Bạn đang xem bài viết Sự tích Vua Hùng: Truyền thuyết về công dựng nước tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Vua Hùng hay vẫn còn gọi là Hùng Vương là vị vua đầu tiên của nước Văn Lang, đây cũng là nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta. Bác Hồ từng dạy: ” Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Nhớ đến các vua Hùng như nhớ đến cội nguồn, nhớ đến ông cha ta đã có công mở mang bờ cõi đất nước. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu sự tích vua Vùng trong bài viết hôm nay nhé!

Vua Hùng là ai?

Hùng Vương (雄王) hay Vua Hùng (chữ Nôm: 𤤰雄) là cách gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, tồn tại vào khoảng thế kỷ 7 tới thế kỷ 2 TCN. Câu chuyện các vua Hùng không có trong chính sử mà nằm trong các truyền thuyết dân gian của người Việt được kể lại qua nhiều đời. Với người Việt Nam, các vua Hùng đại diện cho tổ tiên, cho truyền thống dựng nước và là niềm tự hào về nền văn minh đậm đà bản sắc riêng suốt nhiều nghìn năm.

Vua Hùng là ai?Vua Hùng là ai?

Theo Đại Việt sử lược và nhiều tài liệu khác, triều đại Hùng Vương được truyền qua 18 đời, gồm những vị sau.

1. Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr. TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL).

2. Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, ở ngôi tất cả 269 năm, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL).

3. Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, ở ngôi 272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr. TL.

4. Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL).

5. Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi (2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL).

6. Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, ở ngôi tất cả 81 năm, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL).

7. Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL).

8. Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1332 tr. TL).

Tham khảo thêm:  

9. Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr. TL.

10. Hùng Uy Vương, húy Hoàng Long Lang, trị vì 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr. TL.

11. Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL).

12. Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL).

13. Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL), lên ngôi khi 23 tuổi, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL).

14. Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổi, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 tr. TL.

15. Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL).

16. Hùng Tạo Vương, húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), ở ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL).

17. Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL).

18. Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL).

 Sự tích Vua Hùng

Ngày xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân lúc đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh thì phải lòng và lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh nên rất được Đế Minh yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi (anh trai Lộc Tục) là con nối ngôi, cai quản phương Bắc là nước Xích Thần và phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, các bộ tộc Bách Việt, gọi là nước Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương khi xuống Thủy phủ, đã lấy con gái Long Vương Động Đình Quân tên là Thần Long Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước Xích Quỷ, còn Kinh Dương Vương không biết rõ đã đi đâu sau khi truyền vị. Đế Nghi truyền ngôi cho con trai là Đế Lai cai trị phương Bắc, Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, liền lưu con gái của mình là Âu Cơ ở lại đó.

Tham khảo thêm:  

Lạc Long Quân trở về, thấy Âu Cơ xinh đẹp, liền biến hóa thành chàng trai phong tú mỹ lệ, Âu Cơ lúc này mới đem lòng cảm mến, Lạc Long Quân liền rước nàng về núi Long Trang. Hai người ở với nhau một năm, sinh ra bọc trăm trứng, sinh ra trăm người con trai anh dũng phi thường.

Sự tích Vua HùngSự tích Vua Hùng

Lạc Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ, Âu Cơ vốn là người Bắc quốc, nhớ nhà liền gọi Long Quân trở về. Âu Cơ nói với Lạc Long Quân:

Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với Quân, sinh được một trăm con trai mà không gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng, không vợ, một mình vò võ“.

Lúc này, Lạc Long Quân mới bảo rằng:

Ta là loài rồng, sinh trưởng ở Thủy tộc; nàng là giống Tiên, người trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con về Thủy phủ, phân trị các xứ, năm mươi con theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau“.

Âu Cơ cùng năm mươi người con trai ở tại Phong Châu, tự suy tôn người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương

Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu.

 Truyền thuyết công lao của Vua Hùng

Lãnh thổ của nước Văn Lang được xác định ở khu vực đồng bằng sông Hồng, phía đông bắc giáp với Âu Việt, phía tây bắc thuộc các tỉnh miền bắc Việt Nam và một phần đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay, phía đông giáp với biển Đông, phía tây tiếp giáp và chạy dọc theo dãy núi Hoàng Liên Sơn (thuộc Lào Cai, Sơn La ngày nay), phía nam giáp Hồ Tôn Tinh (hay Hồ Tôn), một quốc gia Champa cổ. Dân số của Văn Lang vào khoảng 40, 50 vạn người, chủ yếu phân bố ở khu vực trung du, hạ du sông Hồng và sông Mã.

Hùng Vương sai các em trai phân trị, đặt em thứ làm Tướng võ, Tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan Hữu ty gọi là Bố Chính, thần bộc, nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền nhau cho đến hiệu là Hùng Vương không đổi.

Tham khảo thêm:   GDCD 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 5, 6, 7, 8, 9

Truyền thuyết công lao của Vua HùngTruyền thuyết công lao của Vua Hùng

Trong sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép phần đầu tiên đặt tên là Kỷ Hồng Bàng thị, 3 tiểu mục là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương. Sách Lĩnh Nam chích quái đặt tên là Truyện Hồng Bàng.

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục: Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hậu, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám chi.

Có một số nguồn sử học viết về lãnh thổ của vua Hùng, phía tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), phía bắc đến hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc), phía nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, là nhầm lẫn với nước Xích Quỷ trong truyền thuyết của người Bách Việt cổ. Nước Văn Lang thuộc tộc người Lạc Việt chỉ là một trong số những tộc người Bách Việt, và cũng là tổ tiên của người Kinh ngày nay. Lạc Việt cùng với Âu Việt là 2 tộc người Bách Việt sống tại vùng đất phía nam. Sau này An Dương Vương (hay Thục Phán), vua nước Âu Việt (nằm ở phía tây bắc nước Văn Lang), đánh bại vua Hùng của nước Văn Lang lập nên nước Âu Lạc. Dân số Âu Lạc thời đó cũng chỉ khoảng 70 vạn, 80 vạn người. Nếu lãnh thổ Văn Lang muốn giáp Ba Thục, Tứ Xuyên và Hồ Động Đình, Hồ Nam thì phải bao gồm cả các tỉnh Quý Châu (diện tích 176.167 km²) và Hồ Nam (diện tích 210.000 km²), phần lớn tỉnh Vân Nam (diện tích 394.000 km²), một phần tỉnh Quảng Tây (diện tích 236.700 km²) của Trung Quốc.

Đền thờ Vua Hùng Cần ThơĐền thờ Vua Hùng Cần Thơ

Theo truyền thuyết, năm 2557-2258 TCN, tức năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu, Hùng Vương sai sứ sang tặng vua Nghiêu con rùa thần có lẽ hơn nghìn tuổi, mình rùa hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch (lịch rùa).

Tìm hiểu thêm về Giỗ tổ Hùng Vương: Nguồn gốc, ý nghĩa ngày mùng 10 tháng 3

Trên đây là sự thích Vua Hùng và truyền thuyết về việc dựng nước mà Wikihoc.com đã tổng hợp. Theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự tích Vua Hùng: Truyền thuyết về công dựng nước tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *