Bạn đang xem bài viết Lời kể và ý nghĩa của câu truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Những tình tiết trong câu truyện Tấm Cám không chỉ phê phán sự độc ác, dã man của hai mẹ con Cám mà còn nhắn nhủ cho chúng ta rất nhiều bài học ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Những bài học đó là gì? Hãy tìm hiểu ngay bên dưới nhé.

Tham khảo thêm: 15 phim hoạt hình truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất

Nội dung truyện Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có một cô Tấm xinh đẹp, hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng không may cha mất sớm, phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay độc của mụ dì ghẻ và con gái riêng của bà.

Tấm phải một mình làm lụng vất vả, quần quật suốt cả ngày không một phút nghỉ ngơi, trong khi Cám – con gái riêng của bà mẹ kế lại vô cùng lười biếng, sung sướng, không phải đụng tay vào bất cứ công việc gì.

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi vớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi nên chẳng bắt được một con nào, chính vì thế, Cám âm mưu cướp hết tất cả số tép bắt được của Tấm, trút hết vào giỏ mình rồi lẳng lặng chạy về nhà trước.

Tấm siêng năng vớt tép, còn Cám ham chơi rong ruổiTấm siêng năng vớt tép, còn Cám ham chơi rong ruổi

Tấm phát hiện, tủi thân ngồi khóc nức nở. Ông Bụt thương tình hiện lên, bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không, Tấm tìm thấy một con cá bống còn sót lại trong giỏ. Ông Bụt mách nàng hãy mang con cá bống về nuôi. Kể từ đó, con cá bống trở thành người bạn thân tri âm tri kỷ của Tấm.

Mẹ con Cám thấy vậy, đem lòng ghen ghét, không muốn Tấm được vui vẻ, hạnh phúc nên đã lừa Tấm đi chăn trâu thật xa và ở nhà giết chết con cá bống. Tấm về gọi mãi nhưng không thấy cá bống đâu, òa khóc nức nở.

Tham khảo thêm:  

Mẹ ghẻ dụ Cám đi chăn trâu xa để âm thầm giết chết cá bốngMẹ ghẻ dụ Cám đi chăn trâu xa để âm thầm giết chết cá bống

Bụt lại hiện lên và bảo nàng tìm nhặt xương cá còn sót lại, bỏ vào bốn cái lọ và đem chôn ở bốn chân giường. Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám vì không muốn Tấm đi theo nên đã trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt.

Tấm tủi thân ngồi khóc, Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm, rồi ông bảo Tấm hãy đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày… và một con ngựa hồng. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.

Nhờ có sự thương tình của ông Bụt hiền lành, cô Tấm đã được đi trẩy hội và nên duyên chồng vợ với nhà vua, trở thành hoàng hậu. Mẹ con Cám thấy vậy lòng ganh ghét đố kỵ càng dâng cao. Trong lòng luôn nung nấu ý định giết chết Tấm để giành giật vị trí hoàng hậu lại cho Cám.

Nhà vua và Tấm nên duyên vợ chồngNhà vua và Tấm nên duyên vợ chồng

Trong một lần Tấm về quê giỗ cha, hai mẹ con Cám dụ dỗ Tấm trèo lên cây cau và chặt đứt cây, Tấm ngã xuống, chết ngay tại chỗ.

Sau đó, Cám vào cung, làm hoàng hậu thay Tấm, còn cô Tấm lần lượt biến đổi thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi nhưng cũng đều bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại, trả thù. Cuối cùng, nàng ẩn mình trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ hàng nước.

Sau nhiều lần hãm hại, Tấm ẩn mình trong quả thịSau nhiều lần hãm hại, Tấm ẩn mình trong quả thị

Trong một lần nhà vua tình cờ ngao du, đi sang hàng nước của bà cụ, phát hiện thấy miếng trầu được têm cánh phượng rất khéo léo, công phu hệt như vợ mình đã từng làm, chàng lập tức hỏi bà cụ. Khi Tấm xuất hiện, nhà vua đã nhận ra và đưa nàng về cung, sống một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Tóm tắt tác phẩm Bàn về đọc sách (7 mẫu) Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm

Cám thấy chị quay về, xinh đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Cám liền hỏi chị cách để xinh đẹp hơn rồi làm theo và chết. Mụ dì ghẻ cũng uất ức lên mà chết theo con.

Nhà vua gặp lại Tấm, cả hai sống hạnh phúc bên nhau trọn đờiNhà vua gặp lại Tấm, cả hai sống hạnh phúc bên nhau trọn đời

Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện Tấm Cám

Ở hiền gặp lành

Trong câu chuyện, ta thấy rằng mẹ con Cám luôn luôn ghen ghét, tìm cách hãm hại Tấm để đạt được mục đích xấu xa của riêng bản thân mình. Sau tất cả, mẹ con Cám cũng phải chịu quả báo ở kết chuyện.

Qua đó, người đọc có thể rút ra bài học nhân văn từ câu truyện cổ tích Tấm Cám là “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Nếu bạn làm chuyện xấu xa, thì chắc chắn mai sau cuộc đời của bạn không bao giờ tốt đẹp. Còn nếu bạn hiền lành, sống ngay thẳng, chắc chắn sẽ có quý nhân phù trợ giúp đỡ bạn.

Ở hiền gặp lànhỞ hiền gặp lành

Không có ai là tốt hay xấu hoàn toàn

Ai cũng nghĩ rằng mẹ con Cám là người xấu và Tấm là người tốt. Nhưng sự thật chưa chắc đã như vậy. Khi nhìn sâu vào từng khía cạnh, bạn có thể thấy rằng mụ dì ghẻ đối xử tàn bạo với Tấm suy cho cùng cũng chỉ vì muốn đứa con gái của mình có được một cuộc sống tốt đẹp, an nhàn hơn. Đó chính là tình mẫu tử cao cả, sẵn sàng hy sinh tất cả vì con mình.

Về phần Tấm, rõ ràng ban đầu Tấm là một cô gái hiền lành, chịu thương chịu khó, không bao giờ có nghĩ xấu xa với mẹ con Cám, nhưng khi bị hãm hại nhiều lần, cuối cùng Tấm cũng đã hành động trả thù, mang đến kết cục đầy bi thương cho mẹ con Cám.

Chính vì thế, chúng ta nhận ra rằng bản chất của con người sẽ thay đổi khi bị dồn ép vào bước đường cùng, phải tự xấu xa để bảo vệ chính mình, sẽ không có ai tốt hay xấu mãi bao giờ.

Không có ai là tốt hay xấu hoàn toànKhông có ai là tốt hay xấu hoàn toàn

Đừng quá ngây thơ, tin tưởng người khác hết mình

Tham khảo thêm:  

Chỉ có Tấm ở trong câu chuyện cổ tích mới có có hội chết đi sống lại nhiều lần sau nhiều lần vấp ngã, lừa lọc vì sự ngây thơ, cả tin vào mẹ con Cám.

Nhưng thực tế, nếu bạn quá ngây thơ và tin người, thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải rất nhiều sóng gió, có thể ảnh hưởng đến danh dự, tiền bạc, sức khỏe và thậm chí phải đánh đổi cả tính mạng.

Chính vì thế, truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ đến người đọc là trong cuộc sống, phải luôn thận trọng với tất cả mọi người, kể cả những người thân quen nhất, vì mình không biết được họ đang nghĩ gì và có ý định gì với mình nên việc đề phòng trước sẽ giúp bạn tránh được mối hiểm nguy về sau.

Nghe truyện Tấm Cám bản MP3

Truyện cổ tích Tấm Cám là một câu chuyện đầy nhân văn và mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc, giúp chúng ta trưởng thành hơn. Mời bạn cùng nghe qua bản audio dưới đây để hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện:

Nghe truyện cổ tích Tấm Cám tại: Spotify

Nghe truyện Tấm Cám bản MP3Nghe truyện Tấm Cám bản MP3

Xem phim truyện cổ tích Tấm Cám

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu chuyện, mời bạn xem phim truyện cổ tích Tấm Cám, qua sự thể hiện xuất sắc của những diễn viên gạo cội Việt Nam, đã tái hiện một cách chân thực và sinh động hơn cho câu chuyện này.

Xem phim hoạt hình truyện cổ tích Tấm Cám

Phim hoạt hình là giúp các em nhỏ giải trí lành mạnh và đem lại nhiều bài học quý báu, nuôi dưỡng tâm hồn của các em. Truyện cổ tích Tấm Cám đã được tái hiện lại thành một siêu phẩm hoạt hình 3D rất chân thực và sinh động, đảm bảo các em nhỏ sẽ rất thích thú.

Trên đây là lời kể và ý nghĩa của câu truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám. Hy vọng bạn sẽ thấy hay và bổ ích. Đừng quên theo dõi những bài viết khác từ Wikihoc.com nhé.

Chọn mua bánh snack bán tại Wikihoc.com để thưởng thức nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lời kể và ý nghĩa của câu truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *