Bạn đang xem bài viết Những loại nước uống người bị sỏi thận uống vào giúp tiêu sỏi, giảm đau tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Sỏi thận tuy là một căn bệnh không nguy hiểm và dễ chữa trị nhưng nếu xem nhẹ sẽ rất nguy hiểm, hãy tham khảo thêm những loại thức uống dành cho người sỏi thận cực hiệu quả và dễ làm tại nhà mà bạn không nên bỏ qua nhé!

Lưu ý: Tất cả những mẹo dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín nhé!

Nước râu ngô

Nước râu ngôNước râu ngô

Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp làm tăng lượng nước tiểu gấp 3-4 lần so với bình thường. Do đó, nước râu ngô sẽ kích thích người bị sỏi thận đi tiểu nhiều hơn, làm sạch bàng quang, đường tiết niệu được loại bỏ vi khuẩn, hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 10g râu ngô
  • 200-300ml nước.

Cách thực hiện: Cho 10g râu ngô vào 200 đến 300ml nước sôi, đun cách thủy lấy nước hoặc cho vào nước đun sôi nhỏ lửa trong vòng 30 phút.

Tần suất dùng: Uống mỗi lần 20-60ml trước các bữa ăn từ 3- 4 giờ, uống 3-4 lần/ngày, sau 10 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Lưu ý: Do râu ngô có tác dụng lợi tiểu nên nếu uống quá nhiều dễ bị dẫn đến tình trạng mất nước.

Tham khảo thêm: Bị sỏi thận kiêng gì, ăn gì? Chế độ ăn cho người bị sỏi thận

Nước ép cần tây

Theo nghiên cứu cho thấy, cần tây không những có tác dụng lợi tiểu mà còn giúp loại bỏ độc tố và các chất lắng đọng gây sỏi thận. Nếu uống nước cần tây mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ sỏi thận rất tốt bên cạnh đó còn chống đầy hơi, chướng bụng, kích thích sự bài tiết.

Nước ép cần tâyNước ép cần tây

Nguyên liệu:

  • 250gr cần tây
  • 100ml nước lọc
  • Đường

Cách thực hiện: Cần tây sau khi đã gọt bỏ phần rễ, đem rửa sạch và bỏ vào máy xay sinh tố lấy nước cốt, rót ra ly và đổ nước lọc vào khuấy đều và thưởng thức. Có thể cho vào một ít đường để dễ uống hơn.

Tham khảo thêm:   Hoá học 9 Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt Giải Hoá học lớp 9 trang 70

Tần suất dùng: Uống 2 ly/ ngày. Mỗi lần khoảng 150ml.

Lưu ý: Những người bị huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, những ai bị vảy nến hay bệnh ngoài da cũng không nên uống cần tây.

Nước dừa

Nước dừaNước dừa

Nước dừa giúp tăng sản xuất hormone tuyến giáp và lợi tiểu. Cơ thể sẽ bài tiết nhanh hơn khi uống nước dừa, các chất cặn bã lắng tụ cũng được đẩy ra ngoài. Bên cạnh đó, uống nước dừa thường xuyên cũng giúp giảm được nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu và sỏi bàng quang.

Nguyên liệu:

  • 1 trái dừa tươi

Cách thực hiện: Chặt dừa, đổ nước dừa ra ly và uống trực tiếp. Hoặc có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để hương vị được ngon hơn.

Tần suất dùng: Một ngày chỉ nên uống 1 trái dừa.

Lưu ý: Không nên cho thêm đường vào nước dừa khi uống để giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Không nên uống quá nhiều nước dừa, nếu không sẽ dễ bị đầy bụng.

Nước cam, chanh

Nước cam, chanhaxNước cam, chanhax

Theo nghiên cứu, cam, chanh đều chứa nhiều citrat- chất chống lại sự hình thành sỏi trong cơ thể. Ngoài ra cam, chanh còn chứa rất nhiều vitamin giúp thanh lọc và tiêu độc cho cơ thể.

Nguyên liệu:

  • 1 quả chanh
  • 1 quả cam
  • 500ml nước ấm

Cách thực hiện: Vắt chanh và cam vào ly, bỏ hết hạt sau đó cho 500ml nước ấm vào và khuấy đều để thưởng thức. Tuy hơi chua nhưng rất tốt cho sức khỏe.

Tần suất dùng: Uống 1 lần/ngày. Sau bữa ăn sáng khoảng 1-2 giờ.

Lưu ý: Không nên uống vào lúc bụng đói.

Giấm táo

Giấm táoGiấm táo

Giấm táo không những có tác dụng phá vỡ cấu trúc mà còn giúp giảm kích thước sỏi thận. Uống nước khoáng cũng giúp đẩy cả viên sỏi ra ngoài tuy nhiên sẽ gây đau niệu đạo, thì uống giấm táo sẽ giúp làm sỏi vỡ nhỏ, dễ đẩy ra ngoài và ít khó chịu hơn.

Nguyên liệu:

  • Giấm táo
  • 2 lít nước ấm

Cách thực hiện: Pha loãng 6 muỗng canh giấm táo với 2 lít nước ấm.

Tần suất dùng: Uống 2 chai mỗi ngày (mỗi chai 1 lít), liên tiếp 7 ngày.

Lưu ý: Nên pha loãng giấm táo để uống vì nếu uống nguyên chất có thể gây hại cho đường tiêu hóa, thực quản. Không nên uống giấm táo khi mắc bệnh viêm loét dạ dày.

Tham khảo thêm:   Kể bạn nghe sự tích dưa hấu Mai An Tiêm cực hay và ý nghĩa

Nước ép trái nam việt quất

Nước ép nam việt quấtNước ép nam việt quất

Các chất dinh dưỡng trong quả nam việt quất giúp ngăn các vi sinh vật có hại bám vào niêm mạc niệu đạo (do đó thúc đẩy sức khỏe đường tiết niệu bình thường), cũng ngăn chặn các tinh thể hình thành thận và các sinh vật có hại tạo sỏi bám vào các tế bào thận.

Nếu chúng không dính vào nhau, chúng sẽ không tạo thành sỏi và có thể bị đào thải ra khỏi hệ thống qua nước tiểu một cách dễ dàng và không đau.

Nguyên liệu:

  • 8gr đường
  • 300gr nam việt quất
  • Gừng

Cách thực hiện: Rửa sạch nam việt quất, để ráo nước. Gừng thì thái nhỏ sau khi đã bỏ lớp vỏ ngoài. Tiếp theo là cho cả hai vào máy ép lấy nước. Cuối cùng là rót nước ép ra cốc. Cho thêm đường là có thể thường thức.

Tần suất dùng: Chia ra uống 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Do nam việt quốc có tính axit cao nên những ai bị viêm dạ dày, bệnh gan cấp tính không được sử dụng.

Trà bồ công anh

Trà bồ công anhTrà bồ công anh

Trà bồ công anh ngoài công dụng lợi tiểu, giải độc và nhuận tràng, bên cạnh đó nó còn có tác dụng lên đường tiết niệu và các chứng rối loạn gan, thận.

Ngoài ra, trà bồ công anh còn giúp giảm viêm nhiễm và tan sỏi thận. Nếu chăm uống trà bồ công anh thường xuyên thì có thể đánh tan hoàn toàn sỏi thận đấy.

Nguyên liệu:

  • 3.5gr trà bồ công anh (lá và thân, hoặc rễ)
  • 10gr đường
  • 300ml nước

Cách thực hiện: Cho rễ hoặc thân trà, đường vào nước và đun đến khi sôi. Khi trà sôi, bạn đun nhỏ lửa khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp. Để nước trà nguội khoảng 60 – 80 độ C, chắt hỗn hợp trà qua rây vào bình. Thưởng thức trà khi còn nóng.

Đối với lá trà bạn chỉ cần cho lá trà vào bình nước nóng khoảng 80-95 độ C sau đó đậy kín nắp chờ khoảng 10 phút là được.

Tần suất dùng: Uống mỗi ngày 3 tách trà bồ công anh. (Mỗi tách khoảng 100ml)

Lưu ý: Phụ nữ có thai hay trẻ em dưới 12 tuổi, người bị huyết áp cao hay bị suy tim xung huyết, người gặp phải hội chứng rối loạn tiêu hóa như tắc nghẽn ống dẫn mật, tiêu chảy, tắc ruột thì không nên sử dụng.

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 1 Nâng cao (sách Cánh diều) Bài tập Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều - Tuần 21

Trà kim tiền thảo

Trà kim tiền thảoTrà kim tiền thảo

Những viên sỏi sẽ được bào mòn và tống ra ngoài đường tiểu nếu chăm uống trà kim tiền thảo. Theo một nghiên cứu cho thấy trong cây kim tiền thảo có chứa saponin triterpenoid một hợp chất có tác dụng ức chế hình thành sỏi thận.

Bên cạnh đó, kim tiền thảo còn giúp lợi tiểu, giảm phù nề niệu quản, giảm các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu buốt, và còn giúp sỏi thận dễ bị đào thải ra ngoài.

Nguyên liệu:

  • 20- 40gr cây kim tiền thảo khôa
  • 500ml nước

Cách thực hiện: Kim tiền thảo sau khi đã phơi khô, sắc thành từng khúc nhỏ. Nước đun sôi sau đó cho kim tiền thảo vào và đậy kín nắp khoảng 15 phút và tắt bếp. Cuối cùng chờ nguội thì có thể sử dụng được rồi.

Tần suất dùng: Mỗi ngày uống khoảng 500ml nước trà kim tiền thảo.

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hay trẻ em tuyệt đối không được sử dụng kim tiền thảo dưới bất kỳ hình thức nào.

Nước ép rau ngổ

Nước ép rau ngổNước ép rau ngổ

Sỏi thận sẽ dễ được tống ra ngoài nếu sử dụng rau ngổ bởi vì rau ngổ ngoài tác dụng lợi tiểu còn giúp giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận, do đó làm tăng lượng nước tiểu cho nên sỏi cũng sẽ bị đào thải dễ dàng theo.

Nguyên liệu:

  • 100gr rau ngổ
  • 1 muỗng canh mật ong
  • 200ml nước

Cách thực hiện: Rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong pha cùng 200ml nước lọc, khuấy đều và thưởng thức được rồi đấy.

Tần suất dùng: Uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 – 15 ngày.

Lưu ý: Trong thời gian dùng bài thuốc này, kiêng ăn hải sản, cam, quýt, bưởi, mãng cầu ta, nên ăn mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín, sapoche.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Wikihoc.com sẽ giúp bạn có thêm nhiều phương pháp chữa trị sỏi thận cực đơn giản tại nhà nhé, chúc bạn thành công.

Nguồn: Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những loại nước uống người bị sỏi thận uống vào giúp tiêu sỏi, giảm đau tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *