Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu về cây bắt ruồi (cây bẫy kẹp) – Ý nghĩa và cách trồng tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây bắt ruồi có khả năng bắt ruồi, kiến, là loại cây dễ trồng lại vô cùng lạ mắt. Hơn nữa, nó còn có tác dụng trong đông ý, giúp giảm một số bệnh ở người. Cùng tìm hiểu loài cây này cùng Wikihoc.com ngay sau đây nhé!

Cây bắt ruồi là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây bắt ruồi

Cây bắt ruồi hay còn gọi là cây bẫy kẹp, tên tiếng Anh là Dionaea muscipula. Đây là một loài thực vật ăn thịt có nguồn gốc từ các vùng đất ngập nước cận nhiệt đới ở vùng ven biển phía Đông Hoa Kỳ, ở bang Bắc Carolina và Nam Carolina.

Cây bắt ruồi có nguồn gốc từ Hoa KỳCây bắt ruồi có nguồn gốc từ Hoa Kỳ

Loài cây này có khả năng bắt mồi bởi cấu trúc dạng bẫy kẹp của lá nên được gọi là cây bắt ruồi. Hiện nay, nó được phân bố khá phổ biến trên khắp thế giới. Ở Việt Nam hiện nay chúng phân bố nhiều ở các tỉnh như Vĩnh Phú, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An,… nhiều người trồng cây bắt ruồi để diệt bớt côn trùng trong nhà, trong vườn hay sử dụng nó như một cây cảnh mang vẻ đẹp độc đáo.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp các loại giống dưa lưới phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Đặc điểm, phân loại cây bắt ruồi

Bắt ruồi là loài cây thân nhẵn gầy, cao khoảng từ 5-30cm. Lá cây có cuốn dẹt, rìa hình trái tim, phần cuối phiến lá là 2 thùy đính với nhau ở gân giữa, tạo nên cấu tạo bẫy kẹp. Hai thùy lá này có khả năng chuyển động nhanh nên sẽ đóng lại ngay lập tức khi bị con mồi kích thích. Phần rìa bên ngoài của 2 thùy được bao quanh bởi những sợi ria dài, cứng, có hình dạng giống như lông mi và đan lại với nhau để có thể giữ con mồi ở bên trong.

Cây bắt ruồi có cấu tạo để bắt giữ côn trùngCây bắt ruồi có cấu tạo để bắt giữ côn trùng

Hoa của loài cây này màu tím nhạt, dài, nhỏ và ra hoa khoảng tháng 3, tháng 4. Điểm độc đáo nhất của loài cây này có lẽ là phần lá được cấu tạo như một chiếc bẫy kẹp để bắt mồi. Khi côn trùng bò vào trong lá chạm vào các sợi lông, chiếc lá sẽ úp lại và khi nhận đủ 5 kích thích nó sẽ tiến hành tiêu hóa con mồi. Cơ chế này là nhằm hạn chế lãng phí năng lượng, hạn chế tiêu hóa các con mồi đã chết.

Tác dụng của cây bắt ruồi

Tác dụng của cây bắt ruồiTác dụng của cây bắt ruồi

Ngoài công dụng bắt côn trùng, loài cây này còn có tác dụng chữa bệnh, giúp trấn kinh, chữa ho, giảm co giật nhờ vào tính mát, vị đắng và một số thành phần dưỡng chất bên trong. Hơn nữa, ở Campuchia, loài cây này còn được sử dụng để điều chế thuốc trị bệnh nấm.

Tham khảo thêm:   Ngày của Mẹ là ngày nào năm 2023? Nguồn gốc và ý nghĩa

Cách trồng và chăm sóc cây bắt ruồi

Cách trồng cây bắt ruồi tại nhà

Cách trồng cây bắt ruồi tại nhàCách trồng cây bắt ruồi tại nhà

Để trồng cây bắt ruồi, bạn nên chọn chậu có khả năng giữ nước, kích cỡ có thể tùy ý lựa chọn tùy theo kích thước của cây. Bên cạnh đó bạn nên trồng chúng trong loại đất trộn với cám dừa để cây phát triển tốt. Cây thích hợp sống trong các loại đất ít dinh dưỡng, đất chua, phèn và không sống được trong đất thịt hay đất pha tro trấu và các loại đất giàu dinh dưỡng.

Cách chăm sóc cây bắt ruồi

Cách chăm sóc cây bắt ruồiCách chăm sóc cây bắt ruồi

Bạn nên tưới nước cho cây đầy đủ, thậm chí có thể tưới ngập chậu cây, đặt cây ở nơi có ánh nắng vừa phải, không quá gắt. Bên cạnh đó, cây không thích và không hợp với các chất dinh dưỡng nên bạn không cần bón phân cho cây, khi bón phân cây sẽ không ra bình và nếu bón nhiều cây sẽ chết.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây bắt ruồi

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây bắt ruồiLưu ý khi trồng và chăm sóc cây bắt ruồi

Bắt ruồi là loài cây khá dễ trồng cũng như chăm sóc. Bạn nên đặt cây ở nơi có ánh nắng vừa phải vì nếu nắng gắt thì lá cây sẽ chuyển sang màu đỏ còn nếu không có nắng cây sẽ không ra bình. Nên tưới nước thường xuyên cho cây và đặc biệt là không bón phân cho cây.

Tham khảo thêm:   Giáo án Mĩ thuật 3 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án môn Mỹ thuật lớp 3 (Bản 1, 2)

10 hình ảnh đẹp về cây bắt ruồi

Cây bắt ruồi trên đấtCây bắt ruồi trên đất

Côn trùng trong cây bắt ruồiCôn trùng trong cây bắt ruồi

Cây bắt ruồi màu xanhCây bắt ruồi màu xanh

Cây bắt ruồi dưới ánh nắngCây bắt ruồi dưới ánh nắng

Chậu cây bắt ruồi nonChậu cây bắt ruồi non

Cây bắt ruồi xòe láCây bắt ruồi xòe lá

Cây bắt ruồi lá đỏCây bắt ruồi lá đỏ

Chậu cây bắt ruồi xum xuêChậu cây bắt ruồi xum xuê

Hoa cây bắt ruồiHoa cây bắt ruồi

Chậu cây bắt ruồi nhỏ xinhChậu cây bắt ruồi nhỏ xinh

Trên đây là chia sẻ của Wikihoc.com về cây bắt ruồi hay còn gọi là cây bẫy kẹp. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung được nhiều kiến thức.

Chọn mua trái cây các loại bán tại Wikihoc.com để thưởng thức nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu về cây bắt ruồi (cây bẫy kẹp) – Ý nghĩa và cách trồng tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *