Bạn đang xem bài viết Thủ tục đăng ký tạm trú cập nhật mới nhất cho người thuê nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Do liên quan mật thiết đến đời sống, thủ tục đăng ký tạm trú luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Để hoàn thành thủ tục đăng ký tạm trú nhanh và chính xác nhận, hãy tham khảo bài viết sau đây

Tạm trú là gì?

Là nơi bạn cư trú nằm ngoài khu vực thường trú. Khác với thường trú, tạm trú có nghĩa là cư trú tạm thời và bị giới hạn về thời gian, tối đa không quá 24 tháng.

Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ thì đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Người đăng ký tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Tham khảo thêm: Những giấy tờ làm căn cước công dân gắn chip

Khi nào phải đăng ký tạm trú?

Theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.

Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú.

Thủ tục đăng ký tạm trú

Thủ tục đăng ký tạm trú trực tiếp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú

Bản khai nhân khẩuBản khai nhân khẩu

Hồ sơ tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú gồm:

  • Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01)
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02)
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở).
  • Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
  • Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú:
Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 8: Bài toán giải bằng ba bước tính Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 23, 24

Theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong những giấy tờ sau:

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (đã có nhà ở trên đất đó);
  • Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
  • Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã;
  • Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
  • Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
  • Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
  • Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp:

  • Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã).
  • Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
Tham khảo thêm:   Cách trị mụn ẩn đơn giản và hiệu quả với những nguyên liệu cực dễ tìm

Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mìnhkhông có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ để chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú

Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phườngNộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường

Bạn đến nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú

Nhận kết quả đăng ký tạm trúNhận kết quả đăng ký tạm trú

Bạn sẽ được giải quyết đăng ký tạm trú khi bạn:

Nộp lệ phí

  • Lệ phí đăng ký được tính Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC).
  • Đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;
  • Cấp mới, cấp lại, đổi sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp.

Nhận Sổ tạm trú

  • Kiểm tra lại các thông tin được ghi trong sổ tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
  • Bạn không giải quyết đăng ký tạm trú khi: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thủ tục đăng ký tạm trú online

Bước 1: Truy cập “Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/”. Tiến hành đăng nhập, sau đó chọn “Tạm trú” để tiến hành thực hiện thủ tục.

Hoặc có thể truy cập từ “Cổng Dịch vụ công Quốc gia”, đăng nhập và chọn “Nộp trực tuyến” để chuyển sang Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú.

Lưu ý: Nếu chưa có thông tin đăng nhập bạn có thể tiến hành chọn mục Đăng ký phía dưới để tạo tài khoản. Ưu tiên đăng ký bằng thuê bao di động.

Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin trên trang Khai báo tạm trú. Nhập các thông tin bắt buộc có dấu (*).

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng đăng nhập thi IOE trên di động

Sau khi hoàn thành, tích chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm về lời khai trên” và ấn “Lưu và gửi hồ sơ”.

Bước 3: Người dân đợi và nhận kết quả giải quyết trong 03 ngày làm việc. Trường hợp cần đến trực tiếp để xuất trình các giấy tờ bản chính, người dân cần chấp hành để được đăng ký tạm trú.

Tham khảo chi tiết: Cách đăng ký tạm trú, tạm vắng online không mất quá nhiều thời gian chờ đợi

Những câu hỏi liên quan tới thủ tục đăng ký tạm trú

Những câu hỏi liên quan tới thủ tục đăng ký tạm trúNhững câu hỏi liên quan tới thủ tục đăng ký tạm trú

Giấy xác nhận đăng ký tạm trú và sổ tạm trú khác nhau thế nào?

Theo quy định của Luật cư trú, việc đăng ký lấy giấy xác nhận đăng ký tạm trú (đăng ký tạm trú) là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú để đủ điều kiện cho công an xã, phường phải cấp sổ tạm trú cho công dân.

Sổ tạm trú KT3 là gì? Thủ tục làm sổ tạm trú KT3

Sổ tạm trú KT3 là gì?

KT3 là sổ tạm trú dài hạn áp dụng cho công dân sinh sống và làm việc tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương khác nơi đăng ký thường trú.

Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 35/2014/TT-BCA, thực hiện thủ tục đăng ký KT3, các cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ được đăng ký tạm trú theo quy định có giá trị xác định tại nơi tạm trú. Thời hạn tối đa tạm trú là 24 tháng.

Thủ tục làm sổ tạm trú KT3

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các loại giấy tờ cần thiết để đăng ký sổ tạm trú KT3 gồm:

  • 01 Phiếu báo thay đổi nhân, hộ khẩu
  • 01 Phiếu khai nhân khẩu (người từ đủ 15 tuổi trở lên)
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (hoặc bạn cũng có thể xuất trình bản gốc)
  • Văn bản đồng ý có chữ ký của chủ hộ trong trường hợp chỗ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở tại nơi đăng ký KT3 (giấy tờ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ sử dụng đất, v.v.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an xã/ phường/ thị trấn

Tham khảo thêm các địa điểm làm thẻ căn cước công dân gắn chip để tiện cho việc làm thủ tục cấp/trả thẻ.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tạm trú. Chúc các bạn thành công!

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủ tục đăng ký tạm trú cập nhật mới nhất cho người thuê nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *