Bạn đang xem bài viết Nấm mối có trồng được không? Cách trồng và chăm sóc ra sao? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nấm mối được biết đến là một loại nấm ngon, có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon có hương vị hấp dẫn.

Nhưng hiện nay việc tìm mua nấm mối là điều không dễ dàng, vậy liệu nấm mối có trồng được không? Nếu có thì cách trồng và chăm sóc ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau của Wikihoc.com.

 Nấm mối có trồng được không?

Hiện nay, thường xuất hiện 2 loại nấm mối phổ biến, một loại là nấm mối trắng tự nhiên và một loại là nấm mối đen. Cả 2 có màu sắc, hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.

Nấm mối đen thì bạn có thể nuôi trồng Nấm mối đen thì bạn có thể nuôi trồng

Theo đó, nấm mối trắng là loại nấm mối mọc ngoài tự nhiên nhưng số lượng không nhiềuvà không thể nuôi trồng, nên có giá thường khá cao.

Đối với nấm mối đen thì bạn có thể nuôi trồng trên những giá thể mùn cưa, nên loại nấm này sẽ phổ biến hơn. Nấm mối đen cũng có vị giòn, hương thơm và phần thân chắc chắn gần giống như nấm mối trắng, nhưng có giá thành rẻ hơn.

Hướng dẫn cách trồng nấm mối

Xử lý mùn cưa

Chuẩn bị mùn cưa

Có nhiều loại mùn cưa phù hợp để trồng nấm mối đen, nhưng tốt nhất bạn nên chọn mùn cưa bồ đề và mùn cưa cây cao su, tránh dùng mùn cưa làm từ cây gỗ cứng hay cây tinh dầu. Khi xử lý mùn cưa, bạn cũng cần tránh để mùn cưa bị ướt, ẩm mốc. Nếu cần dự trữ dùng cho các mùa sau thì nên phơi khô, rồi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Trước khi trồng, bạn cần tạo độ ẩm phù hợp, bằng cách rắc nước sạch từ từ lên đống mùn cưa, sau đó dùng tay trộn đều. Khi bóp trong tay một nắm mùn cưa, mà có nước hơi rỉ ra ở kẽ ngón tay là được.

Tham khảo thêm:   Thế nào là âm phản xạ? Ứng dụng của âm phản xạ là gì?

Rắc nước sạch lên đống mùn cưa để tạo độ ẩmRắc nước sạch lên đống mùn cưa để tạo độ ẩm

Sau đó, bạn dùng một tấm bạt nilong để đậy phần mùn cưa lại. Vài ngày sau, bạn cho thêm vôi bột vào trộn đều theo tỷ lệ 0.5 kg vôi bột cho 100 kg mùn cưa. Có thể dùng thiết bị để kiểm tra độ ẩm, nếu độ ẩmđạt 65% là được. Tiếp tục đậy đống mùn cưa lại ủ thêm 4 – 6 ngày, cách 2-3 ngày thì bạn hãy đảo trộn mùn cưa một lần.

Đóng mùn cưa

Chuẩn bị các túi đựng, sau đó bạn cho mùn cưa từ từ vào túi, mỗi lần cho vào đều nén chặt. Đến khi mùn cưa cách miệng túi 5-7cm thì bạn túm đầu túi nilong lại luồn qua cổ túi và bẻ quặp xuống sao cho cổ túi nằm giữa hai lớp nilong.

Dùng dây chun để buộc cổ túi lại, rồi lấy một miếng bông không thấm nước vo tròn như một cái nút, để gắn vào cổ túi mùn cưa và đậy nắp túi lại.

Đóng mùn cưa cách miệng túi 5-7cmĐóng mùn cưa cách miệng túi 5-7cm

Khử trùng túi mùn cưa

Cách 1

Sử dụng một chiếc thùng phuy để hấp cách thủy phôi mùn cưa, thời gian hấp cách thủy từ 10-12 tiếng và nhiệt độ trong giữa túi mùn cưa phải đạt ở mức từ 95-100%.

Cách 2

Dùng nồi áp suất công nghiệp để hấp mùn cưa trong từ 120-125 phút ở mức nhiệt độ từ 120-180 độ C.

Dùng nồi áp suất công nghiệp để hấp mùn cưa Dùng nồi áp suất công nghiệp để hấp mùn cưa

Ngoài ra, nếu trồng ở quy mô lớn, bạn có thể xây lò rồi hấp trong hơi nước bão hòa từ 9-10 tiếng để tiết kiệm thời gian.

Kỹ thuật trồng nấm mối

Sau khi khử trùng xong, bạn cho các túi mùn cưa đã nguội vào phòng cấy để trồng theo 2 phương pháp sau:

Sử dụng meo hạt

Dùng một chiếc que sắt, rồi lấy một ít sợi giống nấm mối ở túi giống hay lọ đựng và lắc nhẹ trên bề mặt túi mùn cưa, để các sợi giống rơi đều lên trên đó.

Lưu ý: Tỉ lệ giống cấy so với trọng lượng của túi mùn cưa là khoảng 1,2%.

Sử dụng meo que

Dùng pen vô trùng để kẹp lấy que giống, sau đó đặt vào các lỗ trồng đã được dùi từ trước ở trên túi mùn cưa. Ở mỗi lỗ như vậy sẽ có 1 que giống, đầu trên que giống sẽ sát với mặt túi mùn cưa.

Tham khảo thêm:  

Sau khi đã cấy giống xong, bạn di dời những túi mùn cưa vào phòng ươm sợi từ 60-75 ngày để ủ tơ nấm.

Lưu ý: Phải đảm bảo cấy giống trong phòng kín, dụng cụ cấy vệ sinh sạch sẽ và thực hiện dưới ánh sáng của ngọn lửa đèn cồn.

Sử dụng meo que trồng nấm mối đenSử dụng meo que trồng nấm mối đen

Cách tạo quả thể khi trồng nấm mối

Tạo quả thể trong bọc trồng

Khi tơ nấm đã ăn kín các túi mùn cưa thì bạn hãy đặt các túi nấm sát nhau và mở miệng túi ra, phủ lên trên một lớp đất dày từ 2.5-3cm.

Trồng thành từng luống dưới đất

Lột bỏ các túi nilong bên ngoài và xếp các bầu nấm nằm sát nhau trên mặt đất. Sau đó, phủ lên các bầu nấm một lớp đất đã được ủ với bột nhẹ và trấu, dày từ 2.5-3cm.

Trồng nấm mối thành từng luống dưới đấtTrồng nấm mối thành từng luống dưới đất

Hướng dẫn cách chăm sóc và thu hoạch nấm mối

Cách chăm sóc nấm mối

Bạn không nên để mặt đất bị khô trong thời gian từ 20-30 ngày, vì mặt đất bị khô sẽ làm mất chất nấm và cũng không nên quá ẩm ướt.

Bạn nên tưới nước nhẹ nhàng khi mà quả thể đã hình thành bằng vòi nước. Số lần tưới sẽ từ 2-3 lần mỗi ngày với nước sạch và giảm lượng nước từ từ để tạo độ ẩm đạt mức từ 95-98%, cùng mức nhiệt độ từ 24-32 độ C cho quả thể phát triển.

Tưới nước 2-3 lần mỗi ngày với nước sạchTưới nước 2-3 lần mỗi ngày với nước sạch

Cách thu hoạch nấm mối

Nấm mối đen sẽ mọc thành từng cây đơn lẻ, vì vậy khi cây nấm nào đã đủ lớn thì bạn hãy hái sạch cả gốc của cây nấm mối. Thời gian thu hoạch tốt nhất là buổi sáng hay chiều tối.

Nấm mối đen đúng tuổi sẽ có chất lượng tốt hơn. Theo đó, nấm mối sẽ có chiều dài thân từ 10-15cm, đường kính thân cây từ 1.5-2cm và phần đầu nấm có kích thước từ 3-5cm. Khi nấm bung nở sẽ có ở mức từ 10-15cm.

Thời gian thu hoạch nấm mối tốt nhất là buổi sáng hay chiều tối.Thời gian thu hoạch nấm mối tốt nhất là buổi sáng hay chiều tối.

Tham khảo thêm:   Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Sau khi thu hoạch nấm mối lần đầu, tùy vào điều kiện môi trường mà khoảng 2-4 ngày là bạn có thể thu hoạch tiếp nấm mối lần nữa. Mỗi đợt thu hoạch nấm mối đến có thể kéo dài đến 16 ngày.

Các cách chế biến nấm mối ngon

Như đã biết, nấm mối là một loại nấm có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người, nhiều đầu bếp, bà nội trợ sử dụng nấm mối chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn như:

Nấm mối kho tiêu

Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có ngay một nồi nấm mối kho tiêu ngon không thua kém gì thịt, cá. Hương thơm của tiêu bốc lên thơm phức, nấm mối thấm gia vị đậm đà cực bắt cơm.

Nấm mối kho tiêuNấm mối kho tiêu

Nấm mối nấu cháo

Những ngày trời se lạnh, còn gì tuyệt hơn là được thưởng thức một tô cháo nấm mối nóng hổi vừa hổi vừa ăn. Bạn có thể nấu cháo với thịt bò, thịt gà hay thịt heo đều rất ngon. Vị cháo ngòn ngọt, nấm mối da dai, thêm một chút tiêu xay cay cay và hành, ngò rí là đủ khiến bạn ấm cả người.

Nấm mối nấu cháoNấm mối nấu cháoNấm mối nấu cháo

Nấm mối xào thịt bò

Nấm mối xào thịt bò là món ăn dễ chế biến, nấm mối xào lên sẽ có vị ngọt thanh tự nhiên đặc trưng của nấm mối, thịt bò vừa thơm vừa mềm ăn cùng với cơm trắng là hợp lý.

Nấm mối xào thịt bòNấm mối xào thịt bò

Bánh xèo nấm mối

Nếu ăn bánh xèo mà chưa biết làm nhân gì thì bạn có thể thử qua bánh xèo nấm mối xem sao nhé! Nấm mối xào dai dai, giòn giòn và ngọt khi ăn cùng bánh xèo có lớp vỏ vàng óng, giòn tan rất hấp dẫn. Càng ngon hơn khi ăn với rau và nước mắm chua ngọt.

Món bánh xèo nấm mốiMón bánh xèo nấm mối

Trên đây là tất tần tật những thông tin về cách trồng và chăm sóc nấm mối cũng như giới thiệu một vài món ăn ngon được chế biến từ nấm mối cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nấm mối có trồng được không? Cách trồng và chăm sóc ra sao? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *