Bạn đang xem bài viết Củ lùn và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Củ lùn là một món ăn rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, với cái tên ngộ nghĩnh cùng thân hình bé bé, nhưng ăn vào lại cực kỳ ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng bồi bổ cho sức khỏe của chúng ta. Hôm nay, hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu về củ lùn và những công dụng tuyệt vời của củ lùn đối với sức khỏe nhé.
Cây củ lùn là gì?
Củ lùn hay còn được gọi là củ năng tàu, củ sâm lùn thường mọc thành bụi cao khoảng 1m, lá dài 20 – 30cm có màu xanh. Củ lùn bên ngoài thì tròn tròn, có lớp vỏ màu vàng nhạt, có cuống dài mọc thành chùm, bên trong thì có màu trắng trong, phần lõi có màu trắng đục.
Củ lùn có tên khoa học là Calathea allouia hoặc Calathea allovia, thuộc họ Marantaceae, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Thường được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới, trồng để lấy củ.
Tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Tây Nam Bộ, củ lùn được trồng rất nhiều và thu hoạch duy nhất 1 lần trong năm vào tháng 11, 12 âm lịch và có thể thu hoạch kéo dài đến tháng 1, 2 năm sau.
Củ lùn có tác dụng gì?
Theo bác sĩ Phạm Lê Phương Mai chuyên khoa y học cổ truyền tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết củ lùn đem lại những lợi ích sau:
Hỗ trợ hệ tim mạch, giảm mỡ máu
Trong củ lùn có chứa các chất dinh dưỡng như kali, canxi, photpho giúp ổn định và hạn chế các vấn đề về tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh về huyết áp.
Thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu
Củ lùn là loại củ mọng nước thế nên nó sẽ cung cấp nước cho cơ thể một cách hiệu quả, giúp bạn thanh nhiệt, mát gan và lợi tiểu.
Chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa
Trong củ lùn có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, các loại khoáng chất như vitamin C, vitamin A,.. Đặc biệt vitamin C là thành phần quan trọng việc hình thành các collagen giúp tái tạo da và làm chậm quá trình lão hóa.
Ăn củ lùn có tăng cân không?
Ăn củ lùn sẽ không ảnh gây ảnh hưởng đến việc cân nặng của bạn nhé vì trong củ lùn chứa tinh bột nhưng lại rất ít calo giúp các chị em phụ nữ có thể cung cấp tinh bột cho cơ thể nhưng lại không lo về vấn đề tăng cân, hơn thế nữa ăn củ lùn còn giúp làm mát cơ thể, giải độc, đem lại làn da mịn màng.
Củ lùn cần luộc bao lâu để đạt độ ngon hoàn hảo?
Khi luộc bạn cần lưu ý phải đổ ngập củ lùn để tránh khi luộc thiếu nước củ lùn sẽ không chín hoặc bị xơ cứng. Nấu củ lùn khoảng 30 phút tùy theo số lượng nấu, có thể cho thêm một ít lá dứa để mùi vị của củ lùn được thơm ngon hơn.
Để giúp cho củ lùn dễ lột vỏ hơn thì sau khi nấu chín chúng ta vớt củ lùn ra một thau nước lạnh, chờ củ lùn nguội rồi vớt ra rổ để ráo nước.
Các món ăn thơm ngon được chế biến từ củ lùn
Củ lùn ngoài cách luộc như nhiều người vẫn thường áp dụng thì củ lùn dùng để nấu những món ăn khác cũng vô cùng ngon và hương vị tuyệt vời như:
- Chè củ lùn được nấu cẩn thận nên củ lùn vẫn còn ngọt và giòn, phần nước chè thanh ngọt khiến nhiều người thích thú.
- Gà om củ lùn cũng được biết là một món ăn đầy dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể một cách hiệu quả. Đồng thời vị ngọt của củ lùn quyện cùng sự ngọt thịt, săn chắc của gà tạo nên một món ăn hấp dẫn.
- Củ lùn luộc được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt, giòn tự nhiên và mang đến nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể.
Cách trồng củ lùn
Chuẩn bị: Trói củ lùn, dao (xẻng)
Đầu tiên, để trồng được củ lùn thì chúng ta cần có những “trói củ lùn” – là phần dưới rễ, nối giữ củ lùn và thân. Củ lùn sau khi được người dân thu hoạch hết thì sẽ còn sót lại những trói củ lùn, chúng ta sẽ mua lại để trồng lên những cây củ lùn mới.
Thông thường trói củ lùn sẽ được bán với giá 10.000 – 15.000 đồng tùy theo từng củ, nhưng lưu ý chúng ta nên lựa những trói củ cái to để có thể trồng ra được nhiều củ lùn nhất. Củ lùn nên được trồng vào đầu mùa mưa và trồng trên đất cát thì lượng củ thu được sẽ nhiều hơn.
Cách trồng củ lùn:
Dùng dao (xẻng) đào một cái hố nhỏ tại nơi muốn trồng, sâu khoảng 5cm là được, độ rộng tùy thuộc theo chiều dài của trói củ lùn. Sau đó, đặt trói củ lùn vào theo chiều nằm ngang, lưu ý quay phần chồi củ lùn lên trên và lấp đất cát lại.
Khoảng cách để trồng hai củ lùn là 40 – 50cm để chừa khoảng không gian cho những bụi củ lùn mọc xòe ra. Nếu trồng gần quá thì bụi này sẽ mọc dính bụi kia, khi thu hoạch sẽ rất khó khăn.
Nếu bạn lỡ mua phải những trói củ lùn nhỏ thì cũng đừng lo vì bạn có thể trói hai trói củ lùn nhỏ lại với nhau và trồng trong một chiếc hố để có thể tạo ra bụi củ lùn to, bởi vì bụi củ lùn càng to thì sẽ tạo ra càng nhiều củ.
Sau khi trồng xong thì chúng ta sẽ đợi khi nào củ lùn mọc lên chồi nhiều thì chúng ta sẽ rải một ít phân urê vào gốc để giúp cây mọc tốt hơn. Đến tầm cỡ tháng 9 – 10 âm lịch thì chúng ta sẽ rải thêm phân kali vào gốc để giúp củ lùn có thể tạo được nhiều củ nhất.
Địa điểm mua củ lùn và giá cả?
Chúng ta có thể dễ dàng mua các củ lùn tại các nhà vườn, các khu chợkhi vào mùa. Củ lùn được bán với giá không đắt lắm chỉ dao động từ 25.000 – 35.000 đồng/kg đối với loại củ sống tùy theo củ lớn hay nhỏ, còn đối với củ lùn luộc sẵn thì giá sẽ dao động từ 45.000 – 60.000 đồng/kg.
Wikihoc.com đã gửi đến bạn những thông tin về củ lùn và công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Bạn hãy tham khảo những thông tin hữu ích này nhé.
Nguồn: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm:
- Tác dụng của khoai lang mật đối với sức khoẻ
- Tác dụng của vỏ cam đối với sức khỏe
- 6 tác dụng của củ kiệu với sức khỏe. Cách phân biệt củ kiệu và hành củ
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Củ lùn và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.