Bạn đang xem bài viết Chóng mặt nên làm gì? 10 cách trị chóng mặt hoa mắt tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chóng mặt ở mọi lứa tuổi. Vậy chúng ta nên làm gì để khắc phục tình trạng trên? Hãy để Wikihoc.com giới thiệu cho bạn 10 cách chữa trị chóng mặt hoa mắt tại nhà nhé.

Tìm hiểu về chóng mặt

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác choáng váng, khiến bạn cảm thấy môi trường xung quanh hoặc chính bản thân mình quay cuồng, xoay tròn làm bạn không thể giữ thăng bằng và té ngã. Tình trạng này còn được mô tả chung là chóng mặt hoa mắt.

Chóng mặt không phải một bệnh mà là một triệu chứng của nhiều vấn đề bệnh lý nào đó mà người bệnh mắc phải.

Chóng mặt là gìChóng mặt là gì

Các loại chóng mặt

Có nhiều nguyên nhân gây ra chóng mặt do đó cũng có nhiều loại chóng mặt khác nhau: Chóng mặt lành tính do tư thế, chóng mặt ngoại biên, chóng mặt kịch phát lành tính,…

  • Chóng mặt lành tính do tư thế: Xảy ra khi có sự thay đổi đột ngột về tư thế như đứng lên khi đang ngồi, giật mình thức dậy khi đang ngủ, hoặc gập đầu xuống đất hay ngước đầu lên cao một cách đột ngột.
  • Chóng mặt ngoại biên: Đây là trường hợp dễ gặp nhất, người bệnh có thể phát hiện ra khi có kèm theo các dấu hiệu ù tai hoặc giảm khả năng nghe.
  • Chóng mặt kịch phát lành tính: Là cơn chóng mặt ngắn, đi cùng với buồn nôn. Nguyên nhân là do viêm tai, nhiễm siêu vi,…
  • Chóng mặt do viêm mê đạo tai: Chóng mặt thường xuyên, kèm sốt, đau không kiểm soát, đau tai, ù tai, thậm chí mất thính giác.
  • Chóng mặt do bệnh Menier: Chóng mặt kéo dài từ 1-6 giờ, đau tai trong kèm với ù tai, nôn nhiều, mất thính giác.
  • Chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình: Chóng mặt có thể do nhiễm siêu vi gây nên, biểu hiện kèm ù tai, mất thính giác, bệnh nhân sẽ có chuyển động mắt thiếu kiểm soát.
Tham khảo thêm:   Kế hoạch Chi đội năm học 2022 - 2023 Kế hoạch thi đua Chi đội năm học mới

Chóng mặt có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, chóng mặt không quá nguy hiểm nhưng khi tình trạng kéo dài và lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc hằng ngày và gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn khi cơ thể mất thăng bằng.

Chóng mặt thường không quá nguy hiểmChóng mặt thường không quá nguy hiểm

Hiện tượng bị chóng mặt hoa mắt có thể điều trị được, nhưng vì có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị chóng mặt, nên nếu được thăm khám sớm tại nơi uy tín, phát hiện được nguyên nhân gây bệnh thì có thể điều trị dứt điểm mà không quá nghiêm trọng.

Chóng mặt nên làm gì?

Nếu xảy ra cơn chóng mặt, bạn cần bình tĩnh, hạn chế đi lại và tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi.

Bạn nên hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở, bổ sung năng lượng cho cơ thể như uống nước lọc. Chỉ cần như vậy, cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng giảm đi trong vài phút.

Bên cạnh đó, bạn không nên để đầu óc căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều hoặc cố gắng đứng dậy vì điều này có thể làm cơn chóng mặt trở nên nặng hơn.

Khi chóng mặt nên dừng lại công việc và nghỉ ngơiKhi chóng mặt nên dừng lại công việc và nghỉ ngơi

10 cách trị chóng mặt hoa mắt tại nhà

Tập trung ở một điểm

Khi bị chóng mặt, hoa mắt bạn sẽ thấy xung quanh quay vòng, không nhìn rõ mọi thứ. Nếu gặp phải tình trạng đó, bạn nên đứng yên tại chỗ, tìm điểm tựa gần nhất để giữ trọng tâm và tập trung vào một vật cụ thể.

Phương pháp tập trung vào một điểm Phương pháp tập trung vào một điểm

Các nhà khoa học đã chứng minh, rối loạn thị giác liên là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoa mắt chóng mặt, vì thế khi bạn tập trung vào những vật đứng yên sẽ giúp bạn giảm tình trạng trên.

Tránh thay đổi tư thế đột ngột

Hiện tượng chóng mặt do ngồi xuống đứng lên đột ngột, hoặc ngủ tỉnh dậy không ngồi lên được là hiện tượng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Khi đó người bệnh cảm thấy hoa mắt, lảo đảo nếu cố đứng dậy để đi có thể bị ngã. Đặc biệt khi thay đổi tư thế nằm có thể kéo theo cơn buồn nôn xuất hiện.

Tham khảo thêm:  

Thay đổi tư thế đột ngột sẽ làm cơn chóng mặt nặng hơnThay đổi tư thế đột ngột sẽ làm cơn chóng mặt nặng hơn

Vì vậy khi xảy ra tình trạng chóng mặt, người bệnh cần chọn tư thế nằm hợp lý, tránh thay đổi tư thế vì điều này có thể làm cho người bệnh càng thêm khó chịu và có nguy cơ bệnh nặng thêm.

Uống nước chanh

Chanh là loại thực phẩm chứa lượng vitamin C khá lớn, giúp lưu thông đường máu, làm bạn tỉnh táo và khỏe khoắn nhanh chóng.

Trong lúc bị chóng mặt, bạn có thể pha cho mình một ly nước chanh ấm với đường hoặc mật ong để uống. Phương pháp này có thể giúp bạn dễ chịu và tỉnh táo hơn.

Chanh giúp cải thiện tình trạng chóng mặtChanh giúp cải thiện tình trạng chóng mặt

Uống trà gừng hoặc nước gừng

Gừng là loại thảo mộc có tính ấm có tác dụng kích thích sự lưu thông của máu lên não, thêm vào đó là vị cay nồng đặc trưng sẽ giúp làm các cơn nhức đầu, hoa mắt được thuyên giảm. Gừng giúp lưu thông máu, giảm chóng mặt

 Gừng giúp lưu thông máu, giảm chóng mặt Gừng giúp lưu thông máu, giảm chóng mặt

Hít thở sâu

Hít thở sẽ giúp cung cấp oxy cần thiết cho não bộ, giúp thư giãn thần kinh vì thế sẽ giúp cải thiện tình trạng chóng mặt hiệu quả.Khi bị chóng mặt, bạn cần giữ bình tĩnh, lặp đi lặp lại các động tác hít thở sâu trong 5 phút để làm giảm thiểu tình trạng chóng mặt.

 Hít thở sâu làm giảm thiểu chóng mặt Hít thở sâu làm giảm thiểu chóng mặt

Bấm huyệt

Bấm huyệt, xoa bóp cũng là một phương pháp hiệu quả được áp dụng tại nhà khi bị chóng mặt, hoa mắt. Khi thần kinh não bộ gặp căng thẳng sẽ là nguy cơ dẫn đến chóng mặt, vì thế bấm huyệt sẽ làm dây thần kinh giãn ra, bớt căng thẳng hơn.

Bấm huyệt sẽ giúp giảm hoa mắt, chóng mặtBấm huyệt sẽ giúp giảm hoa mắt, chóng mặt

Uống nước lọc

Khi cơ thể bị mất nước, không uống đủ lượng nước cần để cung cấp năng lượng cho cơ thể sẽ làm máu lưu thông đến các bộ phận khác chậm hơn, vì vậy sẽ là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt.

 Bổ sung nước cho cơ thể Bổ sung nước cho cơ thể

Tham khảo thêm:  

Cách tốt nhất để không bị chóng mặt vì thiếu nước là nên bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, nhất là vào mùa hè nắng nóng dễ mất nước.

Uống nước đường

Tụt huyết áp là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt và khi đó nước đường có tác dụng cải thiện tình trạng hiệu quả.

Đường giúp tăng huyết áp Đường giúp tăng huyết áp

Khi bổ sung đường vào cơ thể, nhịp tim tăng lên sẽ giúp làm tăng huyết áp. Do đó, uống nước đường sẽ làm ổn định huyết áp, giảm chóng mặt ngay tức thì.

Bổ sung các thực phẩm chức năng

Để hạn chế tình trạng chóng mặt, bạn nên bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng phù hợp để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Một số thực phẩm chức năng cần để hỗ trợ cơ thể như: chứa vitamin C, vitamin B6, sắt, canxi,..

.Bổ sung các thực phẩm chức năng.Bổ sung các thực phẩm chức năng

Ăn nhẹ giúp giảm chóng mặt

Lượng đường trong máu thấp có thể làm tăng cảm giác chóng mặt. Ngoài uống nước đường, bạn có thể ăn những thực phẩm sau để bổ sung lại đường cho cơ thể: socola, sữa chua, chuối, trái cây nhiều nước hay các loại hạt để cung cấp năng lượng chống lại chóng mặt.

Các thực phẩm giúp bổ sung đườngCác thực phẩm giúp bổ sung đường

Cách phòng ngừa chóng mặt

Chúng ta nên có thói quen vận động, tập thể dục hằng ngày sẽ giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh, lưu thông máu huyết và giữ huyết áp ở mức ổn định. Xây dựng lối sống lành mạnh cho bản thân, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng quá nhiều cà phê, bia, rượu hay nước ngọt.

Tập thể dục để phòng ngừa chóng mặt Bên cạnh đó nên giữ cho mình một tinh thần lạc quan, tươi vui không nóng giận, lo âu phiền muộn.

Tập thể dục để phòng ngừa chóng mặt Tập thể dục để phòng ngừa chóng mặt

Trên đây là 10 cách giúp làm giảm chóng mặt tại nhà hiệu quả, nhanh chóng mà Wikihoc.com muốn gửi đến bạn. Wikihoc.com hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích cho bạn khi cần.

Nguồn: Vinmec, hellobacsi tham vấn y khoa từ bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chóng mặt nên làm gì? 10 cách trị chóng mặt hoa mắt tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *