Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 127/2021/NĐ-CP Tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục từ năm 2022 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Theo đó, quy định tăng mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực giáo dục so với trước đây. Cụ thể như sau: Mức tiền phạt tối đa với cá nhân: 75 triệu đồng (tăng 25 triệu đồng). Mức tiền phạt tối đa với tổ chức: 150 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng). Đồng thời bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là 01 năm.

  • Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Đối với hành vi vi phạm đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 127/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH 127/2021/NĐ-CP

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2021/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 3 như sau:

“a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;”.

b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 3 như sau:

“4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều tổ chức hoặc cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi tổ chức hoặc cá nhân vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.”.

2. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:

“Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là 01 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.

3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 3 Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 5 như sau:

“đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 5 như sau:

Tham khảo thêm:   Công văn 494/2013/TCHQ-TXNK Gia hạn nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành

“e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.”.

4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 5 Điều 6 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 6 như sau:

“d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 5 Điều 6 như sau:

“đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.”.

5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 7 như sau:

“a) Ban hành không đầy đủ hoặc thực hiện không đầy đủ văn bản thuộc trách nhiệm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật hiện hành;”.

6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 9 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 9 như sau:

“c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 30 người học trở lên.”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 9 như sau:

“c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 người học trở lên.”.

7. Sửa đổi, bổ sung tên của khoản 4 Điều 19 như sau:

“4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 như sau:

“3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi cấp chứng chỉ khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.”.

9. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 35 như sau:

“c) Người thuộc lực lượng công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục.”.

10. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 36 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 36 như sau:

”c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 36 như sau:

“b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;”;

c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 36 như sau:

“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 150.000.000 đồng;”;

d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 36 như sau:

“b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;”.

11. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 37 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 37 như sau:

“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 đồng;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 37 như sau:

“b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;”;

c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 37 như sau:

“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 150.000.000 đồng;”;

d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 37 như sau:

“b) Phạt tiền đến 105.000.000 đồng;”;

đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 37 như sau:

“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 210.000.000 đồng;”;

e) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 37 như sau:

“b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:

“Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ

1. Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.

Tham khảo thêm:   Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Mẫu giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

“Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Khoản 1 Điều 11, điểm a khoản 3 Điều 14, điểm a khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 25, khoản 1 Điều 27, Điều 29, điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định này;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7, Điều 8; khoản 1 và 2, điểm a và b khoản 3, điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b, c khoản 4 Điều 10; các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18; các khoản 1 và 2 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6 và 7 Chương II; các Điều 30, 31; khoản 2 Điều 32, Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 34; hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; Điều 9, Điều 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Chương II; hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4 và 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra:

a) Chánh Thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7, Điều 8; khoản 1 và 2, điểm a và b khoản 3, điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b, c khoản 4 Điều 10; các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18; các khoản 1 và 2 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6 và 7 Chương II; các Điều 30, 31; khoản 2 Điều 32, Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 34; hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài;

b) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8; các khoản 1 và 2, các điểm a và b khoản 3, các điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; Điều 10 và các mục 3, 4 Chương II; các Điều 16, 17, 18; các khoản 1, 2 và 3 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6, 7 và 8 Chương II; hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, các điểm a, b, c, d khoản 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài;

c) Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; các Điều 9, 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Chương II; hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài.

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ:

a) Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7, Điều 8; khoản 1 và 2, điểm a và b khoản 3, điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b, c khoản 4 Điều 10; các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18; các khoản 1 và 2 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6 và 7 Chương II; các Điều 30, 31; khoản 2 Điều 32, Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 34; hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài;

Tham khảo thêm:   Giáo án Hóa học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Hóa học 11 (Cả năm)

b) Giám đốc Công an cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và các điểm a, b, c khoản 5 Điều 6; khoản 4 Điều 8 Nghị định này;

c) Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4 và 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này;

d) Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; các Điều 9, 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Chương II; hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài.”.

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số khoản, cụm từ của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

1. Bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 2.

2. Thay thế một số cụm từ tại các điều, khoản sau đây:

a) Thay thế cụm từ: “trong lĩnh vực giáo dục cấp Sở” bằng cụm từ “của Sở Giáo dục và Đào tạo” tại khoản 2 Điều 37;

b) Thay thế cụm từ: “trong lĩnh vực giáo dục cấp Bộ” bằng cụm từ: “của Bộ Giáo dục và Đào tạo” tại khoản 3 Điều 37.

3. Bãi bỏ cụm từ tại một số điều như sau:

a) Bãi bỏ cụm từ “trung cấp,” tại khoản 2 Điều 9;

b) Bãi bỏ cụm từ “đối với chương trình giáo dục của nước ngoài” tại khoản 7 Điều 11;

c) Bãi bỏ cụm từ “chuyên ngành” tại Điều 12.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng quy định của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để xử lý trừ trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định tại Nghị định này.

2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và các quy định pháp luật có liên quan để giải quyết.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KGVX (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 127/2021/NĐ-CP Tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục từ năm 2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *