Bạn đang xem bài viết Trời nóng và những bất lợi có thể xảy ra với cơ thể tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Khi nghĩ đến mùa hè, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những giây phút vui chơi ngoài biển hay du ngoạn thành phố thoải mái trong kỳ nghỉ hè với gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, mùa hè tương đương với trời nắng nóng mang lại tác động vô cùng có hại đến sức khỏe của con người. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu rõ nhé!

Trời nắng nóng gây ra những ảnh hưởng gì cho sức khỏe?

Sau đây sẽ là một số hệ lụy nếu con người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà bạn cần biết đến.

Phát ban nhiệt

Nắng nóng có thể khiến cơ thể phát ban nhiệt

Hay còn được gọi là nhiệt gai, là hiện tượng phát ban do dị ứng thời tiết và thậm chí có thể gây mẩn ngứa, đau đớn. Khi bạn đổ mồ hôi quá nhiều trong thời tiết nóng ẩm, người bạn sẽ bị nổi các mụn nhọt, mụn nước nhỏ ở các vị trí như cổ hoặc ngực, hoặc có xu hướng nổi nhiều tại phần háng, khuỷu tay và dưới ngực.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Viết 4 - 5 câu về công việc hằng ngày của một người thân của em 14 đoạn văn mẫu lớp 2

Bạn cần biết rằng các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nếu tiếp xúc thường xuyên.

Mất nước

Nắng nóng có thể khiến cơ thể mất nước

Đây là hiện tượng thông thường xảy ra khi cơ thể bạn làm việc trong môi trường nắng nóng khá lâu, khiến lượng nước trong cơ thể tiêu hao nhanh chóng và dẫn đến tình trạng mất nước. Các bạn có thể bị chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, khát, nước tiểu màu vàng đậm, chán ăn, và nặng hơn là ngất xỉu.

Kiệt sức

Nắng nóng có thể gây kiệt sức

Khi lượng nước và muối khoáng lớn thoát ra khỏi cơ thể qua lượng mồ hôi đổ ra khi trời nắng nóng thì người bạn sẽ dễ dàng kiệt sức. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, nhịp tim nhanh và yếu, thở nhanh, yếu cơ, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn.

Chuột rút

Nắng nóng có thể gây chuột rút cơ bắp

Xuất hiện ở những người lao động nặng hay những vận động viên phải tập luyện với cường độ cao trong nhiệt độ môi trường nắng nóng. Trong khi cơ thể đang vận động và sinh nhiệt, bạn sẽ dễ bị chuột rút do nhiệt.

Biểu hiện như đau ở các bắp thịt, đặc biệt ở các bắp đùi và cẳng chân khi hoạt động nặng, các cơ phải làm việc liên tục đi kèm cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều, dẫn đến tình trạng cơ bắp bị co thắt liên tục.

Tham khảo thêm: Mẹo chữa chuột rút hiệu quả chỉ với vài bước đơn giản

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ai là em

Đột quỵ

Nắng nóng có thể gây đột quỵ do sốc nhiệt

Nhiệt độ cơ thể tăng cao ở mức nguy hiểm như trên 40,5 độ C và gây đột quỵ do sốc nhiệt. Triệu chứng của đột quỵ do sốc nhiệt có thể bao gồm nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, đỏ, da khô nóng, sưng lưỡi, thở dốc, khát nước, nhức đầu, buồn nôn và chóng mặt.

Nặng hơn thì bệnh nhân có thể nói lợ, có hành vi quá khích và kỳ quặc, mất ý thức, động kinh hoặc hôn mê.

Xem thêm: Các bước sơ cứu khi phát hiện người bị đột quỵ

Những đối tượng cần cẩn thận khi thời tiết chuyển sang nắng nóng

Những đối tượng cần cẩn thận khi thời tiết chuyển sang nắng nóng

Hầu hết ai cũng sẽ khó chịu và không thoải mái khi cơ thể tiếp xúc với thời tiết nắng nóng, oi ả. Nhưng một số đối tượng sau đây cần tránh đi ra ngoài vào những lúc này để không bị ảnh hưởng nặng:

  • Người cao tuổi có độ tuổi từ 75 trở lên;
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Người có tiền sử bệnh lâu năm của bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh đái tháo đường hoặc bệnh tuần hoàn;
  • Người mắc bệnh béo phì;
  • Người đang uống thuốc;
  • Những người làm việc ngoài trời hay trong những khu vực nóng và môi trường làm việc không thoáng khí;
  • Người tham gia vào các hoạt động nặng, tiêu hao nhiều năng lượng dưới thời tiết oi bức;
  • Người khó thích nghi với sự thay đổi thời tiết như khách du lịch nước ngoài.
Tham khảo thêm:  

Một số lưu ý khi thời tiết quá nóng

Uống nhiều nước vào những ngày nắng nóng

Để tránh những bệnh trạng trên, bạn nên cố gắng uống nhiều nước hàng ngày trước khi bạn khát, khi nóng quá không nên dùng rượu, bia, cà phê để thay thế.

Bên cạnh đó là ăn mặc thoáng và tránh ra đường giờ cao điểm nóng trong ngày từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều nếu có thể.

Với bài viết này, hy vọng bạn đã có thể nhận được nhiều thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân trong những ngày nắng nóng nhé!

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Xem thêm:

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trời nóng và những bất lợi có thể xảy ra với cơ thể tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *