Dàn ý 1

1. Mở bài

– Giới thiệu đối tượng định tả: Cây chuối đang có buồng

– Ở đâu, do ai trồng, thuộc loại gì?

2. Thân bài

* Tả khái quát

– Từ xa nhìn lại: Cây chuối cao to giống như một người mẹ dịu hiền đang chở che những đứa con nhỏ bé của mình

– Lại gần:

+ Quanh cây chuối mẹ là những cây con cao thấp đứng chen chúc cạnh nhau

+ Cây chuối đang có buồng đứng nặng nề, hơi nghiêng về một bên

* Tả chi tiết từng bộ phận của cây:

– Thân cây chuối: Một người ôm mới xuể, mặt thân nhẵn bóng, láng mịn, bên ngoài khoác thêm chiếc áo hơi thô, càng lên cao càng

– Tàu lá chuối: To bản, dài, lá xanh mướt, mặt lá mịn màng nổi cả gân xanh; lá già khô vàng, quắt lại rủ xuống dưới mặt đất; là mới nhú vươn cao, hướng thẳng lên trời

– Buồng chuối: To, nặng trĩu, ghì gần sát đất, chứa rất nhiều nải chuối

– Nải chuối to nhỏ xếp sát cạnh nhau quanh cuống buồng to trổ ra từ thân, màu xanh đậm, càng xuống thấp, nải chuối càng nhỏ

– Quả chuối: Quả to nhất đã bằng 2 đầu ngón tay, quả nhỏ nhất mới chỉ bằng ngón tay út, màu xanh non, đầu trái có những chấm đen.

* Tả cảnh vật xung quanh cây chuối:

– Chim chóc ríu rít hót rộn vang trên mấy cây ăn quả gần đó

– Ong bướm bay dập dờn từng đàn đi tìm hoa kiếm mật

* Sự chăm sóc của con người

– Thỉnh thoảng, bố/ mẹ vun gốc, tưới nước, cắt bỏ lá già

Tham khảo thêm:   Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích (10 mẫu)

– Bố làm cái cọc chống lên cây chuối để cây không bị đổ.

3. Kết bài

– Nêu lợi ích của cây chuối.

– Nêu suy nghĩa của em về cây chuối đang có buồng đó: Em sẽ phụ bố mẹ chăm sóc cây chuối để cây luôn mang lại trái ngọt cho cả nhà thưởng thức.

Dàn ý 2

1, Mở bài

Giới thiệu loài cây định tả: cây chuối.

2, Thân bài

Tả khái quát

– Cây do ai trồng? Trồng ở đâu? Cây thuộc loại gì (chuối tiêu, chuối lá, chuối ngự,…)?

– Nhìn xa: cây mọc thành bụi, mỗi bụi tầm bảy tám cây. Cây cao nhất là cây chuối mẹ với buồng chuối trĩu quả, quanh nó là những cây chuối con.

– Đến gần: thân cây căng bóng, sờ mát lạnh. Lá già màu vàng trĩu xuống cho những lá non xanh vươn thẳng lên.

Tả chi tiết

– Cây chuối mẹ đã được trồng hơn chín tháng:

+ Thân tròn, mập, có buồng, một người ôm mới xuể.

+ Tàu lá có thể dài bằng cả người lớn, to bản như cái quạt khổng lồ.

+ Đầu tiên là từ bắp chuối tím sẫm rồi lớp vỏ tím ấy rụng dần, những quả chuối tí hon mọc dần lên. Mỗi buồng có thể đến hơn chục nải.

+ Sau ba tháng có thể thu hoạch thành phẩm. Quả chuối lá dài và thon, ăn lúc ương là ngon nhất. Mỗi quả chuối lại có một núm đen nhỏ trên đầu. Cả cây như nghiêng về một bên bởi chùm quả trĩu nặng.

+ Các nải hình cánh quạt xếp cạnh nhau, càng xuống thấp, nải càng to.

Tham khảo thêm:   Dàn ý bài văn Tả cô giáo lớp 5

– Cây chuối con:

+ Thân nhỏ hơn, căng bóng hơn cả chuối mẹ, màu xanh non láng mịn.

+ Tàu lá mềm mại hơn, dễ rách chỉ bởi cơn gió nhẹ lướt qua.

– Cảnh vật xung quanh cây chuối:

+ Chim chóc hót vang.

+ Gà mái mẹ bới đất ở gốc.

Sự chăm sóc của con người

– Bố em thi thoảng lại cắt lá vàng và vun gốc, cho cây tưới nước.

– Bố làm cọc chống cho buồng chuối không bị đổ.

– Bố còn tách những cây chuối con ra chỗ khác để cho chuối mẹ nhanh trổ buồng và cũng từ cây chuối con ấy, một bụi chuối mới lại sinh sôi nảy nở.

Lợi ích của cây chuối

– Thân chuối: băm cho gà, vịt, nấu cho lợn ăn,….

– Tàu lá chuối có thể để gói bánh.

– Quả chuối khi xanh có thể dùng nấu ăn, khi chín có mùi thơm ngọt, rất nhiều chất dinh dưỡng.

3, Kết bài

Cảm xúc với cây chuối: yêu quý và biết ơn bố đã chăm bón.

Dàn ý 3

1) Mở bài: giới thiệu cây chuối đang có buồng, cây trồng ở đâu? (góc vườn), do ai trồng (ông em trồng), thuộc loại chuối gì? (chuối sứ, chuối già, chuối cau…)

2) Thân bài:

a. Tả bao quát:

– Nhìn từ xa: Cây chuối có buồng cao to nhất trong bụi chuối, quanh cây có dăm bảy cây chuối con lớn nhỏ cao thấp suýt soát nhau, có cây cao gần hàng cây chuối mẹ, cỏ cây bé tí mới nứt lên từ gốc chuối.

– Đến gân: Gốc cây mẹ to bằng một vòng tay em cao độ 3 mét, thân cây lên cao thon nhỏ lại.

Tham khảo thêm:   Lập dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức (12 mẫu)

– Thân cây chuối trơn láng, xanh bóng, sờ mát tay.

b. Tả từng bộ phận của cây:

– Lá chuối to; trái rộng như cái máng úp, vươn rộng ra xung quanh như một cái ô xanh biếc. Càng lên cao, lá nhại màu dần, lá non nhú ra cuộn tròn chĩa thẳng lên trời như một mũi kiếm.

– Lá chuối già khô vàng, quắt lại, rũ lòa xòa xuống gốc.

– Buồng chuối: cuống buồng to bằng cồ tay trổ ra từ giữa nách chuối, cong oằn, chĩa xuống đất đeo xung quanh năm bảy nải chuối. Nải chuối con xanh ngất, bé xíu, trái chuối chỉ to hơn ngón tay cái, mỗi trái chuối đều có một cuống râu màu đen. Nải chuối thấp là nái chuối bé nhất.

– Bắp chuối: phần cuối cùng của buồng chuối, màu đỏ tím, từa tựa một búp sen thon dài quá khô. Bắp chuối có thể cắt về làm rau, trộn gỏi rất ngon.

c. Sự chăm sóc cây chuối của ông:

– Ông vun gốc ủ lá cho ấm đất, ông cắt bó lá khô xấu.

– Ông tách cây chuối con để chuối mẹ phát triển, trổ buồng, trái to, lớn nhanh.

d. Ích lợi của cây chuối:

– Cho quả ăn bổ, ngọt thơm.

– Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.

– Thân chuối để chăn nuôi, làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu.

3) Kết luận:

– Nêu cảm xúc của em: biết ơn ông trồng cây để có quả ngon bổ cho gia đình ăn. Vườn nhà mát mẻ, tươi tắn nhờ màu xanh của cây lá ông trồng.

About The Author