Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu đặc điểm, công dụng và những bài thuốc từ nấm ngọc cẩu tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Là loại dược liệu quý trong cả Đông và Tây y, nấm ngọc cẩu được đánh giá rất cao vì những công dụng chữa bệnh mà loại dược liệu này mang lại. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và những bài thuốc từ nấm ngọc cẩu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu là cây gì?

Nấm ngọc cẩu hay còn có những tên gọi khác như tỏa dương, củ pín, xà cô, địa mao cầu, củ gió đất. Loại dược liệu này có tên khoa học là Cynomorium songaricum. Tuy có vẻ ngoài giống như một cây nấm nhưng thật ra chúng thuộc họ Balanophoraceae (Gió đất).

Đặc điểm nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu là loại thực vật ký sinh, thường mọc theo cụm, chúng có thể tồn tại, phát triển và sống lâu năm nhờ ký sinh các cây có kích thước lớn và tán lá rộng. Chúng có vẻ ngoài khiến ta liên tưởng đến cây nấm.

Nấm ngọc cẩu có thể sinh sống trong môi trường ẩm thấp có độ cao trên 1500 mét. Tại Việt Nam, ta có thể tìm thấy loại dược liệu này ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Cao Bằng, Tam Đảo, Lào Cai, Ba Vì, Sơn La, Hòa Bình, Hoàng Liên Sơn, Sa Pa.

Tìm hiểu về nấm ngọc cẩuTìm hiểu về nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có mấy loại?

Dựa theo hình dáng ta có thể phân nấm ngọc cẩu thành 2 loại. Và có thể phân biệt chúng như sau:

  • Nấm đực: Loại này có màu đỏ thẫm, hương thơm dễ chịu. Thân hình chóp với chiều dài từ 10–15cm hoặc hơn.
  • Nấm cái: Loại nấm ngọc cẩu này khi so với nấm đực sẽ thấy chúng có phần thân bé hơn, bông to hơn, ít thơm hơn. Phần thân dài tựa như bắp ngô non, củ non và chứa ít chất xơ.

Nếu phân loại dược liệu này dựa theo màu sắc phần ruột, ta cũng có thể phân thành 2 loại bao gồm:

  • Nấm ruột vàng: Loại này khi nhìn bên trong sẽ thấy phần ruột vàng và thơm thoang thoảng.
  • Nấm ruột đỏ, đỏ tím: Ruột của loại này có màu đỏ, đôi khi sẽ có ánh tím hoặc hơi ngả màu sang tím. Chúng sẽ có kích thước nhỏ hơn khi so với nấm ruột vàng.
Tham khảo thêm:   10 ứng dụng đặt vé máy bay uy tín nhất 2021

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Những cây nấm ngọc cẩu màu đỏ sẫm hoặc nâu cỡ ngón tay lớn sẽ được người dân đào về và có thể sử dụng toàn thân cây để làm dược liệu. Chúng sẽ được rửa thật sạch với nước và để ráo.

Sau đó có thể sử dụng tươi hay bào chế bằng cách sấy khô hoặc cắt lát theo chiều dọc rồi phơi nơi râm mát. Nấm ngọc cẩu được sấy khô sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn và bảo quản trong túi bóng, hộp nhựa hoặc thủy tinh.

Bộ phận sử dụng làm dược liệuBộ phận sử dụng làm dược liệu

Công dụng của nấm ngọc cẩu

Công dụng của nấm ngọc cẩuCông dụng của nấm ngọc cẩu

Theo y học cổ truyền, dược liệu này mang tính ôn, có chút ngọt xen lẫn vị chát. Nấm ngọc cẩu mang đến các công dụng như bổ thận, tráng dương, giảm đau, lưu thông khí huyết, bổ máu, bồi dưỡng cơ thể, nâng cao khả năng sinh lý.

Cho nên nấm ngọc cẩu có thể chữa trị các chứng bệnh về sinh lý như yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh. Bên cạnh đó có hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, suy giảm trí nhớ và sức khỏe, dưỡng nhan, trị nám, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, ngăn ngừa thiếu máu.

Một số bài thuốc từ nấm ngọc cẩu giúp điều trị bệnh

Như đã nói ở trên, nấm ngọc cẩu là một dược liệu quý, có thể đưa vào điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Và dưới đây là một số bài thuốc từ nấm ngọc cẩu:

Điều trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí nhớ

  • Trong bài thuốc này ta cần có 30g nấm ngọc cẩu và 10ml mật ong. Đầu tiên sẽ mang dược liệu sắc cùng 1 lít nước đến khi còn tầm 600ml. Sau đó gạn thuốc ra và thêm mật ong vào, rồi chia thành 2 lần uống.

Tăng cường sinh lý, bồi dưỡng cơ thể

  • Ta chuẩn bị 1kg nấm ngọc cẩu tươi, 4 lít rượu nếp trắng trên 40 độ, 200ml mật ong và bình thủy tinh miệng rộng. Nấm ngọc cẩu sau khi rửa sạch và để ráo nước thì dùng rượu tráng qua 1 lần.
  • Tiếp theo, cắt đôi hoặc 4 phần tùy theo kích thước của cây nấm. Sau đó xếp dược liệu vào bình thủy tinh và cho rượu cùng mật ong vào, ngâm trong 30 ngày.
Tham khảo thêm:   Sổ theo dõi sức khỏe học sinh Mẫu 01 kèm Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT

Một số bài thuốc từ nấm ngọc cẩu giúp điều trị bệnhMột số bài thuốc từ nấm ngọc cẩu giúp điều trị bệnh

Cường dương, cải thiện khả năng cương cứng của dương vật khi quan hệ

  • 5g nấm ngọc cẩu khô, 5g nhục thung dung, 50g thịt dê, 200g bột mì. Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, mang nấm ngọc cẩu và nhục thung dung sắc chung.
  • Tiếp đó, lọc lấy nước rồi nhào cùng với bột mì cho đến khi đặc, mịn và không bị vón cục. Cán mỏng bột và cắt nhỏ như sợi mì rồi nấu cùng thịt dê. Ăn mỗi ngày một lần.

Trị ra nhiều khí hư ở phụ nữ, bổ thận dương

  • Nấu 5g nấm ngọc cẩu, 3g hồng trà, 3g đảng sâm, 3g hoài sơn và 2g phúc bồn tử cùng với 1 lít nước. Dùng nước này như trà uống trong ngày.

Trị xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục, tinh dịch loãng

  • Ta chuẩn 20g nấm ngọc cẩu, 30g địa hoàng thán, 30g đỗ trọng, 8 quả táo tàu khô, 15g gừng tươi và 150g đuôi lợn.
  • Cạo sạch lông đuôi lợn rồi cắt khúc vừa ăn. Mang tất cả dược liệu cùng đuôi lợn và gừng được giã nát cho vào nồi, đổ nước đến khi ngập nguyên liệu rồi đun với lửa nhỏ trong 2 tiếng cho đến khi sôi. Nêm nếm vừa ăn rồi chia thành vài lần ăn trong ngày.

Điều trị liệt dương

  • Để điều trị liệt dương cần 20g nấm ngọc cẩu khô, 20g dâu tằm chín, 10ml mật ong. Đầu tiên tán nhỏ nấm ngọc cẩu và hãm cùng dâu tằm, mật ong và nước trong 15 – 20 phút. Lọc lấy nước dùng trong ngày. Không dùng bài thuốc này khi đang đi tiêu lỏng.

Điều trị liệt dươngĐiều trị liệt dương

Điều trị di tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý ở nam giới

  • Chuẩn bị 120g nấm ngọc cẩu, 120g tang phiêu phiêu, 40g long cốt và 40g bạch phục linh. Mang tất cả dược liệu tán thành bột mịn. Sau đó pha 15-20g bột cùng nước muối loãng uống 2 lần mỗi ngày.

Điều trị nhức mỏi xương khớp, dưỡng thận

  • 16g nấm ngọc cẩu, 16g hoàng bá, 16g hủ trường, 16g quy bản, 16g mộc miên, 16g ngưu tất, 8g đương quy, 8g địa hoàng và rượu trắng là những nguyên liệu cần cho bài thuốc này.
  • Mang các loại dược liệu nghiền đến khi thành bột mịn rồi nhào cùng rượu và vo viên nhỏ khoảng 10g. Uống mỗi ngày 2 viên và bảo quản trong lọ đậy kín nắp.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về giá trị của bản thân 3 Dàn ý & 22 bài văn mẫu hay nhất

Điều trị xuất tinh sớm, thận hư, di tinh, bất lực ở đàn ông

  • Để thực hiện cần gà trống cỡ nhỏ, 20g nấm ngọc cẩu, 20g ngũ vị tử, 50g đảng sâm, 50g hoài sơn.
  • Làm sạch lông và bỏ nội tạng gà, tiếp theo cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào bụng gà. Mang đi hấp cách thủy trong 60 phút rồi chia gà thành 2 lần ăn, mỗi tuần làm một lần. Nhuận tràng, trị táo bón cho người lớn tuổi
  • 15g nấm ngọc cẩu, 10g chỉ xác, 10g ngưu tất, 12g vừng vàng, 12g vừng đen. Dùng tất cả loại dược liệu này sắc cùng nhau, lấy nước uống từ 1-2 lần khi bụng đói.

Lưu ý khi dùng nấm ngọc cẩu chữa bệnh

Chưa có tài liệu nào chứng minh nấm ngọc cẩu có hoạt chất gây hại, mang tới tác dụng phụ. Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng không nên sử dụng dược liệu này nhằm tránh khiến tình trạng sức khỏe trở nên tệ hơn.

Lưu ý khi dùng nấm ngọc cẩu chữa bệnhLưu ý khi dùng nấm ngọc cẩu chữa bệnh

Những đối tượng không nên sử dụng nấm ngọc cẩu bao gồm người đang hoặc có tiền sử cao huyết áp, người mắc bệnh tiêu hóa, bệnh nhân đang xạ trị để điều trị ung thư, dị ứng với bất cứ dược liệu trong các bài thuốc hoặc bị suy giảm chức năng gan thận.

Mua nấm ngọc cẩu ở đâu? Giá bao nhiêu?

Mua nấm ngọc cẩu ở đâu? Giá bao nhiêu?Mua nấm ngọc cẩu ở đâu? Giá bao nhiêu?

Nấm ngọc cẩu thường được bán với giá khoảng 200.000 – 290.000 đồng/kg với nấm tươi và từ khoảng 500.000 – 700.000 đồng/kg với nấm khô. Vì có giá thành cao nên hiện tượng trộn hóa chất, dược liệu giả xảy ra ít nhiều.

Cho nên để tránh tiền mất tật mang, hãy lựa chọn mua nấm ngọc cẩu có giá thành minh bạch, được công khai, có xuất xứ rõ ràng, được bán tại các địa chỉ có tên tuổi, uy tín, chất lượng.

Qua bài viết về nấm ngọc cẩu, mong rằng bạn đã có thêm thật nhiều thông tin hữu ích về đặc điểm, công dụng, các bài thuốc và lưu ý khi sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến những chuyên gia trong lĩnh vực trước khi sử dụng dược liệu này nhé!

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu quốc gia – VIETFARM

Mua các loại thảo mộc, rau gia vị tại Wikihoc.com nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu đặc điểm, công dụng và những bài thuốc từ nấm ngọc cẩu tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *