Lập dàn ý tả một loài hoa mà em thích bao gồm dàn ý chi tiết của các loài hoa cho các em học sinh tham khảo, nắm được cấu trúc, cách viết một bài văn tả cây hoa trong chương trình học Tập làm văn lớp 5. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Lập dàn ý tả một loài hoa mà em thích

a) Mở bài: Giới thiệu về một loài hoa mà em thích

Gợi ý:

  • Cây hoa mà em muốn tả thuộc loài hoa gì?
  • Cây hoa ấy do ai trồng? Được trồng ở đâu?

b) Thân bài:

– Miêu tả chung về cây hoa:

  • Cây hoa ấy hiện đã bao nhiêu tháng tuổi? Đã bước vào giai đoạn ra hoa chưa?
  • Cây được trồng từ củ hay cây con hay cành chiết?
  • Cây hoa đó có kích thước như thế nào? (chiều cao, bề ngang…)

– Miêu tả từng bộ phận của cây:

  • Rễ cây (loại rễ, kích thước, màu sắc, công dụng…)
  • Thân cây (kích thước, màu sắc lớp vỏ bên ngoài…)
  • Cành cây (số lượng cành và nhánh cây, khoảng cách giữa các cành cây, phạm vi cành cây xòe ra bên ngoài…)
  • Lá cây (hình dáng, kích thước, gân lá, màu sắc, đặc điểm bề mặt…)
  • Hoa (mọc đơn lẻ hay mọc thành chùm, kích thước nụ hoa và khi hoa đã nở, đặc điểm của cánh hoa, mùi hương…)

– Miêu tả hoạt động của con người:

  • Em (hoặc người trồng cây) đã làm gì để chăm sóc cho cây?
  • Khi cây ra hoa em đã làm gì? (ngắm hoa, cắt hoa để tặng bạn…)

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho loài hoa mình vừa miêu tả

Dàn ý Tả cây hoa ly

1. Mở bài: Giới thiệu về cây hoa ly mà em muốn miêu tả.

  • Cây hoa ly ấy được trồng ở đâu? Trồng trên đất hay trong chậu?
  • Cây hoa ly đó đã trồng bao lâu rồi? Ai là người trồng và chăm sóc nó?
  • Cây hoa ly thuộc giống gì? Khi nở sẽ có hoa màu gì?

2. Thân bài:

a. Miêu tả cây hoa ly:

– Rễ: rễ chùm gồm nhiều sợi rễ nhỏ ăn sâu vào lòng đất để hấp thu nước và các chất dinh dưỡng

– Thân cây:

  • cao chừng 30cm
  • to như ngón tay, thân xốp

– Cành, nhánh cây:

  • cây hoa ly không đẻ cành hay nhánh
  • ở ngọn cây sẽ mọc trực tiếp các nụ hoa từ thân
  • bao nhiêu bông hoa sẽ có chừng đấy nhánh nhỏ ở ngọn

– Lá cây:

  • lá hoa ly có bề ngang hẹp khoảng 2cm, nhưng dài đến chừng hơn một gang tay
  • lá khá dày, có bề mặt lá trơn bóng, màu xanh sẫm
  • lá hoa ly mọc với mật độ khá dày, dọc theo thân cây, càng gần gốc càng có nhiều lá

b. Tả hoa ly

– Một cây hoa ly có thể cho rất nhiều hoa, chúng tập trung ở phần ngọn cây, xếp dọc như đèn chùm

– Búp hoa:

  • to và dài như trái chuối xanh
  • dù là giống nào thì lúc này bên ngoài búp hoa đều có chung màu xanh
  • khi nở, sẽ lộ dần màu của bông hoa ở phần chóp

– Bông hoa:

  • khi nở rộ có thể lớn hơn bàn tay người lớn
  • mỗi bông hoa gồm có 6 cánh, chia thành hai tầng, mỗi tầng 3 cánh xếp xen kẽ nhau
  • hoa ly có thể có rất nhiều màu như hồng, trắng, vàng, cam, tím, xanh…
  • cánh hoa ly dài chừng một gang tay, bề ngang nhỏ khoảng 2 đến 3cm, thon ở hai đầu
  • cánh hoa ly cũng khá dày, mọng nước, bề mặt cánh hoa mềm mịn như hoa hồng
  • khi nở rộ hết mức, phần rìa của các cánh hoa sẽ chuyển sang màu trắng nhạt
  • nhụy hoa ly giống như hoa phượng, gồm các sợi dài như ngón tay rất mảnh màu vàng nhạt và phần đầu tròn màu đỏ nâu
  • hoa ly không có đài hoa, mà có cuống hoa dài như hai đốt ngón tay mọc ra từ thân cây
  • hoa ly có khả năng hút mùi rất tốt, lại tươi lâu nên thường được dùng để trưng bày trong bếp

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây hoa ly.

  • Em thường làm gì để chăm sóc cây hoa ly?
  • Em thường làm gì với cây hoa ly những lúc rảnh rỗi, mệt nhọc?

Dàn ý tả cây hoa nhài

1. Mở bài

– Giới thiệu về cây hoa nhài mà muốn miêu tả:

  • Cây hoa nhài đó được trồng ở đâu? Nó được trồng trực tiếp trên đất hay được trồng trong chậu?
  • Cây hoa nhài đó do ai trồng/mua/tặng? Nó có từ khi nào? Đã nhiều tuổi hay chưa?
  • Đánh giá của em về cây hoa nhài đó? (xinh đẹp, đáng yêu…)
Tham khảo thêm:   Lập dàn ý Tả cây ăn quả lớp 4 (25 mẫu)

2. Thân bài

– Miêu tả cây hoa nhài:

  • Cây hoa nhài từ một gốc chính sẽ mọc ra các cành, các nhánh lớn
  • Các cành, các nhánh thường mọc ra ngay từ sát gốc, nên có cảm giác như có rất nhiều thân cây mọc sát nhau tạo thành bụi cây
  • Thân, cành cây hoa nhài nhỏ như ngón tay, rất cứng, được bao bọc bởi lớp vỏ nâu xám
  • Các nhánh phía trên của cây nhỏ như que tăm nhưng vẫn rất dẻo dai
  • Cây hoa nhài có số lượng cành con và nhánh rất nhiều, đến mức tạo thành một tán dày đặc, như cây nấm
  • Lá nhài có hình dáng như lá mồng tơi, to bằng chiếc thìa và mỏng tanh, hơi cong cong

– Miêu tả bông hoa nhài:

  • Hoa nhài lúc còn là nụ to như hạt đậu, tròn mũm mĩm
  • Khi nở, hoa to như cái muỗng của em bé, màu trắng tinh khiết
  • Hoa nhài có rất nhiều cành, cánh hoa nhỏ xíu, dày và mềm mại, xếp sát nhau như chiếc váy ngàn tầng
  • Hoa nhài có mùi thơm nồng nàn, nhưng rất tinh khiết, hấp dẫn vô cùng

3. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cây hoa nhài

Dàn ý tả cây hoa ban

1. Mở bài

– Giới thiệu về cây hoa ban mà em muốn tả:

  • Cây hoa ban đó được trồng ở đâu?
  • Cây hoa ban đó đã bao nhiêu tuổi rồi? (không rõ có thể áng chừng là cây đã rất lớn tuổi, hoặc trẻ tuổi)

2. Thân bài

– Miêu tả cây hoa ban:

  • Thân cây khá cao, khoảng tầm 4m
  • Thân cây to như bắp chân người lớn, vỏ màu nâu sẫm
  • Từ đoạn cách gốc khoảng 2m, cây bắt đầu ra cành
  • Cây hoa ban không có quá nhiều cành, thường chỉ tầm 5, 8 cành mà thôi
  • Lá cây hình tròn, các gân lá bắt đầu từ cuống lá thay vì sống lá như các lá cây khác

– Miêu tả hoa ban:

  • Bông hoa ban thường to như bàn tay em bé
  • Mỗi bông gồm 5 cánh, các cánh hoa có hình giọt nước, mỏng tanh như cánh bướm
  • Cánh hoa ban màu trắng thoáng chút hồng nhạt, riêng một cánh duy nhất sẽ có màu hồng dọc theo các đường vân từ dưới cuống cánh hoa chạy dọc lên
  • Khi hoa ban nở, cây sẽ còn rất ít lá, hầu như chỉ toàn hoa, tạo thành những cây kẹo bông lớn trên đường
  • Mỗi khi có gió thổi qua lại có vài cánh hoa rơi lả tả theo gió, đẹp như cảnh chốn bồng lai

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cây hoa ban

Dàn ý tả cây hoa hồng

1. Mở bài: Giới thiệu về cây hoa hồng định tả

  • Nhà em có một khu vườn nhỏ, ba em trồng rất nhiều hoa, trong đó em thích nhất là cây hoa hồng.

2. Thân bài: Tả cây hoa hồng

– Tả bao quát cây hoa hồng:

  • Cây hoa hồng được trồng thành bụi
  • Bên cạnh các cây hoa khác như: cúc, huệ,.. và một số cây khác trong vườn.

– Tả chi tiết về cây hoa hồng

  • Thân cây hoa: cao chừng 1 mét.
  • Cành cây: cây có nhiều cành, trên cành có nhiều gai.
  • Lá: lá non màu xanh nhạt, là già có màu xanh đậm, cạnh lá hình răng cưa.
  • Nụ hoa hồng: nụ chum chím, khi gần nở sẽ có vệt đỏ trên đầu cánh hoa
  • Hoa: Khi hoa nở các cánh hoa xếp thành nhiều tầng, có màu đỏ tươi rất đẹp và nổi bật. Giữa hoa có nhị vàng.
  • Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng.
  • Thu hút rất nhiều ong bướm khi hoa nở rộ.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây hoa hồng

  • Em rất thích hoa hồng.
  • Hoa hồng dùng để trang trí rất đẹp.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả cây hoa hồng lớp 4

Dàn ý tả hoa cúc

Lập dàn ý Tả một loài hoa mà em thích lớp 5

1. Mở bài

  • Vườn nhà ông nội em có rất nhiều loại hoa: hoa lan, hoa hồng, thược dược…
  • Nhưng có một khóm hoa cúc vàng nội trồng ngay trước cửa vườn mà em rất thích. Em sẽ tả lại khóm hoa cúc ấy.

2. Thân bài

– Tả khóm hoa

  • Khóm hoa không cao lắm, mỗi cây chắc chỉ độ ba mươi xăng-ti-mét, còn có rất nhiều cây nhỏ xung quanh.

– Tả vẻ đẹp của hoa cúc

  • Hoa cúc tròn, cuống hoa dài, đài hoa xanh và cứng cáp đỡ lấy những cánh hoa vừa dày vừa dài xếp thành từng lớp ở trên. Mỗi đóa cúc là một mặt trời nhỏ nổi bật trên nền xanh của khu vườn.

– Tác dụng của hoa cúc

  • Hoa cúc dùng để cắm vào lọ, trang trí nhà cửa rất đẹp.
  • Khóm hoa cúc như tô điểm cho khu vườn của ông em thêm đẹp hơn.

3. Kết bài

  • Những lúc không phải học bài, em thường ra vườn giúp ông chăm sóc những khóm hoa cúc ấy.
  • Em sẽ học ông cách trồng hoa cúc, em muốn trồng nhiều thật nhiều hoa cúc ở vườn nhà minh.
Tham khảo thêm:   Dàn ý bài văn Tả cô giáo lớp 5

>> Chi tiết: Lập dàn ý miêu tả cây hoa cúc

Dàn ý tả cây hoa sen

1. Mở bài: giới thiệu hoa sen

  • Ví dụ: Trong tất cả các loài hoa em thích nhất là hoa sen bởi hoa sen có một ý nghĩa quan trọng và là một loài hoa tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài: Tả hoa sen

a. Tả bao quát hoa sen

  • Hoa sen to bằng một bàn tay
  • Hoa sen có nhiều cánh
  • Hoa sen rất đẹp

b. Tả chi tiết hoa sen

– Tả cánh sen

  • Cánh hoa sen rất mỏng
  • Cánh hoa có nhiều gân
  • Cánh hoa sen màu hồng, nhưng có nhiều hoa sen màu trắng, tím, đỏ,…
  • Cánh hoa sen có hình giọt nước
  • Cánh hoa sen thường chụp lại với nhau

– Tả đài hoa sen

  • Đài hoa sen nằm ở dưới cánh hoa
  • Đài hoa sen màu xanh
  • Đài hoa sen giúp các cánh hoa sen cố định với nhau

– Nhị hoa sen

  • Nhị hoa sen màu vàng
  • Nhị hoa sen là một phần chưa hạt sen
  • Nhị hoa sen được cánh hoa sen bao học

– Hoa sen với con người:

  • Hoa sen rất có ý nghĩa
  • Hoa sen rất hữu ích: hạt sen có thể chế biến để ăn, củ sen để nấu chè,….

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hoa sen

  • Ví dụ: Em rất thích hoa sen bởi hoa sen có nhiều hữu ích và mang một ý nghĩa rất lớn đối với con người Việt Nam.

>> Chi tiết: Lập dàn ý Tả cây hoa sen

Dàn ý tả hoa mai ngày Tết

1. Mở bài

  • Cây mai vàng đặc trưng của miền Nam, dịp tết đến Xuân về, nhà nào cũng đều trang trí một cây hoa mai thật đẹp.
  • Trang trí trong nhà là may mắn suốt năm cho cả gia đình.
  • Hoa mai tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn đến cho gia đình.

2. Thân bài: Tả cây mai

  • Cây mai cao trên 2m, thân gỗ, mảnh khảnh và được chia thành nhiều nhánh.
  • Lá cây mai nhỏ bằng hai ngón tay, tán luôn xòe rộng.
  • Dáng mai không đẹp, màu xám.
  • Khi trồng cây mai sẽ trang trí cho cây mai thêm xinh tươi như các câu đối Tết, bao lì xì, đèn màu,…rất đẹp và ý nghĩa.
  • Tình cảm của tôi đối với mùa xuân đang về thật tuyệt đẹp biết bao!
  • Màu vàng hoa hòa quyện với không khí của mùa xuân không khí về những ngày sum vầy vui vẻ đang đến gần gợi bao nhiêu cảm xúc.
  • Hoa mai còn tượng trưng ngày tết, sự vui vẻ và đầm ấm của những ngày sum vầy gia đình.

3. Kết bài

  • Hoa mai vàng đến là mùa xuân về, hoa mai tượng trưng cho mùa xuân, hạnh phúc, may mắn, sum vầy.
  • Mỗi dịp Tết đến tôi cùng mẹ chăm sóc hoa mai và mong cho một mùa xuân mới đầy niềm vui và hạnh phúc mới.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả cây hoa đào hoặc hoa mai ngày Tết

Dàn ý tả cây hoa đào ngày Tết

1. Mở bài: Giới thiệu loại hoa cần đề cập

2. Thân bài

– Tả bao quát cây đào

  • Cây đào cao hay thấp, nhỏ hay to
  • Cây hoa đào được trồng trong chậu hay ngoài vườn

– Tả chi tiết cây hoa đào

  • Thời gian được trồng: ông ngoại em đã trồng nó khi em còn nhỏ
  • Thân cây đào: thân cây đào to và ngắn, vỏ sần sùi và cành có nhiều nhánh tỏa ra khắp nơi
  • Cành hoa đào: rất nhiều, tỏa ra khắp thân, khỏe mạnh
  • Nụ đào: trong giai đoạn ra nụ, những nụ hoa mọc khắp cành đào.
  • Lá đào: những lá đào bắt đầu mọc ra, những lá non xanh mơn mởn
  • Hoa đào: hoa đào màu hồng, tươi thắm đang khoe sắc
  • Đào nở hoa vào mùa xuân.

3. Thân bài:

  • Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em về cây hoa đào
  • Khẳng định hoa đào là hoa truyền thống của tết ở miền Bắc.

Dàn ý tả hoa hướng dương

Lập dàn ý Tả một loài hoa mà em thích lớp 5

1. Mở bài

Bạn có biết những đóa hướng dương luôn nở hướng về phương đông? Bạn thích những đóa hướng dương đó chứ? Còn tôi, loài hoa tôi yêu nhất là hướng dương.

2. Thân bài

  • Tả hình dáng loài hoa và hương thơm
  • Nêu ý nghĩa loài hoa đó
  • Sự chăm sóc của bản thân đối với loài hoa đó
  • Tình cảm đối với hoa

3. Kết bài

Hoa hướng dương thật đẹp, thật quý phái, thật ý nghĩa, em rất yêu hoa và mong mình cũng được rực rỡ và lạc quan như hoa vậy.

Dàn ý tả cây hoa giấy

1. Mở bài

  • Giới thiệu loài hoa em định tả: Năm ngoái, chẳng biết bố em xin được ở đâu về một gốc hoa giấy, nghe nói loại cây này dễ trồng chẳng cần chăm sóc gì mấy mà vẫn cho hoa đẹp.
  • Thế là bố em trồng ngay ở góc sân trước cửa nhà, đến nay cây đã lớn, hoa nhiều và đẹp vô cùng.

2. Thân bài

– Tả bao quát cây hoa giấy:

  • Cây hoa giấy nhà em cao tầm 2m, mọc bám vào bờ rào, thế nhưng cây không lan rộng, mà chỉ khum khum trong bán kính 2m.
  • Khi không có hoa, cây trông như một chiếc dù màu xanh thẫm, mùa có hoa thì lại giống đám mây hồng, xen lẫn trắng.
Tham khảo thêm:   Lập dàn ý bài văn tả người hàng xóm của em lớp 5

– Tả chi tiết cây hoa giấy:

  • Hoa giấy là loài thân gỗ, thân cây cứng, to tầm cổ tay của một người lớn, bên ngoài có lớp vỏ xù xì, màu đen hơi ngả sang nâu.
  • Thân cây không mọc thẳng hẳn mà uốn lượn rồi phân ra nhiều nhánh nhỏ hơn, mọc lan sang hai bên.
  • Hoa giấy có rất nhiều cành, mọc chồng chéo, đan xen vào nhau, hơn nữa lại còn có gai rất nhọn.
  • Trên mỗi cành đi kèm với gai nhiều, lá cũng nhiều không kém, lá mọc thành từng chùm một, lá nhỏ cỡ bằng đồng xu, màu xanh thẫm, sờ vào có cảm giác bóng mịn.

– Tả chi tiết hoa giấy:

  • Mỗi đợt cây ra hoa, là ra kín cả cây, dường như hoa lấp cả lá, nhìn lên người ta chỉ thấy một cây hoa tựa như đám bông đầy màu sắc đang ngự ở trên tường.
  • Mỗi bông hoa giấy gồm 3 cánh mỏng, hình như chiếc lá khép lại với nhau, tựa như chiếc đèn lồng dựng ngược, bên trong có 3 cái nhị hoa màu nâu và một cái nhụy hoa màu trắng nằm chính giữa.
  • Hoa rất lâu tàn, cả hai ba tháng mà vẫn thấy cây y như thuở mới ra hoa, vẫn rất đẹp.

3. Kết bài

  • Em rất thích cây hoa giấy này, cả nhà em cũng vậy.
  • Em sẽ chăm sóc thật tốt cho cây, để hàng năm cây nở ra những bông hoa thật đẹp, tô điểm cho ngôi nhà của em luôn ấm áp và rực rỡ.

>> Chi tiết: Tả cây hoa giấy hay nhất lớp 4, 5

Dàn ý tả cây hoa Ngọc Lan

1. Mở bài: Giới thiệu về hoa ngọc lan.

2. Thân bài

  • Hình dáng hoa như thế nào? (Hoa ngọc lan trắng tinh khôi, nhỏ bé, e ấp, hoa tự nép mình bởi sự che chở của thân cây to lớn, dưới những vòm lá xum xuê, không vướng bụi trần. Ngọc lan không rực rỡ như hoa Hồng, không nồng nàn như hoa sữa và cũng không kiều diễm như hoa ly. Nhưng hoa ngọc lan lại có một mùi thơm vô cùng quyến rũ và hương thơm lưu lại được rất lâu, ngay cả khi bông hoa không còn tươi sắc.)
  • Mùi hương hoa gợi tả cho con người cảm giác gì? (Mùi thơm quyến rũ của hoa ngọc lan đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà thơ, nhà văn và các nhạc sĩ để lại nhiều tác phẩm hay như bài hát “Hương ngọc lan” của nhạc sĩ Anh Quân.” Góc phố nơi anh hẹn, cành ngọc lan tỏa bóng mát. Tỏa hương bát ngát…Sẽ mãi mãi thương anh là thế và sẽ mãi mãi hương ngọc lan còn…còn trong giấc mơ…”)
  • Hoa ngọc lan thường nở vào mùa nào? (Hoa ngọc lan thường nở vào mùa thu khi những cơn gió heo may se se lạnh, thổi những làn gió sớm mai vào trước sân nhà. Đó cũng là giờ phút mà những đóa ngọc lan mang màu trắng tinh khôi tỏa hương lan trong gió. Hương thơm của nó theo vào từng ngóc ngách, ngõ nhỏ, và trong tâm hồn người nghệ sĩ, vào trong cả giấc mơ.)
  • Miêu tả thân cây, lá cành như thế nào? (Những chiếc lá xanh non mượt mà đung đưa theo từng cơn gió nhẹ, màu xanh non mềm mại của làm như những cô gái đang tuổi thanh xuân kiêu sa và tinh khiết. Những đóa hoa lan vừa trong trắng, vừa ngây thơ tỏa mùi thơm lay động tâm hồn biết bao chàng trai si tình.)
  • Hoa ngọc lan thường tượng trưng cho điều gì? (Khi những bông hoa lan đủ trưởng thành sẽ nở ra như những người con gái đã trưởng thành tuy không còn sự e ấp, nhưng cũng không mang vẻ tự phụ phô trương thái quá, bông hoa mang nét đẹp của sự chín chắn, trưởng thành. Nó vừa thong dong thư thả, vừa lung linh rực rỡ.)
  • Hoa ngọc lan gắn liền với ký ức tuổi thơ như thế nào? (Tôi chợt nhớ mãi thuở ấu thơ thường theo mẹ lên chùa vào những ngày rằm và mùng một. Ngôi chùa nhỏ nằm yên tĩnh ở một góc làng có một gốc cây ngọc lan rất to bên cạnh một cái giếng trong veo sâu hun hút. Thủa ấy, tôi thường nhặt những bông hoa ngọc lan rơi dưới đất rồi nhét vào túi quần mang về nhà chơi đồ hàng.)
  • Hương hoa gợi tả điều gì? (Mùi hoa ngọc lan quấn vào quần áo tôi, vào tóc tôi, tạo nên một mùi thơm thanh tao, quyến rũ chưa từng thấy. Cho tới sau này khi đi đâu mỗi lần nhìn thấy ngọc lan tôi cũng đều dừng lại và nhặt vào bông hoa cho vào túi áo để mong sao lưu giữ được chút hương thơm vừa tinh khôi, vừa thu hút này thật lâu.)

3. Kết bài:

Giờ đây dù đã xa làng quê, nơi có những gốc cây ngọc lan cổ thụ, nơi có những mùi hương thân thuộc, giản dị, mang lại cho tôi những giấc mơ về một thời thơ ấu. Nhưng tôi vẫn không thể nào quên được mùi hương quyến rũ ấy. Mỗi lần ngang trên con phố nào đó, bất chợt ngửi thấy mùi hương xưa lòng tôi lại nao nao nhớ về một thời thơ dại.

About The Author