Bạn đang xem bài viết Cây ngọc ngân có độc không? Đặc điểm và ý nghĩa phong thủy của cây ngọc ngân tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây ngọc ngân là loài cây thân thảo rất được nhiều người chọn làm cây cành trong nhà hay góc làm việc trong văn phòng. Wikihoc.com sẽ bật mí ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân tại nhà trong bài viết sau nhé!

Giới thiệu về cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân còn gọi là cây Valentine, có tên danh pháp là Dieffenbachia Picta, thuộc họ Ráy, thuộc loài thân thảo, có nguồn gốc ở Châu Mỹ nhiệt đới, Trung Mỹ, Brazil,… và ở Đông Nam Á thì cây được trồng nhiều Trung Quốc, Việt Nam,…

Cây ngọc ngân còn gọi là cây ValentineCây ngọc ngân còn gọi là cây Valentine

Cây có chiều cao 20 đến 60 cm, một dạng cây thường xanh, có lá hình bầu dục với cuống lá dài bọc quanh thân, màu trắng xanh với màu trắng chính giữa và viền xanh, một gốc thường có 5 đến 6 nhánh.

Cây có rễ chùm, hoa có màu trắng hoặc xanh, hình trụ, màu hoa tương tự màu lá tỉ lệ màu trắng hơn xanh. Ngoài màu xanh thường thấy thì còn có cây ngọc ngân đỏ chỉ khác nó có màu đỏ đan xen với xanh.

Ý nghĩa cây ngọc ngân trong phong thủy? Cây ngọc ngân hợp mệnh gì?

Cái tên ngọc ngân của loài cây này bắt nguồn từ màu sắc của nó, màu trắng chỉ ngân màu xanh chỉ ngọc, tổng thể ghép lại “ngọc ngân” là vừa sang vừa quý. Chữ “ngân” có nghĩa là tiền bạc nên cây mang ý nghĩa tài lộc.

Tham khảo thêm:   Công thức tính đường cao trong tam giác Công thức tính chiều cao hình tam giác

Cây ngọc ngân ám chỉ sự giàu sang, phú quýCây ngọc ngân ám chỉ sự giàu sang, phú quý

Chữ “ngọc” ý chỉ con người, quan niệm xưa nghĩa ai mang ngọc bên người thì nhờ đó mà tụ lại những sinh khí, vận khí quanh đó về người mang ngọc nên mới có câu “ngọc dưỡng người” cũng như ngọc ngày xưa rất quý giá, không phải ai cũng có để mang và nhiều dạng trong đó có lục ngọc như màu xanh của cây này nên người ta dùng từ này ghép với từ “ngân” để ám chỉ sự giàu sang, phú quý.

Cây còn mang ý nghĩa sự gắn bó trong tình yêu đôi lứaCây còn mang ý nghĩa sự gắn bó trong tình yêu đôi lứa

Ngoài ra, cây còn mang ý nghĩa sự gắn bó trong tình yêu đôi lứa bởi màu sắc đan xen giữa trắng và xanh như “trong anh có em” hoặc “trong em có anh”, vì vậy nó mới có cái tên mỹ miều khác là cây valentine.

Cây ngọc ngân rất hợp hành Kim bởi màu trắng của loài cây nàyCây ngọc ngân rất hợp hành Kim bởi màu trắng của loài cây này

Xét về mặt cung mệnh thì cây ngọc ngân rất hợp hành Kim bởi màu trắng của loài cây này, mà trong thuyết ngũ hành thì thổ sinh kim, kim sinh thủy cho nên mệnh Thủy và Thổ cũng khá hợp khi trồng cây này trong nhà để giúp khắc chế tính xấu của bản thân và mang may mắn, danh vọng cho chủ mệnh.

Công dụng của cây ngọc ngân trong đời sống

Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây ngọc ngân còn là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao, thường được dùng để trang trí nhà cửa, vườn tược, các công trình cây quan để tạo không gian thoáng mát. Hơn nữa cây còn giúp lọc sạch không khí, loại bỏ bụi bặm, cây còn tỏa năng lượng tích cực giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Lửng lơ

Cây ngọc ngân còn là loài cây có giá trị thẩm mỹ caoCây ngọc ngân còn là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao

Cây ngọc ngân còn là món quà rất ý nghĩa cho các dịp lễ, sinh nhật, khai trương, thôi nôi hay các ngày kỷ niệm với ý nghĩa may mắn, tài lộc và thành công.

Cây ngọc ngân có độc không?

Tuy rằng cây ngọc ngân có nhiều ý nghĩa hay và tác dụng rất có ích cho đời sống nhưng cây lại mang chất độc chỉ có họ Ráy có là chất Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt thành phần này chứa nhiều trong nhựa cây.

Cây ngọc ngân chỉ để làm cây cảnh, không thể ănCây ngọc ngân chỉ để làm cây cảnh, không thể ăn

Vì vậy, nếu bạn trồng cây này trong nhà nên tránh cho trẻ em hay thú nuôi khi vô tình bứt lá cho vào miệng, loại độc trên sẽ khiến người tiếp xúc trực tiếp bị các triệu chứng tê môi, sưng lưỡi, ngứa họng. Tóm lại, cây ngọc ngân chỉ để làm cây cảnh, không thể ăn.

Cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân rất dễ trồng và chăm sóc, hiện tại loài cây này có thể trồng trên cạn hay thủy sinh điều được.

Cách trồng cây ngọc ngân

Trồng trong đất

Trồng cây ngọc ngân trong đất chú ý chọn đất tơi xốpTrồng cây ngọc ngân trong đất chú ý chọn đất tơi xốp

Bạn chọn vị trí trồng hay lựa chọn chậu cây vừa ý, cho đất vào. Chú ý dùng loại đất tơi, xốp, dễ dàng thoát nước. Sau đó, bạn chỉ cần đào hố và cho cây giống vào, lấp đất lại là xong. Lưu ý đặt cây vào hố đất nhẹ nhàng và nhớ tưới cây sau khi trồng.

Trồng thủy sinh

Trồng thủy sinh loài này cũng rất ư là khỏeTrồng thủy sinh loài này cũng rất ư là khỏe

Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị chậu cây vừa ý, tốt nhất chọn chậu thủy tinh. Cho cây giống vào chính giữa dùng sỏi hay dây kẽm để cố định gốc, cho nước đã pha dung dịch thủy sinh vào là hoàn thành.

Tham khảo thêm:   Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện Soạn Lý 9 trang 68, 69

Cách chăm sóc cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân là loài cây thân thảo ưa bóng mát nên tránh đặt cây hay trồng nơi có ánh sáng gay gắt. Đồng thời, cây rất ưa ẩm và có khả năng trữ nước nên lưu ý tưới cây 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm và tránh tưới quá nhiều dễ gây thối rễ cây.

Cây ngọc ngân nên tránh trồng dưới ánh nắng trực tiếpCây ngọc ngân nên tránh trồng dưới ánh nắng trực tiếp

Chú ý cắt tỉa các lá bị hư, thối hay bị vàng, nếu cây bị sâu bệnh bạn có thể mua thuốc trừ sâu hữu cơ để diệt sâu. Bạn có thể bón phân hữu cơ cho cây khi vừa mới trồng hoặc 2 – 3 tháng thì bón 1 lần, tránh bón gần gốc vì dễ gây cháy gốc.

Mua cây ngọc ngân ở đâu và giá bao nhiêu?

Bạn có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử như TikiBạn có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử như Tiki

Hiện nay, bạn có thể tìm mua cây ngọc ngân ở bất cứ cửa hàng cây cảnh, vườn ươm nào. Tuy nhiên trong thời gian phòng chống dịch bệnh này thì bạn có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki với mức giá dao động 86.000 đồng đến 250.000 đồng/cây và còn tùy mức phí vận chuyển.

Bên trên là các thông tin về cây ngọc ngân, mong bài chia sẻ trên giúp quý bạn đọc hiểu thêm về loài cây cảnh mang cái tên thanh cao, xinh đẹp này.

Xem thêm:

>> Cây Hàm ếch, tác dụng chữa bệnh của Hàm ếch

>> Ý nghĩa, cách trồng và công dụng thần kỳ của cây mộc hương

>> Ý nghĩa, công dụng và cách trồng cây trường sinh tốt cho phong thủy

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây ngọc ngân có độc không? Đặc điểm và ý nghĩa phong thủy của cây ngọc ngân tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *