Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa của các vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ở tam cá nguyệt thứ hai (tuần 13 – tuần 27), em bé trong bụng mẹ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ nhất. Tuy vậy, cũng chính lúc này, em bé của bạn dễ xuất hiện những dấu hiệu bất thường, di tật cơ thể cũng từ giai đoạn này mà ra, và một phần trong đó có liên quan đến vị trí thai nhi trong bụng mẹ ở 3 tháng giữa thai kỳ này.
Cùng Wikihoc.com tìm hiểu những thông tin xoay quanh vấn đề vị trí thai nhi trong bụng mẹ ở 3 tháng giữa thai kỳ để các mẹ luôn chủ động, an tâm và can thiệp kịp thời nhé!
Thai nhi 3 tháng giữa phát triển như thế nào?
Vào 3 tháng giữa thai kỳ tức tuần 13 – tuần 17, mẹ sẽ thấy những chuyển động thường xuyên của bé một cách rõ rêt hơn. Lúc này thiên thần nhỏ của bạn đã nặng 0.86 kg và dài khoảng 36.57 cm.
Ở tuần thứ 27, thị lực của bé đã phát triển và có thể nhìn thấy sánh sáng mờ mờ qua thành tử cung.
Não cũng phát triển rất nhanh, tái cấu trúc các khu vực đảm nhận chức năng ngửi, nếm, nghe, nhìn và chạm. Lúc này bé đã nhận ra giọng nói của mẹ và bố. Thính giác của bé phát triển khi mạng lưới dây thần kinh đến tai trưởng thành, tuy nhiên những âm thanh mà bé nghe giống như bị nghẹt do lớp sáp vernix bao phủ xung quanh con.
Vị giác ở thời gian này đang phát triển nên bé có phản ứng lại với một số mùi của món ăn thông qua cách nấc cụt.
Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa
Mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa, thai nhi lúc này nằm ở vị trí đầu ở bụng dưới hoặc dưới rốn vì thai đã bắt đầu di chuyển và đạp liên tục trong bụng mẹ.
Ý nghĩa của các vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa
Thai nhi ngôi đầu
Lúc này, đầu của thai nhi hướng về dưới âm hộ của mẹ, gáy thai nhi quay về phía bụng, mông thai nhi sẽ hướng về phía ngực của mẹ bầu. Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa ở ngôi thai đầu (ngôi thai thuận) là vị trí dễ sinh nhất cho mẹ.
Thai nhi ngôi mông
Đối với thai nhi ngôi mông, phần đầu của thai nhi ở phía đáy tử cung, lưng nằm phía bụng mẹ, phần mông ở trước eo trên khung chậu người mẹ. Thai nhi ngôi mông vẫn có thể đẻ được đường dưới nhưng dễ bị mắc đầu hậu.
Lúc này, mẹ nên thăm khám bác sĩ để được xử lý ngôi thai nếu không muốn làm tăng nguy cơ tai biến cho mẹ và tăng tỷ lệ tử vong đối với thai nhi.
Thai nhi ngôi vai
Đối với thai nhi ngôi vai (ngôi thai nằm ngang), thường thì đầu sẽ nằm ở hố chậu còn mông sẽ nằm ở vùng hạ sườn hoặc ngược lại. Việc sinh thường (đẻ qua đường âm đạo) sẽ cực kỳ khó cho mẹ vì thai không thể lọt qua khung chậu được.
Đây là dạng ngôi thai nguy hiểm nhất cho mẹ vì dễ xảy ra biến chứng trong quá trình mẹ chuyển dạ. Mẹ nên gặp bác sĩ để khám thai và can thiệp sớm. Thường khi rơi vào trường hợp này, mẹ bắt buộc phải sinh mổ để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
Vị trí thai nhi vẫn còn thay đổi nữa và vị trí an toàn nhất cho em bé là vị trí thai nhi ngôi đầu. Vị trí thai nhi ở 3 tháng cuối mới là bước quyết định xem bé ra đời thế nào.
Làm gì khi thai nhi không nằm đúng vị trí
Trường hợp không thể thay đổi vị trí thai, mẹ buộc phải sinh mổ. Đó là trường hợp xấu nhất, tuy nhiên, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau để thay đổi vị trí thai nhi trong bụng mẹ:
Phương pháp cephalic bên ngoài
Tạm gọi là thử nghiệm phiên bản xoay ngôi thai ngoài. Thai phụ sẽ được tiêm 1 loại thuốc để làm mềm cơ bụng, sau đó bác sĩ dùng tay để xoay đầu của em bé từ ngoài bụng.
Đây là quy trình thủ công được khuyến nghị đối với trường hợp thai ngôi mông, giúp cho phép sinh ngả âm đạo.
Thời điểm tốt nhất để thực hiện thủ thuật này là từ tuần thứ 36 đến 38 của thai kỳ, hoặc trong trường hợp chuyển dạ sớm.
Phương pháp thay đổi tư thế của mẹ
Thay đổi tư thế của mẹ có thể giúp vị trí thai nhi trong bụng mẹ thay đổi theo. Phương pháp này không hoàn toàn hiệu quả nhưng các chuyên gia cho rằng nếu mẹ thực hành các tư thế an toàn thì thai nhi có thể xoay người.
Những tư thế này khá tương đồng với các tư thế giống như yoga như nằm ngửa, đầu gối cong, đẩy hông lên, và bàn chân đặt trên sàn (tư thế cây cầu).
Kích thích thai nhi thai đổi tư thế bằng âm thanh
Đây là một ý tưởng khá hay vì trong 3 tháng giữa thai kì này, em bé có thể nghe nhạc và nhìn thấy những thay đổi ánh sáng qua da mẹ.
Tương tự với việc thay đổi tư thế, không có gì đảm bảo rằng sự kích thích này chắc chắn sẽ khiến bé di chuyển, nhưng mẹ vẫn nên thử nếu không muốn phải sinh mổ.
Kỹ thuật chỉnh hình
Đây là kỹ thuật Webster dùng để di chuyển hông của mẹ. Mục đích của kỹ thuật này là giúp tử cung của mẹ thư giãn.
Thư giãn hông có thể thúc đẩy chuyển động của em bé và giúp em bé vào vị trí thuận lợi nhất để chào đời.
Có một số ý kiến cho rằng mẹ có thể sử dụng một số thảo dược để thay đổi vị trí thai nhi. Tuy nhiên, cách này chưa có bằng chứng khoa học cụ thể, vì thế mẹ không nên làm theo để tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề vị trí thai nhi của em bé trong 3 tuần giữa thai kỳ mà Wikihoc.com đã tổng hợp. Bất cứ những nghi ngờ hay dấu hiệu bất thưởng nào mà mẹ cảm nhận được hay tham khám ngay bác sĩ để được tư vấn kịp thời mẹ nhé
Nguồn tham khảo: Marrybaby
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa của các vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.