Bạn đang xem bài viết Chẳng may bị nước vào tai, áp dụng ngay các mẹo chữa nước vào tai này tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Đôi khi chẳng may chúng ta sẽ bị nước vào tai trong khi tập luyện thể thao hay hoạt động dưới nước, hay có khi chỉ đang gội đầu, tắm rửa. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn không kịp thời lấy nước ra nhanh chóng thì có thể gây ngứa ngáy, ù tai, thậm chí là nhiễm trùng tai. Vậy nước vào tai phải làm sao? Bài viết sau đây của Wikihoc.com sẽ hướng dẫn bạn 9 mẹo chữa chữa nước vào lỗ tai rất hiệu quả.

Các mẹo chữa nước vào lỗ tai

Về bản chất thì nước vào tai có thể tự chảy ra ngoài nhờ vào chất sáp, hay còn là ráy tai, không thấm nước. Tuy nhiên, nếu lượng nước quá nhiều thì có thể sẽ không chảy ra ngoài mà còn đọng lại trong khoang tai gây cảm giác khó chịu, ù tai, và cần được lấy ra nhanh chóng để tránh viêm nhiễm tai. Bạn có thể áp dụng các mẹo sau để lấy nước ra lỗ tai:

Dùng khăn mềm: Dùng khăn mềm lau khô phần bên ngoài tai, lưu ý chỉ thấm bớt nước bên ngoài, không đưa khăn vào sâu trong ống tai.

Tham khảo thêm:   Cách làm gỏi xoài khô cá lóc vị ngon chuẩn miền Tây

Các mẹo chữa nước vào lỗ tai

Kéo dái tai: Nghiêng đầu sang bên tai bị nước vào rồi nhẹ nhàng kéo dái tai xuống. Cách này sẽ làm ống tai thẳng ra để nước chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Các mẹo chữa nước vào lỗ tai

Nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng: Nằm nghiêng về bên tai có nước trong vài phút để nước tự chảy ra, có thể kê một chiếc khăn bông mềm dưới tai để lau khô chỗ nước chảy.

Các mẹo chữa nước vào lỗ tai

Dùng máy sấy tóc: Bật máy sấy tóc ở chế độ nhẹ nhất rồi hướng máy về phía tai, giữ máy sấy tóc cách tai ít nhất 30cm để tránh gây phỏng.

Các mẹo chữa nước vào lỗ tai

Ngáp: Ngáp rồi nghiêng đầu nhẹ để nước tự chảy ra ngoài.

Nhai kẹo cao su: Thông thường nước sẽ kẹt ở ống tai, vì vậy hoạt động ở miệng có thể đẩy nước ra khỏi cơ quan này. Áp dụng nhai kẹo cao su liên tục trong vài phút và nghiêng đầu để nước từ bên trong tai thoát ra.

Các mẹo chữa nước vào lỗ tai

Sử dụng nước ấm: Bạn thấm khăn sạch vào nước ấm, vắt khô và nằm nghiêng đầu lên khăn. Nằm yên trong 3 – 5 phút, để tai sát vào khăn, thiệt độ ấm từ khăn sẽ giúp nước trong tai chảy ra.

Các mẹo chữa nước vào lỗ tai

Sử dụng thuốc nhỏ tai oxy già (Hydrogen peroxide): Oxy già có tác dụng làm sạch ráy tai, vi khuẩn và nước ứ đọng trong tai. Bạn nhỏ 2 – 3 giọt oxy già vào tai, đợi từ 2 – 3 phút và nghiêng đầu để nước chảy ra.

Tham khảo thêm:   Bánh gai có bao nhiêu calo? Ăn bánh gai nhiều có béo không?

Sử dụng rượuvà giấm táo: Rượu và giấm táo có chứa axit có đặc tính bay hơi, do đó có thể tạo lực hút chân không hút nước ra khỏi tai. Bạn pha rượu và giấm táo theo tỉ lệ 1:1, rồi nhỏ 3 – 4 giọt dung dịch vào tai, nhẹ nhàng xoa bên ngoài tai khoảng 30 giây và nghiêng đầu sang một bên để dung dịch chảy ra.

Tham khảo: 10+ mẹo chữa ù tai trái khi bị nước vào tai cực hiệu quả

Lưu ý khi thực hiện các mẹo chữa nước vào tai

Nước vào tai không gây nguy hiểm nhưng bạn lưu ý các điều sau khi thực hiện các mẹo lấy nước ra khỏi tai:

– Tránh dùng các vật lạ như ngón tay, tăm bông hay cây ngoáy tai để cố lấy nước ra vì có thể làm trầy niêm mạc tai, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tai.

– Nếu đang bị nhiễm trùng tai hoặc viêm ống tai mà vô tình bị nước vào thì không được sử dụng phương pháp nhỏ oxy già hay rượu, giấm táo để lấy nước ra, thay vào đó hãy áp dụng các phương pháp như nằm nghiêng, xông hơi nước ấm để dẫn nước ra ngoài tai.

Lưu ý khi thực hiện các mẹo chữa nước vào tai

– Chú ý không cố gắng cử động quá nhiều khi bị nước vào tai để tránh nước đi vào sâu hơn trong khoang tai, giữ nghiêng đầu nhất có thể để nước dễ dàng chảy ra ngoài hơn.

Tham khảo thêm:   Chuyên đề bài tập vật lý 11 Bộ tài liệu bài tập vật lý lớp 11 có đáp án

– Nếu các mẹo chữa nước vào tai ở trên không hiệu quả hoặc xuất hiện dấu hiệu viêm tai ngoài. bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám. Một số dấu hiệu viêm tai ngoài bạn cần để ý là: Ngứa trong ống tai, phần bên trong của tai bị đỏ, tai tiết chất lỏng trong suốt, không mùi, cảm giác sưng tấy, đau nhức trong ống tai.

Hy vọng bài viết này của Wikihoc.com trên đã giúp bạn làm sao khi bị nước vào tai với các mẹo đơn giản. Ngoài ra, bạn cũng hãy chú ý kết hợp thêm các biện pháp phòng ngừa nước vào tai, đặc biệt nếu thường xuyên tham gia các hoạt động dưới nước nhé!

Xem thêm:

>> Áp dụng ngay những cách này, xử lý nước vô lỗ tai an toàn và không gây nhiễm trùng

>> Vì sao đi mưa về bị ngứa, rát và cách xử lý như thế nào?

>> Cách xử lý khi bị sứa cắn, thích tắm biển phải biết điều này

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chẳng may bị nước vào tai, áp dụng ngay các mẹo chữa nước vào tai này tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *