Bạn đang xem bài viết Ăn quả sung có tốt không? Những tác dụng phụ của quả sung tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Sung mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể dùng sung để điều trị táo bón, khó tiêu, trĩ, bệnh tiểu đường và bệnh ho. Nếu cần phục hồi sức khoẻ sau bị bệnh, bạn cũng có thể dùng sung như một loại thực phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu sử dụng sung không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn xem những tác dụng phụ của quả sung là gì nha!

Những tác dụng phụ của quả sung

Nếu bạn ăn quá nhiều sung, bạn có thể sẽ bị nặng bụng và đau dạ dàyNếu bạn ăn quá nhiều sung, bạn có thể sẽ bị nặng bụng và đau dạ dày

Đầy bụng và đau dạ dày: Nếu bạn ăn quá nhiều sung, bạn có thể sẽ bị nặng bụng và đau dạ dày do hàm lượng chất xơ dồi dào chứa trong nó. Theo Maggie Michalczyk – chuyên gia dinh dưỡng đang làm việc tại Chicago – bạn nên uống nước lạnh sau khi ăn sung để tiêu hoá được tốt hơn sau khi ăn sung.

Ngoài đầy bụng và đau dạ dày, ăn quá nhiều sung còn gây đầy hơi trong dạ dày. Tình trạng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và ở khu vực nhỏ hoặc lớn trong dạ dày tùy theo nguyên nhân gây nên. Vì vậy bạn chỉ nên ăn quả sung với một lượng vừa đủ để tránh gây đau vùng dạ dày nhé.

Tham khảo thêm:   File luyện chữ nghiêng Vở luyện viết chữ nghiêng

Ăn sung làm tăng độ nhảy cảm của cơ thể dưới nắng mặt trời, dễ mắc các bệnh về da Ăn sung làm tăng độ nhảy cảm của cơ thể dưới nắng mặt trời, dễ mắc các bệnh về da

Nhạy cảm với ánh mặt trời: Theo Seth Smith – chuyên gia y khoa, kiêm giáo sư Đại học Florida – quả sung có thể gây hại vì nó làm tăng độ nhảy cảm của cơ thể dưới nắng mặt trời, dễ mắc các bệnh về da như phát ban, bỏng rát, mẩn đỏ,…

Gây hại cho mật và thận, gây hại cho lá láchGây hại cho mật và thận, gây hại cho lá lách

Làm tình trạng bệnh mật, bệnh thận thêm nặng nề: Theo Erin Sundermann – nhà khoa học, kiêm phó giáo sư, đang công tác tại đại học Y California San Diego School – chất oxalate gây hại cho mật và thận, gây hại cho lá lách, làm giảm hiệu quả sản sinh ra các tế bào bạch cầu.

Quả sung quá giàu vitamin K, nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máuQuả sung quá giàu vitamin K, nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu

Làm giảm tác dụng thuốc loãng máu: Ngoài ra, theo Katherine Marengo – chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ dinh dưỡng tại Trung tâm chấn thương cấp 1 số 2, New Orleans – do quả sung quá giàu vitamin K, nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu.

Gây dị ứng: Cũng theo Katherine Marengo, nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa bạch dương, bạn có nguy cơ cao sẽ bị dị ứng với quả sung.

 Ăn quá nhiều sung, đặc biệt là sung khô, thì bạn rất có thể bị tiêu chảy. Ăn quá nhiều sung, đặc biệt là sung khô, thì bạn rất có thể bị tiêu chảy.

Tham khảo thêm:  

Gây tiêu chảy: Theo Miho Hatanaka – chuyên gia dinh dưỡng tốt nghiệp Đại học Syracuse và chủ tịch ủy ban các Chuyên gia dinh dưỡng trong Y học Tích hợp và Chức năng, Hoa Kỳ – do hàm lượng chất xơ dồi dào trong sung, nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là sung khô, thì bạn rất có thể bị tiêu chảy.

Xuất huyết: Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn quá nhiều quả sung chín có thể gây nên xuất huyết trực tràng, võng mạc hoặc âm đạo.

Cách ăn quả sung đúng cách

Chọn quả sung chín, rửa sạch trước khi ănChọn quả sung chín, rửa sạch trước khi ăn

Chọn quả sung chín để ăn. Khi lựa chọn sung, bạn chọn quả sung chín, có độ đàn hồi và mùi thơm ngọt nồng nàn. Không nên chọn những quả sung còn cứng, hoặc những quả bị dập.

Ngoài ra, với những quả sung ngửi thấy mùi thối, chua, nổi nấm mốc thì bạn tuyệt đối không nên ăn chúng.

Rửa sạch quả sung trước khi ăn. Khi rửa sung, bạn nên dùng tay chà nhẹ xung quanh để rửa trôi bụi bặm rồi ngắt bỏ cuống. Nhẹ nhàng dùng khăn giấy lau khô.

Loại bỏ tinh thể đường của sung. Cho quả sung vào trong ly cùng 1 thìa cà phê nước rồi bỏ vào lò vi sóng 1 phút ở nhiệt độ cao để loại bỏ tinh thể đường của sung, để quả sung trông ngon mắt hơn.

Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Healthline

Quả sung tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nó cũng có một số tác dụng phụ mà bạn cần biết trước khi quyết định ăn chúng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn ăn quả sung đúng cách.

Tham khảo thêm:   Đặc điểm, nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của cây ngọc bích

Có thể bạn quan tâm

>> Bà bầu ăn quả sung được không? 05 cách chế biến quả sung bổ dưỡng cho bà bầu

>> 3 cách dùng quả sung để trị bệnh trĩ hiệu quả, khỏi nhanh

>> Điểm danh những công dụng hữu ích không ngờ của quả sung

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn quả sung có tốt không? Những tác dụng phụ của quả sung tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *