Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thơ Bầm ơi Tác giả Tố Hữu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Bầm ơi”.

Sau đây, Wikihoc.com sẽ giới thiệu đến các bạn học sinh tài liệu về nhà thơ Tố Hữu, nội dung của bài thơ Bầm ơi. Mời tham khảo chi tiết dưới đây.

Bầm ơi

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Nhớ thương con, bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
Con đi xa cũng như gần
Anh em đồng chí quây quần là con
Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em.

Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.

Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…

I. Đôi nét về nhà thơ Tố Hữu

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

Tham khảo thêm:   Ăn chay 10 ngày 1 tháng là ngày nào và có ý nghĩa gì?

– Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

– Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

– Các tác phẩm chính:

  • Từ ấy (1937 – 1946)
  • Việt Bắc (1947 – 1954)
  • Gió lộng (1955 – 1961)
  • Ra trận (1962 – 1971)
  • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
  • Máu và hoa (1972 – 1977)
  • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)
  • Một tiếng đờn (1978 -1992)
  • Ta với ta (1992 – 1999)
  • Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000)

II. Giới thiệu về bài thơ Bầm ơi

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ “Bầm ơi” được in trong tập thơ Việt Bắc (1948 – 1954).

2. Thể thơ

Bài thơ “Bầm ơi” được viết theo thể thơ lục bát.

3. Nội dung

Bài thơ ca ngợi tình hình ảnh người mẹ, với tình cảm chân thành, thắm thiết của anh bộ đội với người mẹ nơi hậu phương.

4. Nghệ thuật

  • Thể thơ lục bát mộc mạc nhưng giàu sức biểu cảm.
  • Hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
  • Cách gọi “Bầm ơi!”, từ ngữ địa phương thể hiện sự gắn bó, tình cảm và vô cùng trân trọng.
Tham khảo thêm:   23 status hết Tết vui, hài hước để đăng Facebook, TikTok

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Bầm ơi Tác giả Tố Hữu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *