Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài cảm nghĩ báo tường 20/11 hay nhất 10 bài cảm nghĩ báo tường 20/11 ý nghĩa nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bên cạnh việc thiết kế báo tường về phần hình ảnh thì bài cảm nghĩ 20/11 cũng vô cùng quan trọng quyết định đến phần thi báo tường Ngày nhà giáo Việt Nam của bạn. Rất  nhiều ý tưởng hay cho báo tường 20/11 để bạn có thể vận dụng, sáng tạo đưa vào báo tường của lớp.

Hơn 10 mẫu bài cảm nghĩ báo tường 20/11 hay nhất dưới đây sẽ giúp bạn truyền tải được những suy nghĩ của bạn về thầy cô, về mái trường, về những năm tháng học trò thực sự rất ý nghĩa. Mời các bạn tham khảo những bài cảm nghĩ 20/11 dưới đây để có được ý tưởng hay, sáng tạo cho báo tường 20/11 của lớp mình.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm lời ngỏ báo tường, bài xã luận, bài vè 20/11. Mời các em cùng tải miễn phí:

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 1

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người Thầy, người Cô.

Phải, Thầy Cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy Cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về Công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người Thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những Công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao – uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.

Thầy Cô không chỉ hi sinh Công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của Thầy, của Cô. Vâng, Thầy Cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy Cô đã tận tụy, đã dồn tất cả Công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, Công việc hằng ngày của những người Thầy, người Cô xuất phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người Thầy, người Cô, sẵn sàng sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các Thầy các Cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của Cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của Thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người Thầy, người Cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người Thầy người Cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.

Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người Thầy người Cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên Công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của Thầy Cô dành cho tất cả học sinh của mình những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 2

Mái trường – Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, Thầy Cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một Thầy Cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dậy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được.

Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông Cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất.Viết về hình tượng Cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là Cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là Cô giáo bước ra từ giấc mơ.

Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người Cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng – Cô Hưng.

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 3

“Với tôi thầy đã chắp cánh tuổi thơ sớm chiều, dù năm tháng dần trôi qua, thầy cô như những người cha mẹ hiền”. Một chút bồi hồi, bâng khuâng, xao xuyến trong tôi dâng trào khi lời ca ấy được cất lên dịu dàng du dương trong tiết trời hơi se lạnh cuối thu. Đó là những lời ca quen thuộc, trong sáng, đầm ấm và cũng là những lời từ tận đáy lòng của học sinh chúng tôi viết lên nhân ngày “Nhà Giáo Việt Nam 20/11” Thầy cô – Tiếng gọi thiêng liêng cao quý đối với mỗi người học sinh. Những người thầy, người cô – những con người tần tảo sớm khuya đưa những chuyến đò chở những “hành khách” đặc biệt tới bến bờ tương lai tươi sáng.

“Thầy cô là những chuyến đò Chở em đến những bến bờ tương lai” Thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai đang dạy cho những đứa con yêu quý của mình bài học làm người, cho chúng những hành trang vững vàng, chắp cánh cho chúng để một ngày chúng có thể tự tung bay trên bầy trời trong xanh rộng lớn. Thầy cô là ngọn đuốc khai sáng con đường tri thức và thầy cô nắm chặt bàn tay bé nhỏ của những đứa con yêu của mình dịu dàng, ân cần dìu dắt chúng tới tận cuối con đường. Nhà thơ Bùi Đăng Sinh đã từng viết: “Đồi cao thắm sắc ti gôn Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người” Đúng vậy, thầy cô không chỉ cho ta kiến thức mà thầy cô còn dạy cho ta cách làm người, dạy ta cách sống, cách đối xử tốt đẹp với tất cả mọi người. Thầy cô đã trồng và ươm mầm những nhân cách tốt đẹp của con người và chăm sóc, nuôi nấng nó lớn lên từng ngày, từng tháng và rồi mai sau nó sẽ lớn, trở nên đẹp đẽ vô cùng. Công ơn thầy cô đối với chúng ta bao la như trời bể. Cái nghề giáo đâu phải ai cũng làm được. Có mấy ai có thể kiên nhẫn cầm tay một đứa trẻ kiên trì dạy chúng viết những con chữ đầu tiên trong đời. Có mấy ai có thể ngồi hàng giờ để hướng dẫn một đứa trẻ đọc tròn câu chữ. Có mấy ai có thể thức trắng khuya để hoàn thành giáo án cho buổi dạy hôm sau. Có mấy ai trên đời này có thể làm được những điều cao cả đó nếu không có tình yêu nghề tha thiết. Thầy cô đã dạy chúng ta bằng cả tấm lòng và tình yêu thương vô bờ, cả những tri thức cả đời của mình. Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim, đau xót biết chừng nào, làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng.

Tham khảo thêm:   Văn khấn nhập trạch: Bài cúng, văn khấn về nhà mới chuẩn nhất

Ngày 20-11 – ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam đã sắp đến, chúng em- những người học trò, những người mang ơn cô thầy chỉ biết dành những lời cảm ơn nho nhỏ để cảm ơn những gì mà thầy cô đã dành cho chúng em bao năm học qua. Cảm ơn thầy cô – những con người tuyệt vời, những tấm gương mẫu mực và chu đáo để chúng em noi theo. Cảm ơn thầy cô – những người đã cho chúng em những kiến thức vững vàng để tiên bước vào đời. Cảm ơn thầy cô – những người cha, người mẹ thứ hai luôn chăm sóc, lo nghĩ cho những đứa con của mình. Cảm ơn thầy cô – những người luôn đứng sau cổ vũ, động viên chúng em bước tới ước mơ của mình. Cảm ơn thầy cô – những người luôn quan tâm, lo lắng, giúp chúng em kiên cường đứng dậy sau những vấp ngã của cuộc đời. Cảm ơn thầy cô – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền giáo dục nước nhà. Và cuối cùng, cám ơn thầy cô vì đã chọn trở thành… một người thầy!

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 4

Tháng 11 đã đến và chúng ta đang đến gần ngày Hiến chương các nhà giáo. Đó là ngày để các thế hệ học sinh chúng ta tỏ lòng quý mến biết ơn các thầy cô giáo.

Ngày 20 tháng 11 ngày hiến chương các thầy cô giáo để mỗi người học trò nhớ tới nhũng người thầy, cô của mình. Nhân dân ta có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

“Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Tôn vinh nghề dạy học và quý trọng thầy cô giáo là nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta và ngày 20 thang 11 không chỉ có ý nghĩa với thấy cô giáo mà còn có ý nghĩa với mỗi người.

Đó là ngày ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và khuyến khích các thầy cô giáo hăng say hơn, nhiệt tình để “ươm mầm những mầm non tương lai của đất nước” . Đó là ngày để các thầy cô cảm thấy tự hào về nghề cao quý.

Đối với các thế hệ học sinh chúng em, đây là một ngày thật có ý nghĩa. “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường”. Ngay ngày đầu tiên em như bước vào ngưỡng cửa mới đầy mới lạ, đầy hấp dẫn nhưng cũng có cả những khó khăn, thử thách của sự học, em được cô dìu dắt, ân cần nâng đỡ, đầy yêu thương. Chính tình yêu đó đã xoa dịu nỗi sợ hãi của em trong những bỡ ngỡ buổi đầu và cũng làm em có ý thức hơn, có động lực hơn để cố gắng trong việc học tập sau này. Em được học “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, em biết yêu quý kiến thức của cô ví “Không thầy đố mày làm nên”. Em cũng biết rằng sự học là cách cửa mở ra tri thức, đóng lại sự mông muội của thời kì sơ khai, sự học đưa loài người đạt được những tiến bộ vượt bậc, sự học hướng em sống theo phần “người” xa dần phần “con” bản năng, sự học giúp em tự tin bước vào thế giới hội nhập.

Ngày hôm nay khi nghe bài “Khi tóc thày bạc trắng”, em cũng thấm thía hơn những lời dạy của thầy cô. Thầy cô dạy em biết yêu quý hơn đất nước, yêu “ai hai sương một nắng để làm lên lúa vàng”, dạy em biết sống cần có một tấm lòng , để gió cuốn những tấm lòng thơm thảo ấy đến những miền đất xa xôi, thắp lên hy vọng cho những mảnh đời bất hạnh. Em thấy rằng tóc thấy tóc cô cũng đã bạc thêm rồi, bạc vì những trăn trở làm sao để truyền đạt những kiến thức đến với chúng em.

Ngày 20-11 – ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam đã sắp đến, chúng em- những người học trò, những người mang ơn cô thầy chỉ biết dành những lời cảm ơn nho nhỏ để cảm ơn nhữn gì mà thầy cô đã dành cho chúng em bao năm học qua. Cảm ơn thầy cô – những con người tuyệt vời, những tấm gương mẫu mực và chu đáo để chúng em noi theo. Cảm ơn thầy cô – những người đã cho chúng em những kiến thức vững vàng để tiên bước vào đời. Cảm ơn thầy cô – những người cha, người mẹ thứ hai luôn chăm sóc, lo nghĩ cho những đứa con của mình. Cảm ơn thầy cô- những người luôn đứng sau cổ vũ, động viên chúng em bước tới ước mơ của mình. Cảm ơn thầy cô – những người luôn quan tâm, lo lắng, giúp chúng em kiên cường đứng dậy sau những vấp ngã của cuộc đời. Cảm ơn thầy cô – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền giáo dục nước nhà. Và cuối cùng, cám ơn thầy cô vì đã chọn trở thành… một người thầy!

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 5

Trong không khí tưng bừng dào dạt niềm vui của ngày nhà giáo Việt Nam, là nhà giáo chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã và đang dành cho những người Thầy.

Với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của đân tộc ta, các tầng lớp nhân dân đã mang đến cho chúng tôi những xúc cảm vô bờ. Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc chúng tôi, là lý tưởng để cho chúng tôi cống hiến toàn bộ chi thức của mình cho sự nghiệp giáo dục.

Vẫn biết rằng nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khăn, người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ mà còn phải sống có lý tưởng và bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường, lớp, nhưng trước niềm tin mà quý thầy cô đi trước giao cho chúng tôi – những người đang tiếp tục ươm mầm cho sự nghiệp “trồng người” tại mái trường Lương Ngọc Quyên anh hùng, chúng tôi xin hứa sẽ không phụ lòng kỳ vọng ấy.

Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta từ xưa và mãi sau này chắc chắn sẽ không thay đổi nhưng những yêu cầu của xã hội ngày nay đối với nhà giáo cả về phẩm chất và năng lực đã tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi nhà giáo vừa phải giữ được những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này lại vừa phải đáp ứng nhu cầu ngày cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.

Với tầm cao của nền kinh tế tri thức, mọi hành vi thái độ, lời noi việc làm của nhà giáo đều là tấm gương phản ánh nhiều chiều nhưng không ai khác hơn chính nhà giáo phải tự soi mình. Ai cũng đã biết là thước thì phải thẳng đã là cân thì phải chính xác, nhưng muốn “thẳng” hay “chính xác” đều phụ thuộc ở người cầm. Tuy là việc khó nhưng không thể buông lơi bởi lẽ trau dồi và nâng cao phẩm chất năng lực là yêu cầu tự thân của mỗi nhà giáo, những giáo viên dù đã nghỉ hưu hay đang còn đang đứng trên bục giảng phải luôn tâm niệm. Chính điều đó đã sẽ cụ thể hóa cho một phong trào được toàn ngành phát động và được xã hội nhiệt liệt hưởng ứng đó là phong trào “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Trong bất kỳ xã hội nào vị trí của người thầy cũng luôn được đề cao. Với nước ta hiện nay, khi mà khoảng 1/4 dân số đi học và có hơn 1 triệu nhà giáo thì những hoạt động của giáo dục luôn trở thành tâm điểm của toàn xã hội. Bởi vậy thật không vui ở đâu đó còn xuất hiện những câu chuyện buồn về sự xuống cấp của đạo đức nhà giáo hay những hành vi làm tổn thương nghiêm trọng truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Những hiện tượng đó chỉ là cá biệt trong số hơn 1 triệu nhà giáo ngày đêm trau dồi kiến thức kinh nghiệm của bản thân để truyền lửa cho thế hệ mai sau những nhà giáo dám dấn thân cho sự nghiệp trồng người.

Mỗi năm khi sắp đến 20 tháng 11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, đó là những cảm xúc mong nhớ, tiếc nuối về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi xa. Ngày 20 tháng 11 không chỉ là ngày để học trò có thể bày tỏ được tình cảm với thầy cô mà đây là dịp thầy trò được gần gũi nhau hơn. Những tình cảm chân thành của học trò luôn là món quà có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi. Có những em học sinh dù chúng tôi không còn dạy nữa nhưng vẫn luôn nhớ về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh đi học nơi khác vẫn tìm tới các thầy cô giáo để chúc mừng, thăm hỏi nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Những tình cảm đặc biệt này làm cho chúng tôi thực sự xúc động, thấy mình ấm lòng hơn những ánh mắt trong sáng, những câu nói vô tư hay sự lo lắng, quan tâm của các em học trò làm cho chúng tôi quên đi mệt mỏi của công việc, lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Tham khảo thêm:   Làm gỏi đu đủ đơn giản, giòn giòn ngon miệng cho bữa xế

Thật hạnh phúc khi được là người được đưa đò qua sông rồi thấy học trò của mình học giỏi trưởng thành. Nhân ngày này chúng tôi rất muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình rằng: “Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự hỗ trợ hợp tác tốt từ phía học sinh, chính các em là nguồn cảm hứng là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy”. Nhân dịp này chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các em bởi sự động viên, quan tâm tới các thầy cô. Chính các em là nguôn sức mạnh để chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề. Bởi chính nghề này đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều nụ cười và ánh mắt hồn nhiên không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác.

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 6

Mỗi dịp chào đón ngày 20/11, các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục đều cảm thấy vinh dự và tự hào hơn với truyền thống của ngành. Càng vinh dự và tự hào, chúng ta càng ý thức được trách nhiệm lớn lao mà ngành Giáo dục phải phấn đấu để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mỗi giáo viên cần phải “yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu”. Mỗi thầy cô giáo của ngành GD&ĐT hãy luôn cố gắng rèn luyện để trở thành “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo” được nhân dân kính trọng, để các em nhớ mãi mái trường xưa: “Nhuộm tóc thầy trắng, bụi phấn tháng năm, Cho các em sáng mãi tuổi trăng rằm, Dệt mơ ước giữa trời cao gió lộng, Mưa nắng lòng người, bon chen cuộc sống, Nhớ về thầy, em nhớ mái trường xưa.

Hàng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 các thầy cô giáo lại thấy vinh dự và tự hào khi được các thế hệ học trò của mình thăm hỏi, chúc mừng với tất cả tấm lòng thành kính tri ân. Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 đã trở thành một mỹ tục, không phải đơn thuần chỉ là ngày Lễ của một ngành nghề mà trở thành một Lễ hội của thời đại mới hòa vào hệ thống Lễ hội cổ truyền của nhân dân ta, thể hiện tính nhân văn sâu sắc và thực sự nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học và “Tôn sư trọng đạo”, như điều cổ nhân đã dạy “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” – đó là đạo lý, là triết lý sống của dân tộc Việt Nam, đã được kiểm chứng qua bao thế hệ con người. Trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều Nhà giáo nổi tiếng đức độ, từ tốn, tài giỏi tên tuổi được lưu truyền mãi mãi như Chu Văn An, Nguyễn Trãi; Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Lân; Tạ Quang Bửu; Nguyễn Tất Thành. .

“Nhào nặn tâm hồn há chuyện chơi,
Đâu như gỗ sắc hỏng thì thôi,
Tâm hồn mà hỏng, con người hỏng
Người hỏng thi hư cả một đời”

Người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền dạy tri thức và giáo dục nhân cách cho học sinh; được coi như người cha, người mẹ thứ hai của học trò. Không ai có thể phủ nhận công lao dạy dỗ của người Thầy, không ai có thể khẳng định mình giỏi giang, mình hiểu biết mà không cần đến sự dạy dỗ của người Thầy. Thầy chính là người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học trò và nhờ những kiến thức ấy, cùng với tinh thần hiếu học, cần cù, thông minh người học trò mới có được danh phận của mình trong các cuộc thi. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Người cũng đã dạy chúng ta “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.

Thực hiện lời dạy của Bác, Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng ta khẳng định là quốc sách hàng đầu. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ là phải “xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”, là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GD&ĐT. Ngày nay, khi xã hội phát triển, vai trò và nhiệm vụ của người thầy lại càng quan trọng hơn, bởi họ có trọng trách tạo nên đội ngũ học sinh có tri thức, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngành giáo dục nước nhà trong suốt mấy chục năm qua đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đã đào tạo và cung cấp hàng triệu học sinh có kiến thức để học tiếp lên cao, học nghề hoặc mang kiến thức phổ thông vận dụng vào cuộc sống lao động sản xuất… Nhiều học sinh đã trở thành cán bộ tốt phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Đạt được những thành tựu đó là nhờ có sự lãnh đạo sát sao và toàn diện của các cấp ủy đảng và chính quyền khắp các địa phương trong cả nước, sự nỗ lực phấn đấu của tất cả các thế hệ cán bộ, nhà giáo, nhân viên của ngành giáo dục, trong đó đội ngũ các thầy cô giáo có vai trò quan trọng. Thế hệ các thầy cô giáo của ngành giáo dục trước đây, hiện tại và mai sau mãi mãi là những tấm gương sáng vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành GD từng bước phát triển vững chắc và đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Mỗi dịp chào đón ngày 20/11, các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục đều cảm thấy vinh dự và tự hào hơn với truyền thống của ngành. Càng vinh dự và tự hào, chúng ta càng ý thức được trách nhiệm lớn lao mà ngành Giáo dục phải phấn đấu để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mỗi giáo viên cần phải “yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu”. Mỗi thầy cô giáo của ngành GD&ĐT hãy luôn cố gắng rèn luyện để trở thành “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo” được nhân dân kính trọng, để các em nhớ mãi mái trường xưa:

“Nhuộm tóc thầy trắng, bụi phấn tháng năm,
Cho các em sáng mãi tuổi trăng rằm,
Dệt mơ ước giữa trời cao gió lộng,
Mưa nắng lòng người, bon chen cuộc sống,
Nhớ về thầy, em nhớ mái trường xưa”

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 7

Thầy cô kính mến! Nếu cha mẹ sinh ra chúng em hình hài và thể xác, thì thầy cô là những người bồi dưỡng và phát triển tâm hồn, trí tuệ trong hình hài thể xác đó. Thầy cô đã dạy cho chúng em nhân cách làm người cao đẹp, bên cạnh đó còn có những kiến thức bổ ích để em vững bước vào đời. Cứ mối lần, mỗi lần nghĩ đến công lao của thầy cô thì lòng em lại dâng trào cảm xúc. Chúng em có được ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của thầy cô, công lao ấy không tài nào diễn tả bằng những lời nói, bài viết. Thầy cô là ánh lửa thắp sáng cho chúng em những ước mơ, ý chí và nghị lực…

Thời gian có thể trôi, vạn vật có thể thay đổi, nhưng những công lao của thầy cô thì vẫn mãi trong lòng chúng em, những lời dạy ấy mãi mãi không phai mờ. Tháng 11 lại về, tháng của những yêu thương và đong đầy cảm xúc nhất của lũ học trò chúng em, xin gởi đến thầy cô những lời chúc, lời tri ân sâu sắc nhất.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Dạy nuôi từ bé những ngày lớn khôn
Lớn khôn con chẳng quên ơn
Đền ơn đáp nghĩa ghi ơn cô thầy
Một đời thầy chỉ thương lo
Khai tâm mở trí dạy cho nên người
Người thầy như đuốc sáng ngời
Con nguyện ghi khắc, trọn đời không quên.

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 8

Mỗi năm, cứ đến tháng 11, chúng em lại náo nức chờ đón ngày 20. Ngày mà tất cả học sinh chúng em được dịp bày tỏ lòng mình với các thầy cô giáo, người đã có công dìu dắt , dạy bảo chúng em nên người.

Từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, chúng em được thầy cô dạy dỗ. Những bài học đạo đức, những con chữ, con số dần dần hiện ra và để lại trong tâm trí non nớt của chúng em với biết bao hy vọng, mơ ước.

Năm tháng qua đi, mới ngày nào bước chân vào mái trường Tiểu học ….., hôm nay đã là học sinh cuối cấp. Với chúng em, sự biết ơn và kính trọng các thầy, các cô là vô bờ bến.

Thầy cô đã chắp cho chúng em đôi cánh, cho chúng em bay cao, bay xa. Cung cấp cho chúng em hành trang kiến thức để vững bước tiếp theo trên con đường phía trước và cuộc sống sau này.

Những ngày này, những ngày của tháng 11, chúng em muốn dành tặng thầy cô những bông hoa tươi thắm nhất, đó là những gương sáng về học tập, rèn luyện, những gương sáng về chăm chỉ, đoàn kết, lễ phép…

Tham khảo thêm:   Soạn bài Mùa thảo quả trang 113 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 12

Rồi thời gian qua đi, chúng em sẽ phải chia xa mái trường Tiểu học Ninh Vân để bước tiếp chặng đường mới, nhưng chúng em luôn ghi nhớ mãi những kỉ niệm tốt đẹp về mái trường, về thầy cô. Chúng em xin hứa sẽ luôn biết vâng lời, cố gắng học tốt, rèn luyện chăm để dâng tặng thầy cô, thể hiện lòng biết ơn, công lao dạy dỗ của các thầy cô đối với chúng em.

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 9

Xin viết bài này dành tặng và tri ân Cô – một người đặc biệt trong lòng tôi.

Tôi yêu quý văn chương và luôn có những rung cảm mạnh mẽ trước cuộc sống ngay từ những ngày còn bé, những ngày tôi nhớ mình đã ngồi trầm tư đọc đi đọc lại tác phẩm văn học đầu tiên trong đời, tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và cảm thấy trong lòng như có “mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”…

Mẹ tôi là Cô giáo đầu tiên trong cuộc đời dạy tôi môn Ngữ Văn. Tôi quen thuộc với những câu ca dao, tục ngữ, những làn điệu dân ca ngay từ thuở còn tấm bé qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, qua giọng hát ru ngọt nhẹ, ấm áp của mẹ. Mẹ đã dạy tôi không bằng những kiến thức chuyên môn, không bằng tác phong sư phạm mà mẹ đã truyền cho tôi tình yêu quê hương xứ sở, tình yêu thương con người, cái tâm luôn hướng về chân – thiện – mỹ bằng chính cuộc sống hy sinh thầm lặng của mình, bằng tình yêu thương bao la vô bờ bến của trái tim người mẹ. Và tất nhiên, bước đến sau mẹ trong cuộc đời tôi, có biết bao Thầy giáo, Cô giáo đã dạy cho tôi biết cảm nhận cái đẹp, những góc nhìn cuộc đời dưới nhiều con mắt khác nhau mà tôi đều vô cùng ghi nhớ, mang ơn. Nhưng có lẽ người giáo viên mà tôi cảm thấy gần gũi, yêu thương như có sợi dây đồng cảm vô hình liên kết giữa tôi và Cô chính là Cô Nguyễn Thị Diệu Thu – Cô giáo môn Ngữ Văn và cũng là Cô chủ nhiệm của tôi năm học lớp Mười Một.

Lớp Mười Một, điều đó nghĩa là chỉ còn hơn hai năm nữa tôi sẽ kết thúc quãng đời học sinh, sẽ thi đại học và mở toang cánh cửa vào đời tuy vậy lúc ấy tôi vẫn chưa có một định hướng, một đam mê, một kế hoạch rõ ràng để theo đuổi trong tương lai. Tôi thích văn chương, tôi thích tìm hiểu và bơi sâu vào thế giới nội tâm con người nhưng cái sự thích thú đó có là đủ cho một nghề nghiệp suốt đời? Và câu hỏi quan trọng nhất là liệu theo đuổi nghiệp văn, tôi có đủ khả năng tự lo cho mình và gia đình mình sau này? Có lẽ vì vậy mà ngày đầu tiên bước chân vào lớp Mười Một, biết tin giáo viên chủ nhiệm là một Cô giáo giảng dạy bộ môn Văn, tôi hơi hồi hộp, tò mò và có cảm giác thinh thích là lạ như linh cảm về một Cô giáo mà sau này với tôi là một người tiền bối, một tri kỷ có cùng đam mê, một người đã giúp tôi tìm ra lối đi, một người trong gia đình, gần gũi và thân thuộc. Và khi Cô vào lớp với tà áo dài thướt tha dịu dàng, tôi nhìn không chớp mắt…

Trong lớp, tôi vốn là một học sinh có sức học không xuất sắc và cũng không phải là tệ, một học sinh bình thường, không phát biểu nhiều, không phải là một học sinh năng nổ cũng không là một học sinh quá thụ động nên mối dây liên kết giữa tôi và Cô Thu không đến từ những câu chuyện diễn biến “kịch tính” trong môi trường học đường như là một học sinh quậy phá được “cảm hóa”, hay một học sinh giỏi một lần vấp ngã và được Cô giáo nâng dậy. Tình cảm của tôi dành cho Cô đến từ những cử chỉ, những hành động, những hoàn cảnh và thậm chí là một ánh mắt nhìn rất đỗi đời thường mà có thể không ai thấy cụ thể những ảnh hưởng của Cô lên cuộc đời tôi. Như tà áo dài xinh đẹp duyên dáng của Cô khi Cô bước vào lớp, cách đi đứng trên bục giảng, cách cầm quyển sách, cách giảng bài dịu dàng, cái nhìn cùng với nụ cười dễ thương của Cô mỗi lúc Cô bất ngờ nhìn tôi trong lúc Cô đang nhìn bao quát cả lớp giảng bài say sưa,… Những hành động nhẹ nhàng ấy làm tôi thích mê và thần tượng Cô lắm…

Tôi thích viết trải nghiệm lên trang giấy nhưng luôn tự ti với chính bản thân mình. Chính Cô Thu là người đã khuyến khích, động viên tôi, ghi tên tôi vào đội tuyển dự thi Olympic môn Văn. Tôi đã được vào đội tuyển cấp Trường và Cô Thu là một trong hai giáo viên bồi dưỡng bộ môn Văn khối Mười Một. Tôi đi học và thấy rất thích khi được làm việc nhóm, được học tập, thảo luận cùng với những người Cô, những người bạn cùng chung sự yêu thích mà đặc biệt là sự yêu thích với bộ môn đòi hỏi nhận thức tâm hồn như môn Văn. Những ngày đi học luôn đầy ắp những cái nhìn mới lạ và sự sáng tạo, đam mê. Tôi như một nhà văn, một nghệ sĩ được thỏa sức khám phá, tìm hiểu. Tôi thỏa mãn với bản thân mình, với cuộc sống xung quanh, với gia đình, với bạn bè. Tôi thấy mình không còn là một học sinh bình thường học hành làn nhàn và không biết sau này mình sẽ phải làm gì. Tôi đã có sự hứng khởi mà Cô đã khơi nguồn cho tôi. Tôi sẽ là một giáo viên dạy Văn, giống như Cô, sẽ hằng ngày đến lớp chia sẻ những hiểu biết về thế giới nội tâm sâu sắc của con người, về những triết lý trong cuộc sống muôn màu, cách cảm thụ cái đẹp chân – thiện – mỹ cho những học sinh của tôi. Bằng tất cả nhiệt huyết của mình, biết đâu tôi cũng sẽ là một Cô giáo truyền được sự đồng cảm cho một học trò nhỏ của mình giống như Cô đã cho tôi một ngọn lửa – ngọn lửa theo đuổi những đam mê.

Trước ngày đi thi Olympic, giống như hai bạn còn lại cùng dự thi, tôi lo lắng và có phần hơi sợ sệt. Tôi lại tự ti với bản thân, sợ mình sẽ không đạt được kết quả. Nhưng Cô Thu, Cô đã nói với chúng tôi những lời động viên tuy không làm tôi hết lo lắng trong lúc đó nhưng làm tôi nhớ mãi đến sau này và thấy rất đúng với một học trò nhút nhát như tôi. Cô khuyên chúng tôi đừng lo, chúng tôi đã học hết sức trong những ngày qua, chúng tôi vào phòng thi chỉ có việc làm bài, và dù kết quả ra sao thì cũng không có gì quan trọng vì văn chương, nghệ thuật là những cảm nhận, những rung động sâu sắc trong tâm hồn của mỗi cá nhân mà không phải ai cũng nhìn thấy cụ thể được, là lắng sâu vào đáy tim, là để hướng đến cái đẹp trong cách cư xử, hành động trong cuộc sống hằng ngày. Thời gian sau này tôi ngẫm nghĩ và tình cờ đọc được lời nhận xét của nhà văn Mai Sơn về sự ảnh hưởng của tác giả Nguyễn Nhất Ánh đối với trẻ em, thấy đúng như lời Cô nói. Giống như những hành động, những nét duyên dáng của Cô với tà áo dài truyền thống, với cách giảng bài dịu dàng, ánh mắt hiền hậu Cô nhìn tôi đã tác động đến tâm hồn tôi… “những ảnh hưởng ấy có thể đã lắng sâu vào tâm hồn các em thành những nét đẹp tự nhiên, những cảm thức ban sơ về đạo đức, những quy luật cơ bản của tình yêu… Đó là phương cách mà văn chương đích thực có thể ảnh hưởng lên tâm trí một con người.”

Cô Diệu Thu – một “mùa thu dịu dàng” bắt đầu năm học của tôi với những hướng đi mới, một Cô giáo đã truyền cho tôi lửa đam mê, một người tri âm, một người “tiền bối” đã cho tôi hơn cả những kiến thức là những triết lý của văn chương, của cuộc sống, của cái đẹp giữa đời bao la rộng lớn này. Tôi mang ơn Cô, Cô như mẹ tôi, người mẹ thứ hai bên cạnh những kiến thức còn bằng chính những cử chỉ, những tình yêu thương đã tiếp thêm sức mạnh để tôi nhận ra chính bản thân mình. Tôi nhớ đến câu hát mẹ hay ngồi hát ngân nga trong lúc may quần áo, câu hát như lời mẹ, lời Cô gửi gắm cho tôi, câu hát trong bài Con Cò:

“Lớn lên, lớn lên, lớn lên

Con làm gì?

Con làm thi sĩ

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”

Cảm ơn Cô, một người rất đặc biệt trong tim con…

Bài cảm nghĩ báo tường 20/11 – Mẫu 10

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”

Từ xưa, hình ảnh người thầy luôn tượng trưng cho những chuẩn mực, đạo lý, và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở thành người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho xã hội.

Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người.

Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chở những người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến được những bến bờ mới lạ, để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài cảm nghĩ báo tường 20/11 hay nhất 10 bài cảm nghĩ báo tường 20/11 ý nghĩa nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *