên kết các đoạn văn có quan hệ đối lập, người ta thường dùng từ ngữ biểu thị đối lập. Các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập: ngược lại, trái lại, tuy thế, tuy nhiên…

c.

– Từ “đó” thuộc loại chỉ từ.

– “Trước đó” là chỉ thời điểm nhân vật tôi từng đến trường một lần trước ngày đi học.

– Chỉ từ dùng làm phương tiện liên kết đoạn, hãy kể tiếp các từ có tác dụng này: này, nọ, kia, ấy…

d. Đọc hai đoạn văn trong SGK và thực hiện yêu cầu bên dưới.

– Mối quan hệ về ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên: cụ thể dẫn đến khát quát.

– Từ ngữ liên kết “nói tóm lại”.

– Các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm lại, nhìn chung, như vậy, tổng kết lại, tựu chung lại…

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn

– Câu có tác dụng liên kết: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!

– Lý do: Câu văn trên có nội dung liên quan đến nội dung của đoạn văn trước.

Tổng kết:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió | Ngắn nhất Soạn văn 8.

– Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.

– Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:

  • Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý nghĩa liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát…
  • Dùng câu nối.

III. Luyện tập

Câu 1. Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết trong những đoạn trích sau và cho biết chúng biểu hiện quan hệ ý nghĩa gì?

a.

– Từ ngữ có tác dụng liên kết: nói như vậy

– Quan hệ: giải thích

b.

– Từ ngữ có tác dụng liên kết: thế mà

– Quan hệ: tương phản

c.

– Từ “cũng cần” biểu thị quan hệ tăng tiến

– Từ “tuy nhiên” biểu thị quan hệ tương phản

Câu 2. Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi lựa chọn những từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết cho đoạn văn.

a.

Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thân Nước đành rút quân.

Từ đó oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

b.

Trong thời kỳ quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh, tốt đẹp hơn.

Nói tóm lại: phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.

(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)

c.

Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh.

Tuy nhiên, điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.

(Theo Bàn tay và khối óc)

d.

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:

– Chị ơi, em… em – Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngại ngần.

– Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? – Nó nhìn tôi không chớp mắt.

Thật khó trả lời. Lâu nay, tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao? Đi bộ đội hay đi học?

(Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)

Câu 3. Hãy viết một số đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan. “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Sau đó phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn em sử dụng.

Gợi ý:

– Viết đoạn văn:

Vũ Ngọc Phan khi nhận xét về đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã từng khẳng định: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Bố cục của văn bản | Soạn văn 8 hay nhất.

Đầu tiên, tác giả đã xây dựng được một tình huống thật truyện thật đặc sắc và cay cấn. Sau khi van xin hết sức khẩn thiết, nói lý lẽ nhưng cai lệ vẫn sấn sổ toan tới trói anh Dậu. Chị Dậu vùng lên phản kháng. Chị “nghiến hai hàm răng”, túm lấy cổ tên cai lệ rồi ấn dúi hắn ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo nhưng miệng vẫn thét trói vợ chồng chị Dậu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước tới giơ gậy đánh chị nhưng cũng bị chị túm cổ lẳng ra ngoài thềm. Đây chính là đoạn văn cao trào nhất trong đoạn trích khi một người phụ nữ nông dân chân yếu tay mềm lại dám đứng lên chống lại bọn cường quyền ác bá.

Tiếp theo là nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật. Sự đối lập giữa một bên là bọn cai lệ và người nhà lí trưởng hung tàn, ngang ngược. Với một bên là chị Dậu hiền lành, nhẫn nhịn nhưng vẫn ẩn chứa sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Chị Dậu tuy chỉ là một người phụ nữ nhưng chị lại mang trong mình bản tính của con nhà nông. Một người phụ nữ lực điền, khỏe khoắn và quyết liệt đã dám chống chọi lại với cai lệ sức lẻo khẻo như tên nghiện.

Cuối cùng, việc sử dụng khéo léo giữa ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại đã giúp bộc lộ được tính cách nhân vật cũng như những nét diễn biến tâm lý phức tạp.

Tóm lại, có thể thấy lời nhận xét của Vũ Ngọc Phan là hoàn toàn đúng đắn.

– Phân tích các phương tiện liên kết là sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết

  • Các từ ngữ liên kết: đầu tiên, tiếp theo, cuối cùng. Quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn: liệt kê
  • Từ ngữ liên kết: tóm lại. Quan hệ liên kết: tổng kết.

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản – Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết trong những đoạn trích sau và cho biết chúng biểu hiện quan hệ ý nghĩa gì?

a.

  • Từ ngữ có tác dụng liên kết: nói như vậy
  • Quan hệ: giải thích

b.

  • Từ ngữ có tác dụng liên kết: thế mà
  • Quan hệ: tương phản

c.

  • Từ “cũng cần” biểu thị quan hệ tăng tiến
  • Từ “tuy nhiên” biểu thị quan hệ tương phản

Câu 2. Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi lựa chọn những từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết cho đoạn văn.

a.

Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thân Nước đành rút quân.

Từ đó oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

b.

Trong thời kỳ quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh, tốt đẹp hơn.

Nói tóm lại : phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.

(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)

c.

Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh.

Tham khảo thêm:   Top 6 bộ phim ấn tượng nhất của Bona - Kim Ji Yeon

Tuy nhiên , điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.

(Theo Bàn tay và khối óc)

d.

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:

– Chị ơi, em… em – Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngại ngần.

– Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? – Nó nhìn tôi không chớp mắt.

Thật khó trả lời . Lâu nay, tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao? Đi bộ đội hay đi học?

(Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)

Câu 3. Hãy viết một số đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan. “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Sau đó phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn em sử dụng.

Gợi ý:

– Viết đoạn văn:

Vũ Ngọc Phan khi nhận xét về đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã từng khẳng định: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Trước tiên, nhà văn đã xây dựng một tình huống hấp dẫn. Sau khi van xin hết sức khẩn thiết, nói lý lẽ nhưng cai lệ vẫn tát vào mặt chị Dậu, rồi nhảy bổ vào anh Dậu mặc lời van nài của chị. Chị Dậu dã “nghiến hai hàm răng”, túm lấy cổ tên cai lệ rồi ấn dúi hắn ra cửa. Chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”; “Rồi túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa…”. Sự phản kháng mạnh mẽ từ một người phụ nữ lực điền. Hắn ngã chỏng quèo nhưng miệng vẫn thét trói vợ chồng chị Dậu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước tới giơ gậy đánh chị nhưng cũng bị chị túm cổ lẳng ra ngoài thềm.

Tiếp đến, tác giả đã khéo khéo trong việc sử dụng nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật. Sự đối lập giữa một bên là bọn cai lệ và người nhà lí trưởng hung tàn, ngang ngược. Với một bên là chị Dậu hiền lành, nhẫn nhịn nhưng vẫn ẩn chứa sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Chị Dậu tuy chỉ là một người phụ nữ nhưng chị lại mang trong mình bản tính của con nhà nông. Một người phụ nữ lực điền, khỏe khoắn và quyết liệt đã dám chống chọi lại với cai lệ sức lẻo khẻo như tên nghiện.

Cuối cùng, việc sử dụng khéo léo giữa ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại đã giúp bộc lộ được tính cách nhân vật cũng như những nét diễn biến tâm lý phức tạp.

– Phân tích các phương tiện liên kết là sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết

  • Các từ ngữ liên kết: trước tiên, tiếp theo, cuối cùng. Quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn: liệt kê
  • Quan hệ liên kết: Diễn dịch.

II. Bài tập ôn luyện

Viết một đoạn văn có sử dụng phép liên kết.

Gợi ý:

Một mùa xuân nữa đã về, Tết cũng đến. Không khí rộn ràng, hân hoan tràn ngập khắp mọi nơi. Từ tiết trời ấm áp đến những nhành cây bắt đầu nảy lộc. Từ những chợ hoa rực rỡ sắc màu đến những con đường đông đúc, nhộn nhịp. Từ tiếng pháo hoa rộn ràng đến bữa cơm sum họp gia đình. Từ những tiếng cười vang của lũ trẻ trong xóm đến lời chúc bình an gửi tặng ông bà. Tất cả đã tạo nên một mùa xuân đẹp đẽ biết bao nhiêu.

Các từ ngữ liên kết: từ… đến, thể hiện quan hệ ý nghĩa là liệt kê.

About The Author