Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập trang 35 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 35 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Ôn tập trang 35, cung cấp những kiến thức cần thiết và hữu ích.

Soạn bài Ôn tập trang 35
Soạn bài Ôn tập trang 35

Tài liệu được dành cho các bạn học sinh lớp 11. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải bên dưới.

Soạn bài Ôn tập trang 35

Câu 1. Nêu điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.

Gợi ý:

Điểm tương đồng là:

  • Chủ đề: Vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Cảm hứng: Tình yêu dành cho thiên nhiên của quê hương, đất nước.

Câu 2. Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen, hãy lập bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình theo gợi ý sau: dấu hiệu nhận biết sự kết hợp, nội dung tự sự, yếu tố trữ tình, tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc.

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Cõi lá

Trăng sáng trên đầm sen

Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp

Khắc họa vẻ đẹp của sông Hương kết hợp với bày tỏ tình cảm, cảm xúc với con sông.

Miêu tả vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa kết hợp bộc lộ cảm xúc, tâm trạng trước vẻ đẹp.

Miêu tả vẻ đẹp của trăng ở đầm sen, tác giả đã đan xen vào những cảm nhận, những đánh giá của mình trước cảnh đẹp đêm trăng.

Nội dung tự sự

Vẻ đẹp của sông Hương từ thượng nguồn đến khi chảy vào thành phố Huế.

Vẻ đẹp của “cõi lá” vào lúc giao mùa.

Những câu văn bộc lộ cảm xúc, đánh giá của tác giả.

Yếu tố trữ tình

Những câu văn bộc lộ cảm xúc, đánh giá của tác giả.

Những câu văn bộc lộ cảm xúc, đánh giá của tác giả.

Những câu văn bộc lộ cảm xúc, đánh giá của tác giả.

Tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc

Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương một cách chân thực, sinh động.

Cảm nhận bức tranh Hà Nội mùa lá rụng.

Cảm nhận được vẻ đẹp của trăng.

Tham khảo thêm:   Toán tư duy cho bé 48 bài tập tư duy cho trẻ

Câu 3. Tìm thêm một số tùy bút, tản văn viết về đề tài thiên nhiên. Liên hệ với những văn bản trong bài đọc để thấy cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn.

Ví dụ như tùy bút Sông Đà (Nguyễn Tuân). Cách tiếp cận của Nguyễn Tuân không chỉ ở phương diện thiên nhiên, mà còn ở khắc họa hình ảnh con người lao động bình dị mà tài hoa.

Câu 4. Giải thích nghĩa của từ sau và xác định cách giải thích đã dùng: phẳng lặng, nhấp nháy, cổ thi, chật chội.

  • phẳng lặng: êm ả, không một chút xáo động (dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa)
  • nhấp nháy: loé sáng rồi tắt ngay, một cách liên tiếp (trình bày khái niệm mà từ biểu thị)
  • cổ thi: thơ cổ (trình bày khái niệm mà từ biểu thị)
  • chật chội: chật, bức bối (dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa)

Câu 5. Cho đề bài: Hãy viết văn bản thuyết minh (có lồng ghép một số yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm) về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm.

Yêu cầu:

– Lập dàn ý cho đề bài trên

– Viết đoạn mở bài và một đoạn thân bài

Gợi ý:

a. Lập dàn ý:

(1). Mở bài

Giới thiệu về đối tượng và lí do cần thuyết minh.

(2). Thân bài

– Trình bày tổng quan về đối tượng hoặc quy trình cần thuyết minh.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý thuyết minh về con trâu (7 mẫu) Lập dàn ý thuyết minh về con trâu

– Trình bày những đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước, các công đoạn của một quy trình (nguyên liệu thực hiện, các bước tiến hành, yêu cầu thành phẩm, ý nghĩa,…).

– Miêu tả chi tiết một vài đặc điểm, một vài công đoạn độc đáo, đặc sắc hoặc lồng ghép các nhận xét, đánh giá, bày tỏ cảm xúc.

(3). Kết bài

Đánh giá lại về đối tượng hoặc quy trình đã thuyết minh.

b. Viết đoạn mở bài và kết bài:

– Mở bài: Trò chơi dân gian là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam. Rất nhiều trò chơi vẫn còn được phổ biến cho đến ngày nay. Một trong số đó có thể kể đến nhảy bao bố.

– Kết bài: Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều trò chơi điện tử hấp dẫn đã ra đời. Các trò chơi dân gian ít được chơi hơn. Điều này đã đặt ra một vấn đề về việc giữ gìn các trò chơi dân gian trong đời sống sinh hoạt của con người. Chúng ta cần phải giữ gìn và tích cực quảng bá để trò chơi dân gian luôn gần gũi với cuộc sống của con người.

Câu 6. Để giới thiệu một tác phẩm văn học/nghệ thuật cũng như nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều gì?

Những vấn đề cần lưu ý:

  • Quan sát gương mặt, thái độ, cử chỉ, ánh mắt, giọng điệu của người thuyết trình
  • Tìm hiểu trước về nội dung được thuyết trình.
  • Ghi chép tóm tắt nội dung thuyết trình
  • Đặt ra những câu hỏi cho người thuyết trình
Tham khảo thêm:  

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập trang 35 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 35 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *