Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Soạn văn 9 tập 1 bài 14 (trang 190) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh ôn tập kiến thức dành về phần tiếng Việt, Wikihoc.com muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Ôn tập phần tiếng Việt.

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt
Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt

Mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Soạn văn Ôn tập phần tiếng Việt – Mẫu 1

I. Các phương châm hội thoại

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại

– Phương châm về lượng:

  • Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.
  • Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

– Phương châm về chất: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (vi phạm phương châm quan hệ).

– Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ (tránh vi phạm phương châm cách thức).

– Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).

2. Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

a. Cậu ta hỏi một đằng, Lan trả lời một nẻo.

=> Phương châm quan hệ

b. Mời anh chị nốc cơm.

=> Phương châm lịch sự

c. Tôi hỏi anh ta để tiền của tôi ở đâu. Nhưng anh ta cứ trả lời vòng vo Tam quốc.

=> Phương châm cách thức

II. Xưng hô trong hội thoại

1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.

– Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi, mình, tớ, cậu, anh chị, chúng tôi, chúng tớ, bọn mình…

– Cách dùng các từ ngữ đó:

  • Đối với người nói khi muốn xưng hô dùng các từ là tớ, tôi, mình… và gọi người nghe là cậu, bạn, anh, chị…
  • Nếu muốn dùng cho số nhiều thì có các từ chúng tớ, chúng mình…
  • Khi xưng hô, phải chú ý đến đối tượng để lựa chọn từ ngữ thích hợp.

2. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa?

– Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” là khi xưng hô, khi nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại cách tôn kính.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về mái ấm gia đình Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

– Ví dụ: Trong xã hội xưa, những người có địa vị cao thường được gọi một cách tôn kính (ngài, bệ hạ…), còn những người có địa vị thấp thường xưng hô khiêm nhường (thần, tiện dân…).

3. Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

– Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

– Mỗi phương tiện xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao; môi quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng…

=> Nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sẽ dễ gây mất thiện cảm với người nghe.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

1. Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

– Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

– Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp:

Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho người vời người cống sĩ ở huyện Sơn La đến để hỏi rằng khi quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?

Nguyễn Thiếp đáp lại rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Vì vậy, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp: Từ cách xưng hô ngôi thứ nhất là “tôi” chuyển thành ngôi thứ ba “vua Quang Trung”, ngôi thứ hai “tiên sinh” chuyển thành ngôi thứ ba “Nguyễn Thiếp.

IV. Bài tập ôn luyện

Câu 1.

Cho đoạn thơ sau:

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)

Cho biết phương châm hội thoại bị vi phạm trong đoạn thơ. Việc vi phạm phương châm hội thoại đó có hợp lý không? Vì sao?

Gợi ý:

– Phương châm bị vi phạm: phương châm về chất (Mày viết thư chớ kể này, kể nọ/Cứ bảo nhà vẫn được bình yên).

– Việc vi phạm phương châm hội thoại đó có hợp lý.

– Lý do: Trong tình huống trên, người bố đang ở ngoài chiến trường gian khổ, chống lại kẻ thù tàn ác. Chính vì vậy, lời căn dặn của người bà xuất phát từ lòng yêu thương, không muốn con phải lo lắng về tình hình ở nhà mà an tân chiến đấu.

Tham khảo thêm:   Công nghệ 7 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt Giải Công nghệ lớp 7 Bài 1 trang 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 2. Chuyển lời trích dẫn sau thành lời dẫn gián tiếp:

Trong “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của dân tộc”, Đặng Thai Mai đã nhận xét: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”. Tiếng Việt không chỉ là một thứ tiếng đẹp mà còn là một thứ tiếng hay. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu. Không chỉ vậy, từ ngữ và ngữ pháp tiếng Việt cũng đã dần hoàn thiện và phát triển hơn. Và sức sống của tiếng Việt dường như tồn tại bất diệt với thời gian.

Gợi ý: 

Đặng Thai Mai đã khẳng định rằng người Việt Nam có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình. Tiếng Việt không chỉ là một thứ tiếng đẹp mà còn là một thứ tiếng hay. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu. Không chỉ vậy, từ ngữ và ngữ pháp tiếng Việt cũng đã dần hoàn thiện và phát triển hơn. Và sức sống của tiếng Việt dường như tồn tại bất diệt với thời gian.

Câu 3. Câu trả lời của nhân vật A Phủ trong đoạn trích sau vi phạm phương châm nào?

Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

– Mất mấy con bò?

A Phủ trả lời tự nhiên:

– Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)

Gợi ý:

– Phương châm quan hệ.

– Câu trả lời của nhân vật A Phủ không đúng với câu hỏi của Pá Tra.

Câu 4. Tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến phương châm lịch sự.

Gợi ý:

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên.

*

Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

*

Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

*

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt – Mẫu 2

I. Các phương châm hội thoại

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại

– Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp. Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

– Phương châm về chất: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (vi phạm phương châm quan hệ).

– Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ (tránh vi phạm phương châm cách thức).

– Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).

2. Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

Tham khảo thêm:  

Gợi ý:

Vi phạm phương châm về chất: Từ nãy đến giờ, cậu ta cứ nói nhăng, nói cuội.

II. Xưng hô trong hội thoại

1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.

– Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt: tôi, mình, tớ, cậu, anh, chị, ông, bà, bố, mẹ, con, cháu, tao, mày, chúng tôi, bạn, chúng ta, các bạn…

– Cách dùng các từ ngữ đó:

  • Người nói dùng các từ là tớ, tôi, mình… và gọi người nghe là cậu, bạn, anh, chị…
  • Các từ dùng cho số nhiều: chúng tớ, chúng tôi, chúng mình…
  • Chú ý đến đối tượng để lựa chọn từ ngữ thích hợp.

2. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa?

– Phương châm “xưng khiêm, hô tôn”: Xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại cách tôn kính.

– Ví dụ: Trong môi trường làm việc, người nhiều tuổi hơn (mới vào làm việc, chưa có kinh nghiệm) nhưng vẫn xưng em, gọi anh/chị.

3. Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô vì tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất đa dạng, mang sắc thái biểu cảm khác nhau: thân mật hay xã giao; môi quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng… Vậy nên nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sẽ dễ gây mất thiện cảm với người nghe.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

1. Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

– Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

– Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp:

Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho người với người cống sĩ ở huyện Sơn La đến để hỏi rằng khi quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?

Nguyễn Thiếp đáp lại rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Vì vậy, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp: Từ ngôi thứ nhất là “tôi” chuyển thành ngôi thứ ba “vua Quang Trung”, ngôi thứ hai “tiên sinh” chuyển thành ngôi thứ ba “Nguyễn Thiếp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Soạn văn 9 tập 1 bài 14 (trang 190) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *