Bạn đang xem bài viết Chôm chôm là trái cây nóng hay mát? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Chôm chôm là trái cây mùa hè, chứa hàng loạt các vitamin và khoáng chất thiết yếu như photpho, canxi, sắt, đồng, kali, magie, mangan, vitamin B3, A, C, B9…

Ăn chôm chôm giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, ngừa tim mạch, giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, giải độc thận…

Nhưng nhiều người ăn chôm chôm nhiều sẽ nổi mụn, và xếp chúng vào loại trái cây nóng nên hạn chế. Có phải và có nên như thế?

Chôm chôm là trái cây nóng hay mát?

Thực tế, đây chỉ là quan niệm dân gian, còn xét về dinh dưỡng, Ths.Bs. Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm tư vấn dinh dưỡng Viện dinh dưỡng quốc gia, thì trái cây chỉ được phân loại thành trái cây ít đường và trái cây nhiều đường.

Không có trái cây nào nóng hay mát, việc dùng chúng tùy vào thể trạng hoặc bệnh lý của người dùng để chọn lựa loại trái cây cho thích hợp.

Chẳng hạn người ăn kiêng, người thừa cân béo phì hay tiểu đường… thì nên chọn trái cây ít ngọt như thanh long, cam, bưởi…

Tham khảo thêm:   Bài tập viết lại câu thì hiện tại hoàn thành Viết lại câu thì hiện tại hoàn thành

Các loại trái cây được xếp vào nhóm nhiều đường như chôm chôm, vải, nhãn, xoài, mít…

Việc sử dụng trái cây là rất tốt và cần thiết cho cơ thể, giúp chúng ta tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Nhưng vì quan niệm trái cây tính nóng mà nhiều người loại bỏ nhiều loại trái cây tốt khỏi thực đơn dinh dưỡng là hoàn toàn không nên.

Cũng thế, chôm chôm được phân loại vào nhóm trái cây nhiều đường, không phải là trái cây tính nóng.

Ăn chôm chôm có nổi mụng không? Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nổi mụn khi ăn nhiều chôm chôm đến từ lượng đường cao trong nó.

Bà Hải cho biết, việc ăn chôm chôm nổi mụn hay rôm sảy là do cơ địa của từng người. Những loại quả nhiều đường như chôm chôm khi ăn vào có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu) trên da phát triển và gây nên các bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy.

Hiểu như thế, bạn đừng liệt chôm chôm vào danh sách trái cây tính nóng và loại bỏ khỏi thực đơn dinh dưỡng nhé.

Ăn chôm chôm thế nào cho tốt?

Dù khẳng định chôm chôm không phải là loại quả nóng, nhưng ăn quá nhiều hẳn vẫn sẽ không tốt.

  • Trung bình người trưởng thành 1 ngày ăn khoảng 300 gr trái cây, và ăn đa dạng.
  • Người bình thường có thể ăn chôm chôm bất cứ thời điểm nào trong ngày, cách bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Người thừa cân, béo phì cần hạn chế đường nếu muốn ăn thì nên ăn trước bữa chính để giảm lượng cơm, thức ăn và chỉ ăn vài quả.
  • Người gầy thì không nên ăn trước bữa cơm vì trái cây sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng ở bữa chính, chỉ nên ăn vào bữa phụ.

Nếu đã rõ công dụng và bản chất của chôm chôm, hẳn bạn sẽ không muốn gạt bỏ nó ra khỏi danh sách trái cây nên dùng nữa đâu nhỉ.

Tham khảo thêm:   Review phim Coco (2017) - Xứng đáng cho giải Oscar phim hoạt hình xuất sắc nhất

Nhớ đón xem những giải đáp thú vị về sức khỏe và làm đẹp tại Khỏe đẹp mỗi ngày.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chôm chôm là trái cây nóng hay mát? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *