Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật lớp 5 bao gồm dàn ý chi tiết cho các bài văn tả đồ vật trong chương trình tiểu học lớp. Các bài dàn ý hay sau đây cho các thầy cô, cùng các em học sinh tham khảo nắm được cấu trúc, cách làm bài làm văn miêu tả đồ vật. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Cách làm bài văn miêu tả đồ vật

– Quan sát theo một trình tự hợp lí và thống nhất từ đầu đến cuối:

  • Quan sát bao quát
  • Quan sát từng bộ phận: từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới…

– Quan sát bằng nhiều giác quan:

  • Thị giác: hình dáng, màu sắc, kích thước…
  • Thính giác: tiếng nhạc, âm thanh khi di chuyển các bộ phận…

Xúc giác: cảm nhận đồ vật mềm hay cứng, dẻo dai hay thô ráp…

– Quan sát cẩn thận để tìm ra những đặc điểm riêng của đồ chơi, giúp phân biệt nó với các đồ chơi khác.

Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật lớp 5

1. Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng)

  • Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)

2. Thân bài:

  • Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc
  • Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)
  • Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng
  • Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)

3. Kết bài mở rộng: (2-4 dòng)

  • Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).

Dàn ý Tả đồng hồ treo tường

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ treo tường của nhà em

Gợi ý:

  • Chiếc đồng hồ treo tường đó được treo ở đâu?
  • Nó đã được sử dụng bao lâu rồi?
  • Ai là người đã mua và treo nó lên tường nhà em?

b) Thân bài:

  • Đồng hồ treo tường nhà em thuộc hãng gì? Nó thuộc loại nào trong các loại đồng hồ treo tường?
  • Bề ngoài của nó còn mới hay đã có phần cũ kĩ?
  • Chiếc đồng hồ có hình gì? Kích thước của nó? Đồng hồ có đủ lớn để mọi người xem giờ không?
  • Đồng hồ dày hay mỏng? Màu sắc chủ đạo của chiếc đồng hồ là gì? Nó có hòa hợp với màu sơn tường và các đồ dùng khác trong nhà không?
  • Chất liệu chính làm nên chiếc đồng hồ là gì? Chất liệu đó có ưu diểm gì?
  • Phần viền của đồng hồ có màu sắc và đường nét, họa tiết như thế nào?
  • Mặt đồng hồ có hình dáng ra sao? Các con số, kim đồng hồ có đặc điểm gì?
  • Vị trí lắp pin của đồng hồ nằm ở đâu? Nó sử dụng pin gì? Bao lâu thì cần phải thay pin cho đồng hồ một lần? Khi thay có cần tháo đồng hồ xuống không?
    Có cách nào để điều chỉnh vị trí các kim đồng hồ không? Nút điều khiển đó nằm ở đâu của chiếc đồng hồ?
  • Chức năng của chiếc đồng hồ treo tường là gì? Nếu một ngày thiếu đi chiếc đồng hồ đó thì em sẽ cảm thấy thế nào?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ treo tường của nhà mình.

Dàn ý Tả chiếc bàn học ở trường của em

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học ở trường của em

b) Thân bài:

– Miêu tả khái quát chiếc bàn học:

  • Bàn học ở trường là bàn đôi hay bàn một người?
  • Chiếc bàn ấy được làm từ chất liệu gi? Có nặng hay không? Màu sắc chủ đạo là gì?
  • Bàn học được mua mới, hay đã qua sử dụng nhiều năm rồi? Bàn trông có sạch sẽ không?

– Miêu tả chi tiết bàn học:

  • Mặt bàn rộng và dày bao nhiêu? Có đủ để em sử dụng thoải mái không?
  • Hộc (ngăn) bàn được thiết kế như thế nào? Có đủ tấm ngăn ở ba mặt không? Em thường để gì dưới ngân bàn?
  • Bàn có bao nhiêu chân bàn? Làm từ chất liệu gì? Có vững chắc không?
  • Bàn có móc để treo đồ không? Nó nằm ở đâu?

– Hoạt động của em với bàn học:

  • Em thường làm gì để giữ gìn vệ sinh bàn học?
  • Em học tập như thế nào, làm những việc gì trên chiếc bàn?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bàn học

Dàn ý Tả quyển sách tiếng việt lớp 5 tập 2

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về cuốn sách tiếng việt lớp 5 tập 2 mà em muốn tả:

  • Cuốn sách đó được ai mua/ tặng cho em?
  • Em dùng cuốn sách đó để làm gì?
  • Em có yêu thích cuốn sách đó không?

2. Thân bài

– Miêu tả khái quát quyển sách tiếng việt lớp 5 tập 2:

  • Quyển sách có hình gì?
  • Nêu kích thước của quyển sách? (chiều dài, chiều rộng, bề dày – HS có thể dùng thước đo để có số liệu chính xác)
  • Quyển sách do Nhà xuất bản nào phát hành? Được bán với giá bao nhiêu tiền?
Tham khảo thêm:   Lập dàn ý Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai (8 mẫu)

– Miêu tả bìa trước quyển sách tiếng việt lớp 5 tập 2:

  • Có màu sắc gì?
  • Có vẽ hình ảnh trang trí nào? (nêu rõ nội dung của hình ảnh minh họa: vẽ phong cảnh gì, vẽ những ai, đang làm gì…)
  • Trên bìa trước cuốn sách có những dòng chữ nào? In màu mực gì?

– Miêu tả bìa sau quyển sách tiếng việt lớp 5 tập 2:

  • Có màu sắc chủ đạo gì?
  • Có những hình ảnh gì xuất hiện? (huân chương, giá tiền, mã số sách, danh sách các cuốn sách giáo khoa lớp 5)

– Nội dung cuốn sách:

  • Bên trong cuốn sách gồm các nội dung gì? (tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn, kể chuyện)
  • Những nội dung đó được sắp xếp, phân chia như thế nào?
  • Trong các nội dung đó, em thích nhất là nội dung nào? Vì sao?

3. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cuốn sách tiếng việt lớp 5 tập 2
  • Em sẽ giữ gìn, bảo vệ cuốn sách như thế nào?
  • Cùng với cuốn sách em sẽ học tập chăm chỉ để đạt kết quả tốt không?

Dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)

  • Nhân dịp đầu năm học mới
  • Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức

2. Thân bài:

– Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu

  • Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
  • Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
  • Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
  • Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.

– Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..

  • Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
  • Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
  • Có bốn cây kim : kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
  • Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
  • Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính.

3. Kết bài:

  • Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
  • Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
  • Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.

Dàn ý tả chiếc cặp sách

1. Mở bài:

  • Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.

2. Thân bài:

– Tả bao quát chiếc cặp sách:

  • Chiếc cặp có quai đeo
  • Làm bằng vải da
  • Hình khối hộp chữ nhật
  • Màu xanh tươi và xanh thẫm

– Tả chi tiết từng bộ phận:

+ Nắp cặp và mặt trước:

  • Màu xanh tươi có hình trang trí.
  • Đường viền cặp màu vàng.
  • Khóa sáng loáng.

– Mặt sau cặp:

  • Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
  • Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.

– Quai cặp:

  • Quai da den để xách.
  • Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.

– Các bộ phận bên trong:

  • Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
  • Công dụng của từng ngăn,…

3. Kết bài:

  • Tình cảm gắn bó với chiếc cặp

Dàn ý tả chiếc bàn học

1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả

2. Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc bàn học

  • Chiếc bàn có ghế liền
  • Chiếc bàn học màu trắng
  • Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
  • Bàn dài 1m và rộng 50cm
  • Trông chiếc bàn rất đẹp

b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học

– Mặt bàn:

  • Màu trắng
  • Nhẵn bóng
  • Có gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ

– Hộc bàn:

  • Được đính kèm dưới mặt bàn
  • Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
  • Có núm cầm hình tròn

– Ghế:

  • Ghế được nối với bàn
  • Cố thanh gác chân
  • Màu trắng
  • Hình vuông

– Giá sách:

  • Đính trên mặt bàn
  • Màu trắng
  • Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau

– Bàn rất chắc chắn và tiện nghi

– Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn

c. Công dụng của chiếc bàn

  • Ngồi học bài
  • Để sách vở
  • Dùng để đặt các vật trang trí
  • Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
  • Giúp em rất nhiều trong học tập

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học

  • Em rất thích chiếc bàn học của em
  • Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
  • Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học

Dàn ý Tả chiếc bút máy

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật lớp 5

1. Mở bài

  • Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.
  • Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp ba.

2. Thân bài

– Tả bao quát hình dáng bên ngoài

  • Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.
  • Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.

– Tả từng bộ phận

  • Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng… Cái cài bút màu vàng sáng loáng.
  • Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.
  • Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.
  • Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.
  • Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.
Tham khảo thêm:   Dàn ý bài văn Tả cô giáo lớp 5

3. Kết luận

  • Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.
  • Ví dụ: Chiếc bút giúp em viết đẹp hơn trước. Vì vậy em bảo quản nó rất cẩn thận…

Dàn ý miêu tả hộp bút

1. Mở bài: giới thiệu hộp bút

2. Thân bài: tả hộp bút

– Tả bao quát hộp bút

  • Hộp bút được làm bằng vải
  • Hộp bút màu hồng
  • Hộp bút hình chữ nhật
  • Hộp bút dài 20 cm, rộng 5cm và cao 4cm
  • Bên ngoài hộp bút dược trang trí là hình con mèo kitty

– Tả chi tiết từng bộ phận hộp bút

  • Hộp bút có 2 ngăn, một ngăn đựng thước bút và một ngăn đựng vật nhỏ nhỏ như: tẩy, đồ gọt bút chì,….
  • Ngăn lớn có thể đựng được máy tính bỏ túi
  • Khi mở hoặc đóng là hộp bút đều có khóa
  • Hộp bút mở giống như một quyển sách
  • Bên trong hộp bút là màu trắng, được làm từ vải mịn

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc hộp bút

  • Đây là món quà ba mẹ tặng nên em rất trân trọng
  • Em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng ba mẹ
  • Em sẽ giữ gìn cẩn thận và sạch sẽ hộp bút

Dàn ý Tả cây bút chì

1. Mở bài:

  • Giới thiệu cái bút mà mình muốn tả:
  • Có trong trường hợp nào? (Sinh nhật lần thứ tám)
  • Ai tặng (Bạn của bố mẹ tặng).

2. Thân bài:

  • Tả bao quát chiếc bút (Hình dáng cái bút như thế nào? Màu gì? Dài độ bao nhiêu?)
  • Tả đặc điểm các bộ phận (Thân bút, nắp bút, ngòi bút, ruột bút)
  • Công dụng của cái bút.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em về cây bút chì.

Dàn ý Tả quyển sách Tiếng Việt

1. Mở bài: Quyển sách Tiếng Việt 4, tập 1 là một trong những đồ dùng học tập rất cần thiết cho em. Quyển sách được bố mua vào đầu năm học mới.

2. Thân bài

– Tả bên ngoài

  • Sách hình chữ nhật, khổ sách 17cm x 24 cm.
  • Bìa trước màu tím nhạt, có tranh vẽ năm bạn học sinh đang ngồi học, phía trên ghi tên sách, phía dưới ghi tên Nhà Xuất bản.
  • Bìa sau màu trắng, có dán tem của Nhà Xuất bản Giáo dục.

– Tả bên trong

  • Giấy trắng tinh, cùng khổ giấy với tờ bìa, mỏng hơn giấy bìa, gồm 184 trang.
  • Kênh chữ to, rõ ràng.
  • Môn Tập đọc thường có kênh hình (tranh vẽ) minh họa.
  • Mạch kiến thức chia theo từng chủ điểm.
  • Mỗi tuần học: gồm 5 phân môn (Tập đọc, Luyện từ và câu; Chính tả; Tập làm văn, Kể chuyện).
  • Có câu hỏi, luyện tập sau mỗi bài học.
  • Có hướng dẫn ôn tập giữa học kì và cuối học kì.
  • Cuối quyển sách là phần Mục lục.

3. Kết bài

  • Quyển sách là nơi chứa đựng nguồn tri thức tiếng Việt.
  • Sách giúp em, học tập tốt, sách đồng hành với em trong suốt học kì.
  • Em hứa gìn giữ sách cẩn thận, không để rách bìa, quăn góc.

Dàn ý tả con gấu bông

1. Mở bài: giới thiệu con gấu bông em định tả

Trong tất cả đồ chơi của em là em thích con gấu bông hình Minion. Đây là con gấu bông em được mẹ tặng vào dịp sinh nhật năm lớp 4. Đây là con gấu bông em thích nhất từ trước đến giờ mà em có.

2. Thân bài: tả con câu bông

a. Tả bao quát con gấu bông

  • Con gấu bông này cao 1m
  • Nó to em ôm không xuể
  • Nó có hai màu là vàng và xanh
  • Nó mặc một chiếc quần dạng yếm

b. Tả chi tiết con gấu bông

– Tả hình dáng con gấu bông

  • Cái đầu con gấu bông to, nó không tròn lắm
  • Nó dạng hình chữ nhật cong ở các góc
  • Tay và chân của con gấu bông ngắn
  • Thân trên của nó màu vàng
  • Thân dưới mặc quần màu xanh dương
  • Nó có đôi mắt nhỏ xíu, đeo đôi kính tròn và to thật to
  • Miệng cười lộ vài cái rang trông rất dễ thương

– Tả hoạt động của em với gấu bông

  • Nó không thể đứng hoặc ngồi, chỉ khi em bế và giữ thì nó mới đứng được
  • Hằng ngày em đều để nó ở đầu giường ngủ của mình
  • Mỗi tối em đều ôm nó ngủ

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con gấu bông của mình

  • Em rất yêu con gấu bông này
  • Em sẽ yêu thương, giữ gìn cẩn thận con gấu bông này.

Dàn ý tả con búp bê

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật lớp 5

1. Mở bài:

  • Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.

2. Thân bài:

  • Con búp bê có đôi mắt đen láy
  • Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.
  • Hai bím tóc, làn tóc mai, khuôn mặt trái xoan.
  • Búp bê mặc bộ váy hoa viền đăng ten đủ màu sặc sỡ.
  • Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.
  • Những ngón tay thon thon búp măng.
  • Chân đi hài óng ánh hạt cườm.

3. Kết bài:

  • Em rất thích con búp bê.
  • Em cho búp bê ngủ cùng em.
  • Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.

Dàn ý tả cái tủ lạnh

1. Mở bài

  • Giới thiệu đồ vật định tả: cái tủ lạnh (gia đình em mua lúc nào? Tủ lạnh hiệu gì?)

2. Thân bài:

– Tả bao quát:

  • Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, có dung tích 120 lít.
  • Vỏ tủ lạnh làm bằng thép trắng (inox) (có thể tả màu sơn của tủ lạnh).

– Tả chi tiết:

  • Tủ lạnh có mấy cửa? (hai cửa). Tủ lạnh được đặt chắc chắn lên bục bằng nhựa tốt mang tên hãng sản xuất tủ (Toshiba).
  • Mở cánh cửa nhỏ là phần trên tủ lạnh, đó là ngăn làm đá. Ngăn đá chia làm hai tầng, và hai hộc đeo trên cánh cửa.
  • Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn. Có bốn hộc đeo ở cánh cửa.
  • Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ.
Tham khảo thêm:   Dàn ý Tả mẹ lớp 5 Hay nhất + Mới nhất

– Sử dụng và gìn giữ tủ như thế nào?

  • Mẹ cất thức ăn giữ lạnh cho khỏi ôi thiu. Tủ lạnh giúp bảo quản rau tươi lâu.
  • Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần.
  • Mẹ lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ.

3. Kết luận:

  • Nêu suy nghĩ của em về ích lợi của tủ lạnh (tiện dụng, bảo vệ sức khoẻ).
  • Nêu cảm xúc của em đối với tủ lạnh (xem tủ lạnh như một người bạn thân thiết quen thuộc như mọi vật trong nhà).

Dàn ý Tả chiếc tivi nhà em

1. Mở bài

  • Giới thiệu về chiếc ti vi nhà em
  • Chiếc tivi đó được đặt ở đâu?
  • Ai là người đã mua/tặng chiếc tivi đó?
  • Chiếc tivi đó đã được sử dụng lâu chưa? Có còn mới không? Có sử dụng tốt không?

2. Thân bài

  • Chiếc tivi được đặt ở trên một chiếc tủ cao trong phòng khách.
  • Ti vi màu đen hình hộp chữ nhật, đã có từ rất lâu
  • Nó khá cũ, có một vài vết xước
  • Màn hình rộng, hơi lồi về phía trước luôn cho hình ảnh sắc nét
  • Các nút điều khiển nhanh ở phần đế của tivi
  • Hai chiếc loa bên cạnh màn hình có bộ lọc tiếng rất tốt, mọi âm thanh đều nghe rõ và êm tai.
  • Chiếc ti vi giúp cho gia đình gần nhau hơn, mọi người cùng nhau xem thời sự, xem phim, nói cười vui vẻ
  • Chiếc tivi mang đến nhiều thông tin bổ ích

3. Kết bài

Lợi ích của tivi và tình cảm dành cho nó: Chiếc tivi đã gắn liền với tuổi thơ của em, đó là những chương trình ca nhạc, các bộ phim hoạt hình đầy hấp dẫn. Tivi là một người bạn không những cung cấp những thông tin bổ ích đến cho gia đình em mà còn giúp mọi người gần nhau hơn. Em rất yêu quý chiếc tivi nhà em.

Dàn ý Tả bộ ấm chén

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật lớp 5

1. Mở bài

– Giới thiệu về bộ ấm trà (bộ ấm trà uống nước hàng ngày của gia đình em).

  • Ai mua hoặc ai tặng? (mẹ em mua).
  • Mua hoặc tặng vào dịp nào? (mẹ đi siêu thị).

2. Thân bài

  • Tả bao quát bộ ấm trà: Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của cái ấm và những cái chén.
  • Tả chi tiết: cấu tạo, chất liệu của cái ấm, nắp ấm, cấu tạo, chất liệu của những cái chén.

3. Kết bài

  • Nêu công dụng của của bộ ấm trà.
  • Cảm nghĩ của em đối với bộ ấm trà.

Dàn ý tả tấm lịch treo tường

I. Mở bài

  • Giới thiệu tấm lịch mà em sẽ tả (lịch do má mua hay một người thân biếu tặng?).
  • Tấm lịch được treo ở đâu (ở phòng khách hay phòng làm việc của ba hoặc má?).

II. Thân bài

Tùy theo tấm lịch nhà em thuộc loại nào (lịch tờ hay lịch lốc mà em sẽ có cách tả khác nhau). Nếu là lịch lốc thì em có thể tả như sau:

a. Tả bìa lịch

  • Bìa lịch được làm bằng một tấm giấy các-tông cứng.
  • Hình dáng, kích thước: Bìa hình chữ nhật, ngang 50cm, dài 70cm.
  • Phía trên bìa lịch: Nếu là bìa bồi bọc giấy bóng đỏ, thì trên đó thường có những chữ hoặc hình ảnh nhũ vàng. Song cũng có thể là một bức tranh nghệ thuật, khi đó em có thể tả sơ qua về bức tranh đó.

Chẳng hạn:

  • Phần trên tấm bìa là một bức tranh nghệ thuật, màu sắc hài hòa, quen thuộc.
  • Cảnh trong tranh: cảnh hội xuân, các cụ ông cụ bà cùng các cháu thiếu nhi, các cô gái mặc áo dài tứ thân, các trai làng đứng xem đấu vật.
  • Bên dưới bức tranh là một dòng chữ vàng lấp lánh: Chúc mừng năm mới.

b. Tả lốc lịch

  • Vị trí của lốc lịch nằm ở phần dưới của bìa lịch, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của bìa lịch.
  • Lốc lịch dày như một cuốn từ điển gồm 365 tờ, lúc chưa dùng được bao kín lại. Trên mỗi tờ lịch có ghi tên tháng, tên ngày trong tuần. Bên dưới mỗi tờ lịch lại có ghi chữ Hán và ngày tháng theo âm lịch.

Chú ý:Tả bìa cũng như tả lốc lịch, đều phải kết hợp tả bao quát với tả chi tiết.

III. Kết luận

  • Mỗi tấm lịch như một người bạn thân thiết của mỗi gia đình. Nó nhắc nhở ta phải biết quý trọng thời gian.

Dàn ý miêu tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em

1. Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?

  • Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
  • Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
  • Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
  • Loại cặp có quai xách và dây mang.

b. Tả từng bộ phận:

– Bên ngoài:

  • Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
  • Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
  • Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

– Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:

  • Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
  • Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.

3. Kết luận: Cảm nghĩ của em.

Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.

About The Author