Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Lời tiễn dặn Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 15 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đoạn trích Lời tiễn dặn đã miêu tả rõ tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh cô bị người chống đánh đập. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Soạn bài Lời tiễn dặn
Soạn bài Lời tiễn dặn

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Lời tiễn dặn. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Lời tiễn dặn

1. Chuẩn bị

– Một số nội dung cần chú ý:

  • Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái. Đoạn trích trong SGK miêu tả rõ tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh cô bị người chồng đánh đập.
  • Đặc điểm của truyện thơ được thể hiện trong văn bản: Đề tài về tình yêu lứa đôi; Nhân vật được miêu tả qua diện mạo, lời nói, hành động; Ngôn ngữ giàu cảm xúc…
  • Nội dung: Tình yêu thủy chung của chàng trai dành cho cô gái.
  • Thông điệp gửi gắm: Tác giả muốn nhấn mạnh về sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu.
  • Những điểm đặc sắc về hình thức của văn bản truyện thơ: Cốt truyện thường có ba phần; Nhân vật được phân theo loại (tốt – xấu, thiện – ác); Ngôn ngữ đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh và biện pháp tu từ…
  • Ý nghĩa và giá trị của văn bản với người đọc sau này: Hiểu được vai trò của sự thủy chung trong tình yêu, biết thêm kiến thức về văn hóa của người dân tộc thiểu số…
Tham khảo thêm:  

– Một số thông tin về truyện thơ Tiễn dặn người yêu: của dân tộc thái, gồm 1846 câu thơ.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?

Cô gái bị người chồng đánh đập.

Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai?

Biện pháp tu từ điệp ngữ:

  • “Tơ rối đôi ta cũng gỡ,/Tơ vò ta vuốt lại quay guồng;”
  • “Chết ba năm hình còn treo đó;/Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
  • … Chết thành hồn, chung một mái, song song.”
  • “Yêu nhau, yêu trọn…/Yêu nhau, yêu trọn…”

– So sánh: “Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng,/… Như bán trâu ngoài chợ,/Như thu lúa muôn bông.”; “Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,/Bền chắc như vàng, như đá.”

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong phần 1 của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?

– Trong phần 1 của đoạn trích, chàng trai đã nói lời tiễn đưa với cô gái trước khi về nhà chồng.

– Những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống trong tâm trạng: buồn bã, đau khổ và đầy mâu thuẫn.

Câu 2. Khi ở nhà chồng, tình cảnh cô gái ra sao? Phân tích thái độ, cử chỉ của chàng trai lúc chứng kiến tình cảnh ấy.

Tham khảo thêm:   Những công dụng bất ngờ của củ sen đối với sức khỏe

– Tình cảnh cô gái: bị người chồng đánh đập dã man

– Thái độ, cử chỉ của chàng trai lúc chứng kiến tình cảnh ấy là thương xót, quan tâm và ân cần hỏi han cô gái:

  • Chải đầu, búi tóc: “Đầu bù anh chải cho/Tóc rối đưa anh búi hộ”.
  • Lam thuốc: “Anh chặt tre về đốt gióng đầu… Lam ống thuốc này em uống khỏi đau”.
  • Động viên cô gái vượt qua khó khăn: “Tơ rối đôi ta cùng gỡ/Tơ vò ta vuốt lại quay guồng”

Câu 3. Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào?

Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người trọng tình nghĩa, giàu tình yêu thương và luôn khao khát được hạnh phúc, thủy chung trong tình yêu.

Câu 4. Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc trong phần 2 của đoạn trích.

– Những câu thơ đó là:

Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông…

*

Chết ba năm hình con treo đó
Chết thành sông vục nước uống mát lòng

Chết thành hồn, chung một mái song song.

*

Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

– Giá trị nghệ thuật: Tác giả muốn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi. Thể hiện cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống mạnh mẽ giữa núi rừng thiên nhiên.

Tham khảo thêm:  

Câu 5. Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Việc sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi góp phần diễn tả chân thực, sinh động về những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa núi rừng.

Câu 6. Theo em, qua đoạn trích Lời tiễn dặn, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Đoạn trích ca ngợi tình yêu thủy chung, cũng đồng thời tố cáo những hủ tục lạc hậu đã khiến cho số phận của con người trở nên bất hạnh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Lời tiễn dặn Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 15 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *