Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Những đứa con trong gia đình Soạn văn 12 tập 2 bài 23 (trang 56) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi kể về những đứa con trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắc với quê hương và cách mạng. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 12: Những đứa con trong gia đình. Các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Soạn bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 1

Soạn văn Những đứa con trong gia đình chi tiết

I. Tác giả

– Nguyễn Thi (1928 – 1968), còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn, tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca.

– Quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải Anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

– Ông mồ côi cha từ năm mười tuổi, mẹ đi bước nữa, Nguyễn Thi phải sống nhờ họ hàng nên vất vả, tủi cực từ nhỏ.

– Năm 1943, ông theo người anh vào Sài Gòn, vừa đi làm vừa tự học.

– Năm 1945, Nguyễn Thi tham gia cách mạng rồi gia nhập vào lực lượng vũ trang.

– Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm công tác tuyên huấn, vừa chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ.

– Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

– Năm 1962, Nguyễn Thi trở lại chiến trường Nam Bộ, là thành viên sáng lập tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

– Năm 1968, trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân, ông đã hy sinh tại mặt trận Sài Gòn.

– Một số tác phẩm: Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962), Những đứa con trong gia đình (1966)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Những đứa con trong gia đình được sáng tác vào tháng 2 năm 1966. Đây là những ngày chiến đấu ác liệt nhất khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong…”. Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.
  • Phần 2. Còn lại. Việt nhớ lại về những ngày ở nhà trước khi đi tòng quân.

3. Tóm tắt

Hai chị em Chiến và Việt là những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến và Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ có sự ủng hộ của chú Năm, mà cả Việt và Chiến đều được đi tòng quân. Trong trận đánh ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ và sáu tên Mĩ lẻ nhưng anh cũng bị thương nặng, lạc đồng đội, một mình nằm lại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của đạn bom và chết chóc. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như mẹ, chú Năm, chị Chiến…

Xem thêm: Tóm tắt truyện Những đứa con trong gia đình 

4. Ý nghĩa nhan đề

– Nhan đề “Những đứa con trong gia đình” không chỉ có giá trị thông báo về vị trí thế hệ của hai nhân vật Chiến và Việt mà còn mang ý nghĩa khái quát sâu xa. Tác phẩm được kể lại qua dòng hồi tưởng của Việt khi đang bị trọng thương, phải nằm lại nơi chiến trường. Anh nhớ về gia đình mà thực chất là thực chất là gia đình ấy không còn nữa. Ba má bị kẻ thù giết chết, nhà cho hợp tác xã mượn làm trường học, bàn thờ cũng đem sang nhà chú Năm gửi còn chị em Chiến và Việt thì đi tòng quân. Gia đình ấy chỉ còn lại trong dòng hồi tưởng của Việt. Qua đó, nhan đề gợi ra ý nghĩa sâu sắc về gia đình trong cảm nhận của những đứa con.

– Nhan đề trên đã biểu hiện mối quan hệ giữa những đứa con với truyền thống của gia đình. Chỉ có thể hiểu được vẻ đẹp của những đứa con khi tìm hiểu về cội nguồn truyền thống gia gia đình.

– Nhan đề còn gợi liên tưởng đến người dân trong một đất nước. Các gia đình tiếp nối nhau tạo nên truyền thống của dân tộc.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Vẻ đẹp của dòng sông truyền thống

a. Vẻ đẹp của khúc sông trước

– Cha Việt là cán bộ cách mạng, trung thành với Đảng và bị giặc giết hại.

– Má Việt là một người phụ nữ đảm đang tháo vát nhưng cũng rất mạnh mẽ, gan góc: dám đem con đi đòi lại đầu chồng…

– Chú Năm – người lưu giữ truyền thống gia đình với cuốn sổ: người lao động chất phác, có tâm hồn nghệ sĩ.

Tham khảo thêm:   Review chi tiết chợ Bình Điền, chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn

=> Khúc sông thượng nguồn kết tinh những vẻ đẹp truyền thống của gia đình.

b. Vẻ đẹp của khúc sông sau:

*Nhân vật Chiến:

– Ngoại hình: “hai bắp tay tròn vo … chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình như hòa vào máu “Tao cũng đã lựa ý… nên tao cũng tính vậy”.

– Một cô gái mới lớn giàu tình cảm (nhường em, tháo vát…).

– Một cô gái nữ tính: vào chiến trường vẫn không quên mang gương nhỏ.

– Gan góc, kiên cường: “nếu giặc còn thì tao mất”…

*Nhân vật Việt:

– Việt là chàng trai mới lớn, trong trẻo và hồn nhiên:

  • Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội, …
  • Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun…
  • Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.
  • “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.
  • Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ “khóc đó rồi cười đó”.

– Việt là một chàng trai nhạy cảm và giàu tình yêu thương.

– Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm:

  • Lúc còn nhỏ: theo má đi đòi đầu ba, xông vào đá thằng giặc giết cha mình.
  • Lớn lên: Tranh đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi. Trên chiến trường, chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc. Khi bị bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày … mày là thằng chạy”.

=> Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa của khúc sông trước và chảy xa hơn khúc sông trước.

2. Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má

– Tóm tắt nội dung chính và dẫn dắt đến chi tiết:

  • Sau khi được chú Năm đồng ý, xin anh cán bộ tuyển quân ghi tên cho cả hai cùng đi tòng quân một đợt, hai chị em Chiến, Việt cắt đặt việc nhà gọn gàng chu đáo.
  • Buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá.
  • Cúng má và cơm nước xong, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dọn nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác…

– Ý nghĩa chi tiết:

  • Thể hiện tình yêu thương má sâu sắc và tình cảm chị em cảm động: Hai chị em Việt đã đem cho toàn bộ đồ đạc trong nhà, chỉ có bàn thờ má là nơi linh thiêng nhất thì đem gửi sang nhà chú Năm.
  • Thể hiện tình yêu nước gắn với lòng căm thù giặc: Bàn thờ của má chính là minh chứng cho mối thù của hai chị em. Chúng không chỉ là kẻ thù cướp nước mà còn là kẻ thù của gia đình Việt, cướp đi một gia đình đầy đủ và hạnh phúc.

3. Ý nghĩa chi tiết cuốn sổ gia đình

– Cuốn sổ gia đình (gia phả) là vật mà các gia đình thường ghi chép lại những tiểu sử, truyền thống của những thành viên trong gia đình đó.

=> Là vật quan trọng của mỗi gia đình vì nó ghi lại chi tiết toàn bộ nguồn gốc xuất thân, thành phần gia đình cũng như truyền thống của gia đình đó.

– Cuốn sổ của chú Năm: được viết bằng nét chữ lòng còng của chú.

– Ý nghĩa của cuốn sổ:

  • Cuốn sổ đã ghi lại những chiến công của một gia đình giàu truyền thống cách mạng, được nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống yêu nước của gia đình.
  • Bên cạnh đó, cuốn sổ cũng phản ánh tội ác của kẻ thù, để những thế hệ đi sau khi đọc được còn cảm nhận được những máu và nước mắt mà những người đi trước phải đổ xuống cho nên độc lập của dân tộc.
  • Ngoài ra, hình ảnh chú Năm trao lại cuốn sổ cho chị em Việt: Đó là một cuộc chuyển giao giữa hai thế hệ. Thế hệ đi trước của chú Năm, ba má Việt đã qua đi, bây giờ chính là thời đại dành cho thế hệ của Chiến và Việt. Hai chị em chính là những người viết tiếp trang sử vẻ vang của gia đình cũng như của đất nước.

Soạn văn Những đứa con trong gia đình ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật.

– Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Việt.

– Tác dụng của cách trần thuật trên: Khai thác toàn bộ dòng hồi tưởng của nhân vật Việt một cách tự nhiên, khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn.

Câu 2. Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ. Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?

– Truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và thủy chung với cách mạng đã gắn bó các thành viên trong gia đình với nhau.

Câu 3. Phân tích và so sánh tích cách của nhân vật Chiến, Việt để làm rõ sự tiếp nối truyền thống của gia đình của những người con.

a. Giống nhau:

– Đại diện cho thế hệ sau trong dòng sông truyền thống gia đình.

– Tình yêu thương gia đình sâu nặng.

– Tình yêu nước, căm thù giặc và lòng thủy chung cách mạng.

b. Khác nhau:

* Chiến đảm đang, tháo vát và chu toàn:

– Can đam: “Đã làm thân con gái…Nếu giặc còn thì tao mất.

– Đảm đang, tháo vát: lo cho cả người sống (viết thư cho chị Hai, gửi thằng út em) và người đã khuất (gửi bàn thờ má sang chú Năm); sắp xếp việc nhà đâu ra đấy (cho xã mượn nhà làm trường học, đồ đạc và hai công mía gửi chú, ruộng cho bà con cày cấy…).

– Thừa hưởng tính cách, thói quen và hình ảnh của má: cử chỉ, lời nói, cách vun vén nhà cửa giống hệt má.

* Việt hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng rất dũng cảm:

– Có nét riêng của cậu con trai mới lớn, tính còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động: hay tranh giành phần hơn với chị, thích đi câu cá, bắn chim…

  • Đêm trước ngày tòng quân: Vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp con đom đóm úp trong lòng tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.
  • Yêu thương chị Chiến nên muốn “giấu chị như giấu của riêng”.
  • Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thì như thằng Út ở nhà “khóc đó rồi cười đó”.

– Dũng cảm, kiên cường:

  • Còn bé: theo má đi đòi đầu ba, dám xông thẳng vào đá thằng giặc giết hại gia đình mình.
  • Lớn lên: Nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má; chiến đấu dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc; bị thương nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, còn súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày!…”

=> Chiến và Việt đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam yêu nước trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 4. Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này?

– Đề tài: chiến tranh.

– Chủ đề: Những đứa con trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

– Nhân vật: Việt được khắc họa theo khuynh hướng sử thi,

– Ngôn ngữ: mang đậm màu sắc Nam Bộ

– Giọng điệu: ngợi ca, hào hùng…

II. Luyện tập

Phân tích đoạn đối thoại giữa Việt và Chiến trước ngày nhập ngũ? Tính cách của hai nhân vật thể hiện như thế nào qua đoạn đối thoại này?

Gợi ý:

– Chị Chiến:

  • Các xưng hô: từ “mày – tao”, chuyển dần sang “chị em mình”, “chị – em”.
  • Giọng điệu: mạnh mẽ quyết đoán “Nếu giặc còn thì tao mất” – rành rọt, tiếng nào ra tiếng nấy; vừa nói vừa trằn trọc suy nghĩ chị Chiến cựa mình, làm như chị nghĩ ngợi lung lắm; rất tôn trọng em, việc gì cũng hỏi ý kiến của em trước khi sắp xếp.

=> Chiến là một cô gái đảm đang, tháo vát và biết lo nghĩ, xứng đáng là người chị gương mẫu trong nhà. Chiến được thừa hưởng phẩm chất của người mẹ đã mất.

– Việt:

  • Cách xưng hô: tôi – chị
  • Giọng điệu: cự nự với chị: “chị biết vậy sao hồi nãy…rồi mà nói chưa”; vừa nói vừa đùa nghịch; phó mặc chuyện nhà cho chị: “Tôi nói chị tính sao cứ tính mà…”; hỏi chị một cách ngây thơ “Hồi đó má dặn chị vậy hả?”…

=> Nhân vật hiện lên là một chàng trai mới lớn, tính cách còn trẻ con, vô ưu vô lo.

Soạn bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật.

Tham khảo thêm:  

– Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Việt.

– Cách trần thuật này có tác dụng đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật: Đối với kết cấu truyện, tác giả có thể triển khai toàn bộ tác phẩm theo dòng hồi ức đứt gãy của Việt vừa tự nhiên, vừa lô-gíc mà không bị thuộc vào trình tự thời gian. Còn đối với việc khắc họa tính cách nhân vật, cách trần thuật này giúp bộc lộ chân thực, sống động và khách quan tâm lí, tính cách của Việt cùng các nhân vật khác.

Câu 2. Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ. Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?

Truyền thống đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau là truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và thủy chung với cách mạng.

Câu 3. Phân tích và so sánh tích cách của nhân vật Chiến, Việt để làm rõ sự tiếp nối truyền thống của gia đình của những người con.

a. Giống nhau:

  • Đại diện cho thế hệ sau
  • Tình cảm gia đình sâu năng, chung mối thù giết cha mẹ với bọn Mỹ – Ngụy.
  • Tình yêu nước, lòng thủy chung cách mạng.

b. Khác nhau:

– Chiến là một cô gái đảm đang, tháo vát và chu toàn:

  • Can đảm, mạnh mẽ: “Đã làm thân con gái…Nếu giặc còn thì tao mất.
  • Đảm đang, tháo vát: lo cho cả người sống (viết thư cho chị Hai, gửi thằng út em ở với chú Năm) và người đã khuất (gửi bàn thờ má sang chú Năm); sắp xếp việc nhà đâu ra đấy (cho xã mượn nhà làm trường học, đồ đạc và hai công mía gửi chú, ruộng cho bà con cày cấy…).
  • Thừa hưởng những đặc điểm của người má: cử chỉ, lời nói, cách vun vén nhà cửa giống hệt má.

– Việt là một cậu bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng rất dũng cảm:

  • Tính còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động: hay tranh giành phần hơn với chị, thích đi câu cá, bắn chim…; yêu thương chị Chiến nên “giấu chị như giấu của riêng”; nỗi sợ ma cụt đầu…
  • Dũng cảm, kiên cường: theo má đi đòi đầu ba, dám xông thẳng vào đá thằng giặc giết hại gia đình mình; Nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má; chiến đấu dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc; bị thương nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, còn súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày!…”

=> Chiến và Việt đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam yêu nước trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 4. Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này?

– Đề tài: Chiến tranh.

– Chủ đề: Những đứa con trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

– Nhân vật: Việt được khắc họa theo khuynh hướng sử thi, kết tinh những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân.

– Ngôn ngữ: mang đậm màu sắc Nam Bộ

– Giọng điệu: ngợi ca, hào hùng…

II. Luyện tập

Phân tích đoạn đối thoại giữa Việt và Chiến trước ngày nhập ngũ? Tính cách của hai nhân vật thể hiện như thế nào qua đoạn đối thoại này?

Gợi ý:

– Chị Chiến:

  • Xưng hô từ “mày – tao”, chuyển dần sang “chị em mình”, “chị – em”.
  • Giọng điệu: mạnh mẽ quyết đoán “Nếu giặc còn thì tao mất” – rành rọt, tiếng nào ra tiếng nấy; vừa nói vừa trằn trọc suy nghĩ “chị Chiến cựa mình, làm như chị nghĩ ngợi lung lắm”; rất tôn trọng em, việc gì cũng hỏi ý kiến của em trước khi sắp xếp.
  • Nội dung: Bày tỏ quyết tâm khi xung phong đi tòng quân, sắp xếp việc nhà trước khi đi xa.

=> Chiến là một cô gái đảm đang, tháo vát và biết lo nghĩ, xứng đáng là người chị gương mẫu trong nhà. Chiến được thừa hưởng phẩm chất của người mẹ đã mất.

– Việt:

  • Xưng hô: xưng tôi – gọi chị
  • Giọng điệu: cự nự với chị: “chị biết vậy sao hồi nãy… rồi mà nói chưa”; vừa nói vừa đùa nghịch; phó mặc chuyện nhà cho chị: “Tôi nói chị tính sao cứ tính mà…”; hỏi chị một cách ngây thơ “Hồi đó má dặn chị vậy hả?”…
  • Nội dung: Háo hức khi được đi đánh giặc, t ự tin “ chị có bị chặt đầu… chừng nào tôi mới bị”; thuận theo mọi sắp xếp của chị; nhận ra sự giống nhau của chị và má, nhớ về má….

=> Nhân vật hiện lên là một chàng trai mới lớn, tính cách còn trẻ con, vô ưu vô lo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Những đứa con trong gia đình Soạn văn 12 tập 2 bài 23 (trang 56) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *