Bạn đang xem bài viết 5 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả cho người mới bắt đầu tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nếu bạn đang chật vật trong quản lý các khoản chi tiêu thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Quản lý chi tiêu là gì?

Các bạn có thể hiểu quản lý chi tiêu là biết cách phân chia tiền của mình thành các khoản hợp lý để sử dụng. Đây là bước vô cùng quan trọng để bạn độc lập và tự do tài chính.

Chỉ có quản lý chi tiêu thì bạn mới có thể độc lập tài chínhChỉ có quản lý chi tiêu thì bạn mới có thể độc lập tài chính

Bạn sẽ ít bị áp lực về tiền bạc khi bạn biết quản lý sớm. Bên cạnh đó khi hiểu được cách quản lý chi tiêu hiệu quả có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu mà bạn dự định trong tương lai, thay vì bị trì trệ, kiềm hãm.

5 phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả

Các phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quảCác phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả

Pay yourself first (Trả tiền cho mình trước)

Với phương pháp này bạn sẽ trích ra một số tiền, tối thiểu là 10% số tiền thu nhập của bạn cho vào quỹ tiết kiệm. Đó chính là trả tiền cho bản thân mình trước. Đối với số tiền còn lại thì bạn có thể chi tiêu thoải mái vì bạn đã để dành một khoản tiền trong túi trước rồi.

Đây là phương pháp dễ thực hiện. Ai cũng có thể làm được cho dù bạn là người không quan tâm đến việc quản lý tiền bạc.

Tham khảo thêm:   Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm mèo Angora Thổ Nhĩ Kỳ

Ưu tiên cho bản thân mình trước nhé!Ưu tiên cho bản thân mình trước nhé!

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ sử dụng và ít tốn thời gian. Điểm trừ duy nhất là bạn không có đầu tư để sinh lời bởi vì bạn chỉ có đủ tiền như vậy thôi, không hơn không kém.

Quy tắc 50/30/20

Đây là quy tắc nổi tiếng về quản lý chi tiêu cho người mới bắt đầu. Với phương pháp này bạn sẽ chia thu nhập của mình thành 3 khoản với tỷ lệ như sau:

– 50% chi tiêu cho những việc thiết yếu như tiền nhà, tiền ăn uống, điện nước,…

– 30% cho các chi tiêu mong muốn khác như đi du lịch, mua sắm, giải trí,…

– 20% chi tiêu cho tiết kiệm và để trả nợ.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách tính tiền nước sinh hoạt đơn giản, chuẩn xác

Phương pháp 50/30/20 khá phổ biếnPhương pháp 50/30/20 khá phổ biến

Đây là một phương pháp khá phổ biến vì khá dễ nhớ và có thể áp dụng ngay. Bạn có một khoản dành riêng cho việc ăn chơi nữa.

Giống như phương pháp Pay Yourself First, phương pháp này không thể phát triển nguồn tiền của bạn và chỉ bảo vệ bạn trong những trường hợp cấp bách. Bạn sẽ phải hiệu chỉnh một tí nếu những lúc bất cập bạn cần nhiều hơn 50% cho chi tiêu thiết yếu.

Phương pháp bìa thư

Phương pháp này khá khắt khePhương pháp này khá khắt khe

Đây là phương pháp chỉ dùng tiền mặt và các bìa thư giấy. Các bước thực hiện như sau:

– Liệt kê các khoản chi quan trọng mỗi tháng và đặt ngân sách cho từng khoản. Chẳng hạn như tiền nhà 3 triệu, ăn uống 2 triệu,…

– Rút tiền mặt khi nhận được thu nhập và chia số tiền vào mỗi bìa thư như kế hoạch đã định.

Tham khảo thêm:  

– Khi chi khoản nào thì chỉ cần lấy đúng bìa thư đó.

– Bạn không được phép chi cho khoản đó khi bìa thư đã hết tiền. Bạn chỉ được phép chi khi nhận được thu nhập tháng tiếp theo.

Phương pháp này giúp cho bản thân kiên trì hơn và chi tiêu kỹ càng hơn, đặc biệt đối với những người “vung tay quá trán” hoặc đang có nợ. Chính vì vậy phương pháp này giúp bạn có được tiết kiệm được tiền và nhanh chóng thoát nợ.

Phương pháp 6 lọ

Phương pháp này khá rối cho người mới bắt đầuPhương pháp này khá rối cho người mới bắt đầu

Đây là phương pháp chia thu nhập của mình thành 6 khoản của T.Harv Eker trong sách “Bí mật tư duy triệu phú”. Dưới đây là cách chia 6 lọ:

– Lọ nhu yếu phẩm (NEC) 55%: Khoản chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu.

– Lọ ăn chơi (PLAY) 10%: Khoản chi tiêu thỏa mãn thú vui của bản thân.

– Lọ giáo dục (EDU) 10%: Khoản chi tiêu phục vụ cho việc phát triển tư duy, kiến thức và kỹ năng của bản thân.

– Lọ cho đi (GIV) 5%: Khoản chi để làm từ thiện, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

– Lọ tiết kiệm để chi tiêu cho tương lai (LTSS) 10%: Tiết kiệm tiền để đi du lịch, mua nhà, mua xe,…

– Lọ tự do tài chính (FFA) 10%: Khoản này dành cho việc kinh doanh, đầu tư nguồn tiền của mình.

Ưu điểm của phương pháp này là bạn có một khoản để tăng trưởng thu nhập mà không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Phương pháp này cũng rõ ràng vì thu nhập của bạn được chia ra 6 lọ riêng biệt.

Cái khó của phương pháp này là bạn phải theo dõi sát sao để biết rằng mình có đang chi trong giới hạn quy định hay không. Cũng vì có nhiều lọ nên sẽ hơi lộn xộn một tí.

Tham khảo thêm:   Cách làm trứng gà non cháy tỏi nhâm nhi cuối tuần

Phương pháp 10/20/70

Phương pháp này mới à nha!Phương pháp này mới à nha!

Đây là phương pháp được đúc kết từ 3 phương pháp 50/30/20, 6 lọ và Pay Yourself First. Về cơ bản bạn sẽ chia thu nhập của bản thân thành 3 khoản:

– 10% tiết kiệm: Ở khoản này bạn sẽ tập trung cho quỹ khẩn cấp trước rồi mới đến các tiết kiệm dài hạn.

– 20% cho phát triển bản thân để có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, đầu tư hay có thêm nhiều mối quan hệ có lợi cho công việc của bản thân.

– 70% dành cho các chi tiêu hằng ngày cũng như tiền ăn chơi, giải trí,…

Đây là một phương pháp khá tốt bởi được đúc kết từ 3 phương pháp 50/30/20, 6 lọ và Pay Yourself First. Bạn không cần phải theo dõi tỉ mỉ chi tiêu hàng ngày, có thể tăng trưởng thu nhập, không quá lộn xộn.

Như vậy Wikihoc.com đã bật mí cho các bạn 5 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả cho người mới bắt đầu. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ có được phương pháp chi tiêu hiệu quả của riêng mình nhé!

Xem thêm:

>> Mẹo tiết kiệm điện khi dùng bếp hồng ngoại

>> Mẹo tiết kiệm chi phí khi mua dụng cụ làm bánh

>> Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm điện khi dùng lò vi sóng

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 5 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả cho người mới bắt đầu tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *