Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về lời cảm ơn Dàn ý & 8 bài văn nghị luận lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 8 bài Nghị luận về lời cảm ơn SIÊU HAY, ấn tượng nhất, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ vai trò và ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống, để biết nói lời cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ.

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn tuy ngắn gọn, giản đơn nhưng lại khiến tình cảm giữa người với người gắn kết hơn, bền chặt hơn. Biết nói lời cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ của người khác, biết xin lỗi khi mắc lỗi là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Dàn ý nghị luận xã hội về lời cảm ơn

A. Mở bài:

  • Giải thích vì sao phải cảm ơn? Và cảm ơn có tác dụng gì?
  • Giới thiệu tầm quan trọng của việc cảm ơn đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay

B. Thân bài:

1. Cảm ơn là một đạo lý lâu đời

  • Người Việt Nam ta xưa nay rất coi trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
  • Có thể lời cảm ơn được nhiều người coi là sáo rỗng, nhưng nó như một nhịp cầu gắn kết con người lại với nhau. Lời cảm ơn chí ít thì cũng đã bày tỏ được tấm lòng của người được giúp đỡ với người giúp đỡ người khác. Chỉ bấy nhiêu thôi mà đã cảm thấy ấm lòng.
  • Tại sao phải cảm ơn: Để lương tâm được thanh thản…. Đơn giản mình nhận ơn của người khác thì mình phải cảm ơn.
  • Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)

2. Thực trạng

  • Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác.
  • Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
  • Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống).
  • Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.

3. Liên hệ bản thân: 

  • Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?
  • Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)

4. Đưa ra giải pháp:

  • Chúng ta cần học tập rèn luyện bản thân, biết những điều hay lẽ phải qua đó có những hành động tốt, đẩy lùi những căn bệnh vô cảm. Hãy nói lời cảm ơn để gắn kết yêu thương.

C. Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của cảm ơn
  • Cảm ơn trong một khía cạnh nào đó cũng thể hiện được nét văn hóa của một con người.

Nghị luận về lời cảm ơn – Mẫu 1

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả những người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cảm ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ.

Cảm ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cảm ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Ông cha ta khi xưa cũng có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp:

“Lời nói chả mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Tuy nhiên, ta cũng cần phê phán gay gắt những người chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi. Khi được người khác giúp đỡ thì họ lại dửng dưng, coi như không có chuyện gì xảy ra, khiến cho người giúp cũng thấy khó chịu. Đó là biểu hiện của một con người sống ích kỉ, vô văn hóa. Họ sẽ bị mọi người xa lánh, quay lưng ngay cả khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống.

Cảm ơn là một văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Vì vậy, việc rèn luyện, tạo dựng cho bản thân văn hóa cảm ơn là một điều vô cùng cần thiết. Nó không chỉ để duy trì và phát huy truyền thống văn hóa, mà còn giúp cho chúng ta có một cuộc sống hòa đồng với xã hội.

Nghị luận về lời cảm ơn – Mẫu 2

Không thể phủ nhận được rằng chính trên đường đời thì con người chúng ta dường như cũng phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn cũng như những thăng trầm trong cuộc sống. Và chính những lúc đó thì ta lại nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Có thể sự giúp đỡ đó đến từ người thân quen và cũng có đôi khi là những người vừa mới gặp,… Tất cả như đã tạo lên sự kỳ diệu của cuộc sống. Vậy tại sao bạn lại không nói lời cảm ơn với họ – những người đã giúp đỡ ta nhỉ.

Lời cảm ơn trong cuộc sống thực sự chính là một chất xúc tác khiến cho cuộc sống như trở lên đẹp đẽ và tốt đẹp hơn rất nhiều. Lời cảm ơn thực chất là một câu nói rất bình thường nhưng nó thực sự cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống này sẽ thực sự tẻ nhạt biết bao khi nó bị thiếu vắng đi những lời cảm ơn. Thực tế ta như nhận thấy được một lời cảm ơn thực sự đơn giản nhưng đó chính là câu nói xuất phát từ chính tấm lòng của bạn đối với những người giúp bạn trong lúc khó khăn. Cám ơn như cũng đã trở thành một nét văn hóa đẹp của con người chúng ta. Cảm ơn trong cuộc sống như là một câu nói không nên để giành, nhưng đồng thời cũng đừng quá tiết kiệm nói lời cảm ơn với những người giúp bạn. Bởi họ xứng đáng. Một lời cảm ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ta cũng sẽ nhận thấy được ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ.

Cảm ơn thực sự được coi là một trong những nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Ta đồng thời như nhận thấy được chính những người có văn hóa cảm ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau như vậy chắc chắn sẽ được mọi người luôn luôn yêu quý và kính trọng biết bao nhiêu. Các bậc tiền nhân khi xưa cũng có câu nói rất chí tình đó là câu tục ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Lời cảm ơn cuộc sống thực sự cũng chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Ta đồng thời như cũng thấy được chính những người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia. Không phải là những việc lớn lao cao sang gì mà đôi khi đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như vẫn đang hiện diện trong cuộc sống đời thường. Đó là những việc làm như dắt bà cụ đang loay hoay sang đường, đó là việc bạn ngường xe bus cho người lớn tuổi,… Tất cả những việc làm đó thực sự là một nét đẹp. Nó như thể hiện được sự thương người trong đó. Quả thật những hành động này cũng rất đáng nhận được lời cảm ơn.

Lời cảm ơn như cũng sẽ giúp cho chính bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ. Đồng thời ta như nhận thấy được chính sau này khi gặp khó khăn của cuộc sống mọi người dường như cũng sẽ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn được biết đến cũng chính là những sự biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Quả thật, ta như nhận thấy được một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp đáng được kính trọng đó chính là những câu nói của ông cha ta ngày trước đó là:

“Lời nói chả mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Tuy nhiên, ta cũng cần phê phán gay gắt những người chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi. Khi được người khác giúp đỡ thì họ lại dửng dưng, coi như không có chuyện gì xảy ra, khiến cho người giúp cũng thấy khó chịu. Đó là biểu hiện của một con người sống ích kỉ, vô văn hóa. Họ sẽ bị mọi người xa lánh, quay lưng ngay cả khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. Trong cuộc sống thực sự cũng rất cần lời cảm ơn để giúp cho mỗi chúng ta như được sống tốt hơn.

Cảm ơn là một văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà chúng ta cũng nên biết rèn luyện cho mình lời cảm ơn. Nhưng bạn cũng hãy nhớ đừng bao giờ lạm dụng lời cảm ơn, bởi khi đó thì bản thân bạn như luôn luôn thụ động và ỷ lại vào người khác. Cho đi sự giúp đỡ nhận lại sự cảm ơn hay ngược lại cảm ơn với những ai đó đã giúp bạn cũng chính là cách bạn như cảm ơn chính cuộc sống muôn màu này rồi đó.

Nghị luận về lời cảm ơn – Mẫu 3

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi lời cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình môn Hoạt động trải nghiệm 8

Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói ra

Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nghị luận về lời cảm ơn hay

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Thể hiện con người Việt trọng nghĩa tình, biết báo đáp công ơn của những người đã từng giúp đỡ mình. Một biểu hiện dễ thấy, dễ gặp của đạo lí này chính là lời cảm ơn.

Khi chiết tự hai từ “cảm ơn” ra, ta có “cảm” nghĩa là cảm kích, ghi nhớ một điều gì đó, “ơn” là ân tình, là việc tốt mà người khác đã giúp đỡ mình. Cảm ơn chính là lời nói bày tỏ thái độ biết ơn, tri ân với sự giúp đỡ của mọi người. Người biết nói lời cảm ơn chính là người có văn minh, lịch sự, có văn hóa và có được giáo dục tốt.

Lời cảm ơn được nói ra vào lúc ta nhận được sự giúp đỡ về hành động, vật chất hoặc tinh thần. Cho dù sự giúp đỡ đó bé nhỏ hay lớn lao, ta vẫn phải nói câu nói đó. Khi tham gia các hoạt động dịch vụ ăn uống, vui chơi,… ta cũng nên nói cảm ơn với những người nhân viên đã phục vụ mình.

Câu nói tuy nhỏ bé, giản đơn nhưng lại có sức mạnh to lớn vô cùng. Điều này khiến cho thiện cảm của mọi người dành cho bạn tăng cao, tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nhận được lời cảm ơn. Kéo gần khoảng cách giữa người với người. Lời cảm ơn chính là chất keo kết dính, giúp các mối quan hệ trong cộng đồng trở nên gần gũi hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nói lời cảm ơn. Có rất nhiều người sống ích kỉ, thờ ơ. Họ cho rằng cuộc sống tốt đẹp mình được hưởng là điều đương nhiên. Thế nên, họ không có sự cảm kích với sự giúp đỡ của người khác. Những người như thế luôn cho rằng bản thân mình là nhất, vũ trụ xoay quanh một mình họ, mọi người có nghĩa vụ, trách nhiệm phải cung phụng họ. Đó là suy nghĩ rất sai lệch, đại diện cho những người thiển cận, thiếu lịch sự.

Ông cha ta đã dạy rất đúng: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời cảm ơn nói ra không mất gì nhưng lại thu được rất nhiều lợi ích. Vì vậy hãy học cách biết ơn với những gì mình nhận được từ cuộc sống. Quan trọng hơn, lòng biết ơn phải xuất phát từ trái tim, từ sự cảm kích chân thật không giả dối. Có như vậy, điều đó mới thực sự có giá trị, gắn kết con người lại với nhau.

Lòng cảm kích, tri ân là tiêu chuẩn văn hóa cơ bản của con người văn minh, lịch sự. Lời nói cũng thể hiện giá trị của con người. Hãy học cách nói lời cảm ơn trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Nghị luận biết nói lời cảm ơn

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Sẽ có lúc nào đó chúng ta đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, đó là lúc lời cảm ơn cần được sử dụng một cách chân thành. Lời cảm ơn biểu thị sự kính trọng và biết ơn những gì mọi người xung quanh dành cho mình, là một nét đẹp văn hóa của con người.

Biết nói lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội.

Không ai có thể sống mà không quan tâm đến người khác. Cho đi những gì mình có và nhận lại những gì mình cần vốn là quy luật của xã hội loài người. Lòng biết ơn và biết nói lời cảm ơn làm cho mối quan hệ giữa người và người thêm gần gũi, thân thiện và bền chặt hơn. Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội.

Biết nói lời cảm ơn đồng nghĩa với việc con người đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Biết nói lời cảm ơn là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng.

Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.

Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.

Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.

Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Nhận diện rõ lời cảm ơn và thực hiện lời cảm ơn chân thành trong cuộc sống là một điều hết sức cần thiết để tránh rơi vào lối giao tiếp hình thức giả dối hoặc bị giả dối. Khía cạnh tinh thần của lòng biết ơn sẽ giúp ta có những trải nghiệm chân thành, tạo dựng một quan điểm lấy mục đích làm trung tâm trong cuộc sống. Khi biết cảm kích toàn diện cuộc sống và những bài học từ sự khó khăn, ta sẽ bớt đòi hỏi và kiểm soát hơn.

Lòng tin vào điều chân thiện sẽ làm chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi và càng tin tưởng cuộc sống. Cảm giác biết ơn là là liều thuốc chữa những căn bệnh tâm lí trong xã hội vật chất, nó truyền cho bạn sự tự tin. Biết ơn nghĩa là ta có cái ta cần, ta có đủ, và ta biết điều đó. Chúng ta không phải liên tục giành giật thêm nữa.

Theo cách hiểu này, lòng biết ơn chân thành đến từ cảm giác tỏa lan rằng chúng ta đã đầy đủ, hoàn thiện, trọn vẹn và may mắn. Biết cảm ơn giúp chúng ta thêm trưởng thành và đền đáp công ơn giúp chúng ta đạt thành tựu trong cuộc sống và sự nghiệp của mình. Những kẻ vong ơn bội nghĩa không bao giờ có thể nhận lại một kết cục tốt đẹp trong cuộc sống này.

Tham khảo thêm:   Top 12 ngũ cốc giảm cân an toàn và được yêu thích nhất 2021

Lòng cảm ơn thầm lặng sẽ không mấy có tác dụng với ai. Nếu bạn có thói quen thốt ra lời cảm ơn nhưng không nhận thấy sự cải thiện đáng chú ý nào trong thế giới quan của mình, thì có lẽ lòng biết ơn của bạn xuất phát từ cái đầu vụ lợi chứ không phải từ trái tim chân thành. Lòng biết ơn chân thành, ngược lại, không làm suy giảm giá trị bản thân mà còn củng cố thêm sự gắn kết. Để đạt được điều này, chúng ta phải duy trì ý thức về động cơ của mình. Luôn nói lời cảm ơn mỗi khi ta nhận được từ người khác một cái gì đó hữu ích.

Thế nhưng cũng đừng lạm dụng câu biết ơn. Hãy cảm ơn đúng lúc đúng chỗ và đúng sự việc. Bạn có thể biết ơn những tình huống khó khăn giúp bạn học hỏi và trưởng thành, nhưng tuyệt đối không được biết ơn những người đã bạc đãi mình. Điều đó là thiếu lành mạnh và vô ích. Hãy nói lời cảm ơn khi cần thiết, bởi nói quá nhiều lời cảm ơn cho những điều nhỏ nhặt thì lời cảm ơn không còn giá trị nữa, nó trở nên nhàm chán, khách sáo, hình thức.

Cũng đừng lợi dụng lòng biết ơn để tránh né khó khăn mà hãy trân trọng nó, hãy cố gắng, hãy xem lời cảm ơn ấy là động lực, là niềm tin thúc đẩy chúng ta hành động. Phải biến lời cảm ơn của người khác thành động lực để chúng ta tiếp tục tiến bộ, nhận thức giá trị bản thân và sống đúng đắn hơn nữa.

Hãy cân nhắc lời cảm ơn khi giao tiếp với những người có vị thế cao hơn mình. Khi bạn cảm ơn những người có quyền quyết định cao hơn mình, hãy cẩn trọng và thể hiện lòng biết ơn chân thành, đúng mực. Bên cạnh đó khi những người có quyền nhận được sự giúp đỡ từ người khác, họ sẽ ít thấy biết ơn hơn vì họ hay nghĩ rằng có người đang tìm cách lợi dụng mình. Và khi ta nói lời cảm ơn với những người có vị trí thấp hơn ta điều đó sẽ tạo động lực lớn lao khiến họ phấn đấu hoàn thiện hơn nữa.

Hãy biết phân biết giữa mang ơn và mắc nợ. Mang ơn là tri nhận sâu sắc công ơn của người khác. Đó là một hành động tự giác, không vụ lợi. Còn mắc nợ là một hành động có tính chất vụ lợi, có vay có trả. Sòng phẳng, công bằng là cách giải quyết tốt nhất trong vấn đề này.

Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.

Suy nghĩ về lời cảm ơn

Cảm ơn theo nghĩa chiết tự “cảm” có nghĩa là cảm kích, khắc ghi, nhớ mãi không thôi, xúc động và đầy trân trọng khi nhắc về điều gì đó, còn “ơn” là cái cái ân mà người khác đã giúp đỡ mình. Vậy cảm ơn có nghĩa là cảm kích xúc động và mãi khắc ghi trong lòng sự giúp đỡ của người khác đối với bản thân. Lời cảm ơn trong cuộc sống vốn chỉ là câu nói bình thường nhưng lại thực sự quan trọng thể hiện sự biết ơn đối với người khác. Sự giúp đỡ ấy có thể trực tiếp về vật chất nhưng cũng có thể là sự giúp đỡ về mặt tinh thần một lời động viên, một cái ôm, một ánh nhìn trìu mến. Chỉ như vậy thôi cũng đã đủ giúp ta có thêm động lực, thêm niềm tin…

Và lẽ dĩ nhiên khi nhận được sự giúp đỡ dù lớn hay nhỏ dù là vật chất hay tinh thần thì ta cũng phải biết ơn họ. Thế nhưng biết ơn không chỉ để trong lòng hay không chỉ để báo đáp vào một ngày nào xa xôi mà ta có thể hiện sự biết ơn ấy ngay từ lời nói “cảm ơn”.

Khi nghị luận về lời cảm ơn, ta thấy lời nói “cảm ơn” chính là sự biểu hiện tức thì ngay lúc đó về sự giúp đỡ của người khác. Cảm ơn khi được giúp đỡ khi được nhận. Lời cảm ơn không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, trai gái. Chỉ cần họ giúp đỡ ta là ta nên nói lời cảm ơn.

Như khi nhận được một món quà từ người bạn của mình, chẳng biết bên trong món quà đó là gì là thứ sang trọng đắt tiền hay là một vật bình dị, chẳng cần biết bên trong đó là hàng hiệu hay là đồ thủ công tự làm thì trước tiên ta cũng cần cảm ơn món quà đã được nhận, cảm ơn về người tặng quà đã nhớ đến mình.

Khi đi đường, không biết con đường đó đi thế nào, không biết địa chỉ đó phải tìm làm sao, bạn phải hỏi những người đi đường hay người dân sống tại khu vực đó. Họ sẽ giúp đỡ ta một cách nhiệt tình hay cũng có thể họ cũng sẽ lắc đầu ra hiệu không biết. Thế nhưng dù trong trường hợp bạn cũng phải cảm ơn người đó. Bởi lẽ dù giúp đỡ hay không thì họ cũng đã tốn thời gian lắng nghe thắc mắc của một người xa lạ như bạn, nên bạn cảm ơn họ không chỉ vì họ giúp đỡ mình mà còn vì họ đã bỏ thời gian ra vì bạn.

Hay khi đứng chờ xe bus trên đường gặp trời mưa, có một người chìa ô ra cho bạn cùng trú mưa, hay bạn đứng trú mưa tại mái hiên của một ngôi nhà nào ấy thì khi đó bạn cũng phải cảm ơn họ đã giúp đỡ. Vì thật sự họ không có nghĩa vụ hay trách nhiệm phải giúp đỡ bạn. Họ giúp bạn là họ tốt bụng nhưng họ không giúp đỡ bạn không có nghĩa là họ xấu xa độc ác đáng bị chê trách.

Giúp đỡ một người xa lạ là điều rất khó bởi lẽ không chỉ cần có tình yêu thương lòng tốt bụng mà cần có một sự tin tưởng nhất định vào thiên lương con người. Trong xã hội hiện nay mọi người đang dần cẩn trọng hơn với mọi thứ, mọi mối quan hệ xã hội, mọi người. Nên khi họ đồng ý chia sẻ cái ô, chia sẻ mái hiên cho bạn chứng tỏ họ tin vào bạn, họ chấp nhận có nguy cơ bị lợi dụng có nguy cơ bị lừa dối. Vì vậy chỉ là một hành động nhỏ bạn cũng nên cảm ơn họ…

Trong một số trường hợp lời nói cảm ơn là một phép lịch sự trong giao tiếp. Bạn đi mua hàng hay sử dụng một dịch vụ nào đó, bạn sẽ nhận được lời cảm ơn từ người bán hàng từ nhân viên. Nhưng có bao giờ bạn cảm ơn không?. Bạn nghĩ đơn giản bạn là khách hàng, người ta thường bảo khách hàng là thượng đế, bạn bỏ tiền ra vì vậy việc được đối xử chu đáo tử tế ấy là một điều hiển nhiên và không cần nói cảm ơn. Nhưng khi nhân viên phục vụ mang ly nước cho bạn, bác bảo vệ dắt giùm bạn cái xe, nhân viên mở cửa cho bạn, chú bán bánh đưa cho bạn những cái bánh nóng hổi, anh giao hàng chuyển đến bạn món hàng thì hãy niềm nở tử tế nói một lời cảm ơn với họ. Bởi lẽ tuy là cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng họ cũng không quên bạn đã góp phần tạo ra công ăn việc làm, mang đến lợi nhuận cho họ.

Một lời cảm ơn với những người đó không làm giá trị của bạn bị thấp đi mà ngược lại càng cho thấy bạn là một người tử tế. Đôi khi có những thứ ta được nhận được giúp đỡ như một thói quen như một điều bình thường trong cuộc sống hằng ngày mà ta quên mất nói lời cảm ơn, đặc biệt là sự giúp đỡ chăm sóc của gia đình.

Bữa cơm mẹ nấu, cái kệ ba làm, chiếc bánh chị tặng,…những điều đó bạn được nhận như một đặc ân của một thành viên trong gia đình. Vì nhận quá nhiều nên bạn vô tình mặc định đó là trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, của anh chị với em gái. Bạn đã bao giờ cảm ơn mẹ đã dành thời gian và cả tình yêu thương để làm ra những món dù có thể nó không ngon, cảm ơn bố đã làm giúp bạn cái kệ sách dù nó có phần vụng về, méo mó không đẹp như những chiếc kệ ngoài tiệm kia, cảm ơn chị vì dù đi chơi cùng bạn bè vẫn nhớ về mình đã mua cho mình những chiếc bánh dù có thể chiếc bánh đó bạn không thích hương vị của nó.Hãy thử nói lời cảm ơn. Bởi vì trong đó còn chứa đựng cả tình cảm và sự quan tâm của mọi người dành cho bạn.

Vậy vì sao ta phải nói lời cảm ơn? Nghị luận về lời cảm ơn sẽ thấy đây là lời nói tuy đơn giản nhưng lại cho thấy bạn là một người như thế nào. Việc nói lời cảm ơn với mọi người cho thấy bạn là một người lịch sự có văn hóa. Tiếp đến có thể người khác giúp đỡ bạn không mong được báo đáp, nhớ ơn nhưng một lời cảm ơn của bạn ngay lúc ấy sẽ cho thấy được bạn trân trọng sự giúp đỡ ấy đến dường nào cũng như cho thấy sự giúp đỡ của họ là cần thiết.

Hơn nữa, dù có thực tế hay không, dì có hiệu quả hay không nhưng họ đã bỏ thời gian, công sức, tâm trí, thậm chí là cả vật chất để giúp đỡ bạn nên họ xứng đáng nhận được lời cảm ơn. Hay Trạm xăng dầu Idemitsu Q8 trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long được mọi người biết đến với kiểu cách phục vụ độc đáo khác biệt với những trạm xăng khác ở Việt Nam. Khách đến đổ xăng tại đây sẽ được nhân viên cúi đầu chào. Cái cúi đầu ấy không phải sự hạ thấp bản thân mà đó là thái độ để thể hiện sự cảm ơn khách hàng đã ghé lại và sử dụng dịch vụ ở nơi đây. Chính cách phục vụ đó đã tạo ra sự thu hút đối với khách hàng. Ta thấy đấy chỉ một hành động nhỏ nhưng lại có tác động mạnh mẽ.

Lời cảm ơn của bạn tuy chỉ là lời nói nhưng nó lại tiếp thêm niềm tin cho người khác vào cuộc sống đầy lừa dối này, và họ sẽ có thêm động lực để giúp đỡ thêm nhiều người khác. Như khi bạn cảm ơn mẹ về một bữa cơm gia đình giản dị thì mẹ bạn sẽ rất vui và có thêm động lực để làm thêm nhiều bữa cơm ngon cho gia đình. Hay khi bạn cảm ơn bác bảo vệ đã giúp bạn dẫn xe, chú bảo vệ cũng sẽ vui vẻ hơn. Sự báo ân của bạn có thể sẽ có sau này, bạn sẽ khắc ghi công ơn của họ vào trong lòng. Nhưng nếu bạn không nói ra, không thể hiện qua lời nói, cử chỉ ngay lúc đó thì làm sao họ biết là bạn trân trọng tấm lòng của họ thế nào? Và khi bạn nói lời cảm ơn còn là một cách để duy trì và phát triển mối quan hệ. Nếu bạn gặp khó khăn, cần giúp đỡ lần nữa thì họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Lời cảm ơn còn cho thấy bạn là người biết cách cư xử, biết trước biết sau không phải kẻ vô ơn. Lời cảm ơn còn kết nối các trái tim lại gần nhau hơn. Đó là mối quan hệ giữa cho và nhận. Nếu mọi người đều biết ơn người đã giúp đỡ mình thì cuộc sống này sẽ tươi đẹp, con người sẽ đối xử với nhau tốt hơn, họ sẽ tích cực giúp đỡ nhau hơn mà không cần phải hoài nghi không cần phải đắn đo.

Tham khảo thêm:  

Qua một lời nói cảm ơn người ta có thể đánh giá được trình độ văn hóa, nền giáo dục của gia đình và cả xã hội. Mỗi nơi sẽ có cách thể hiện thái độ cảm ơn riêng. Có thể là một lời cảm ơn nhẹ nhàng cũng có thể là những cử chỉ có phần trang trọng như Thái Lan khi thể hiện sự cảm ơn họ có thể chắp tay trước mặt để thể hiện thành ý, hay người người Nhật khi cảm ơn họ sẽ để tay ngang bụng và cúi đầu gập mình để nói lời cảm ơn, tương tự với người Hàn Quốc họ cũng cởi mũ cúi gập mình có thể đến 90 độ chỉ để bày tỏ sự cảm ơn.

Chỉ qua những hành động ấy nhưng nếu được nhân rộng và trở thành nét văn hóa thì đó sẽ mãi là một dấu ấn đẹp đối với mọi người, đặc biệt là bạn bè quốc tế khi đến thăm những nước như vậy. Hành động của một người rồi trở thành của một nhóm người và cuối cùng của cả một quốc gia, mới thật cao đẹp làm sao.

Thử tưởng tượng nếu một ngày thế giới này mọi người không còn nói cảm ơn nhau thì thế giới này sẽ như thế nào? Con người sẽ vô cảm hơn họ sẽ thấy cuộc sống này chỉ nên sống cho mình không cần phải nói cảm ơn với bất kỳ ai cũng như không cần giúp đỡ ai. Mối quan hệ của con người cứ thế mà lỏng lẻo dần. Những người biết nói lời cảm ơn sẽ được quý mến thương yêu và sẵn sàng được người khác giúp đỡ.

Thế nhưng hiện nay vẫn có nhiều kẻ “ăn cháo đá bát”. Chẳng hạn như các bạn trẻ hiện nay tỏ thái độ khinh bỉ hoặc xem thường những người lao động chân tay xem việc họ được phục vụ là một điều hiển nhiên nên không cần nói cảm ơn, bởi họ đã trả tiền để được phục vụ như thế. Đây là một thái độ sống vị kỷ, một suy nghĩ lệch lạc. Việc bạn không biết nói cảm ơn không chỉ khiến mọi người xa lánh, cho rằng bạn là người kém tinh tế, thiếu văn hóa lễ độ mà những khi bạn gặp khó khăn sẽ không một ai muốn giúp đỡ bạn.

Bên cạnh đó còn có những người không những không biết nhớ ơn người khác mà còn quay lại hãm hại người khác. Như những nhân viên của công ty không những không biết ơn công ty đã giúp đỡ phát triển sự nghiệp của họ mà còn ăn cắp bí mật thương nghiệp của công ty đem bán cho công ty đối thủ để đạt mục đích nào đó. Hay rõ nhất là con cái không những không biết ơn bố mẹ không báo hiếu mà còn hỗn hào và có những hành vi bất hiếu.

Mỗi người cần phải ý thức được ý nghĩa quan trọng của lời cảm ơn. Hãy học cách nói cảm ơn với người. Hãy bắt đầu lời cảm ơn với những điều giản dị bạn được nhận từ gia đình, bạn bè hay từ một người xa lạ. Sau đó hãy để lời cảm ơn ấy không chỉ dừng lại ở một hay hai ngày mà nâng nó lên thành thói quen ứng xử và cuối cùng để nó trở thành nhu cầu của bản thân. Lời cảm ơn không chỉ dừng lại ở lời nói mà nói còn phải đi kèm với hành động thực tiễn. Và điều quan trọng hãy nói lời cảm ơn bằng tất cả sự chân thành có thể.

Trình bày suy nghĩ về lời cảm ơn

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách của con người trong đó có văn hóa cảm ơn. Trong ứng xử cộng đồng, khi lời cảm ơn được sử dụng xuất phát từ tình cảm chân thành nó sẽ rất có ích. Đầu tiên lời cảm ơn đó sẽ phản ánh được trình độ văn hóa của người nói, thứ hai lời cảm ơn còn khiến cho mối quan hệ giữa người nói và người nghe xích lại gần nhau hơn và thậm chí là có thể giải quyết được mọi khúc mắc giữa mọi mối quan hệ khiến con người ta sống vị tha hơn.

Nếu như trước đây, trong những mối quan hệ xã hội, khi ứng xử với nhau người ta nói lời cảm ơn với nhau là chuyện hết sức bình thường. Truyền thống về lòng biết ơn, hai tiếng cám ơn đã có từ rất lâu được truyền qua biết bao thế hệ của người Việt Nam. Từ thời hoàng tử Lang Liêu làm bánh dâng vua cho mang biểu tượng cảm ơn trời đất, cảm ơn công sinh thành. Khi ai đó giúp đỡ chúng ta hoặc đem cho ta một điều gì đó chúng ta sẽ gửi lại cho họ lời cảm ơn chân thành nhất từ trái tim để thể hiện lòng biết ơn.Người nhận được lời cảm ơn sẽ cảm thấy rất vui vì họ cảm nhận được người nhận đã đón nhận, trân trọng, hiểu được tấm lòng mà họ đã gửi trao. Nhưng ngày nay, có lẽ do guồng quay hối hả, vội vã của cuộc sống khiến con người ta dần lãng quên đi văn hóa cảm ơn. Người ta không còn dành cho nhau nhiều lời cảm ơn chân thành nữa mà thay vào đó là sự hời hợt, lạnh nhạt hoặc thậm chí còn không có lời cảm ơn. Khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, nhận được một món quà hay một điều gì đó người ta chỉ dành cho nhau một cái gật đầu biểu hiện đã nhận được hoặc không nói gì như cho rằng đó là điều hiển nhiên mà mình có thể nhận được. Phải chăng là do giữa sự bộn bề của cuộc sống thì hai tiếng cảm ơn lại trở thành điều nhỏ bé, vụn vặn. Điều này được biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ: bố mẹ – con cái, bạn bè, … Bạn đã bao giờ cảm ơn bố mẹ vì đã ban cho mình cuộc sống này chưa? Đã bao giờ bạn cảm ơn bố mẹ đã nuôi nấng bạn tới bây giờ chưa? Hãy thử nghĩ nhé! Nếu bây giờ bạn giúp một ai đó, bạn cho họ cái gì thì điều bạn muốn nhận lại từ họ sẽ là gì? Một sự giúp đỡ tương tự hay một món đồ tương tự … Tôi dám cá chắc rằng những điều đó đều sẽ đứng sau, điều mà bạn muốn hơn đó sẽ là hai tiếng cảm ơn. Vậy tại sao bạn, tôi, tất cả chúng ta lại không làm điều tương tự với người đã giúp đỡ mình dù là việc nhỏ nhất đi chăng nữa.

Hai tiếng cám ơn tuy thật giản dị nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn. Khi bạn nói cảm ơn ai đó chúng ta đang ý thức rất rõ về văn hóa của bản thân, đã tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Cám ơn là một câu nói vô cùng thần kỳ nó giúp con người ta thấy cuộc sống thật thêm nhiều điều tươi đẹp, khiến cho người nhận được lời cảm ơn sẽ có thêm động lực để làm nhiều điều tốt hơn giúp đỡ người khác.

Giới trẻ ngày nay cần khôi phục văn hóa cảm ơn và biến nó trở thành một nét đẹp văn hóa đáng được trân trọng như cha ông ta đã từng làm. Để văn hóa đó có thể luôn sống mãi trong cuộc sống mỗi chúng ta và không chỉ có chúng ta mà còn cho thế hệ mai sau. Để làm được vậy chúng ta cần trau dồi văn hóa ứng xử của mình đối với những người xung quanh một cách đúng mực nhất. Hãy nói lời cảm ơn đúng lúc, đúng cách. Bên cạnh đó cũng cần lên tiếng phê phán những người chỉ biết nhận mà không biết cho đi, không biết nói lời cảm ơn.

Ông cha ta đã dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vì vậy đừng ngại ngần khi nói lời cảm ơn với mọi người xung quanh, đừng vì thế mà đánh mất đi một nền văn hóa đẹp.

Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn

Khi đất nước ngày càng phát triển thì văn hóa của con người cũng cần được trau dồi và nâng cao hơn nữa. Nét đẹp văn hóa là nét đẹp tinh thần, là thước đo nhân cách của một con người. Và văn hóa cảm ơn chính là một trong những nét đẹp cần phát huy và gìn giữ ở một con người.

Cảm ơn chính là một cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng đến những người xung quanh mình. Văn hóa cảm ơn chính là nét đẹp vốn có của một con người, tuy nhiên nó lại được xây dựng từ những hành vi của chính bản thân mình. Mặc dù nó chỉ là những hành vi nhỏ nhặt nhưng lại có thể đánh giá được nhân phẩm của một con người.

Văn hóa cảm ơn hiện nay thực ra không khó tìm, ngược lại nó tràn lan và rất phổ biến; chúng ta có thể nghe và bắt gặp ở bất kỳ đâu lời nói cảm ơn. Trong cuộc sống khi chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ ai đó thì thường chúng ta sẽ nói “cảm ơn” họ vì đã giúp mình. Đây là một biểu hiện rất phổ biến của nét đẹp văn hóa này.

Nét đẹp của lối sống ngày diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Cảm ơn thực ra chỉ là một cách hành xử biết điều, lễ phép, lịch sự. Nét đẹp này không phô trương ra bên ngoài nhưng lại khiến người xung quanh yêu quý mình. Hằng ngày chúng ta gặp gỡ bao nhiêu chuyện, tiếp xúc bao nhiêu chuyện. Lời cảm ơn khi được bạn bè giúp đỡ, cảm ơn khi đi lạc đường được một người lạ chỉ giúp, cảm ơn vì hôm nay xe thủng xăm và có người đèo mình về. Chỉ là một lời nói đơn giản và rất dễ dàng thể hiện. Hoặc đơn giản hơn là nói lời cảm ơn ba mẹ vì đã nuôi dạy mình lớn khôn, có thể tự lập được. Nhưng dường như lời nói cảm ơn với ba mẹ lại khó khăn vì bạn nghĩ nó sáo rỗng, không thật. Đây là lời cảm ơn chân thành nhất mà ba mẹ vẫn mong một lần con cái sẽ nói với mình.

Văn hóa cảm ơn sẽ khiến cho những trái tim kéo gần lại với nhau hơn. Nó cùng phần nào hình thành tính cách và thói quen cho một người trong việc ứng xử.

Tuy nhiên có lẽ hiện nay do cuộc sống quá vội vàng, gấp gáp, nhiều người dường như đã dần quên mất nét đẹp văn hóa cảm hơn. Họ sống vội, nghĩ vội, và đương nhiên lời cảm ơn ai đó cũng không kịp nói. Đây là một hiện thực đáng buồn, nhất là ở giới trẻ. Khi được mọi người giúp đỡ, nhưng lại quên mất đi lời nói cảm ơn. Có nhiều lần bạn hơi thất vọng và hụt hẫng khi vừa giúp một bạn tìm đường nhưng không được nhận lại một lời cảm ơn. Không phải bạn quan trọng, mong chờ quá nhiều đến lời nói. Chỉ là bạn thấy con người ta hình như đã quên mất đi phải nói cảm ơn người khác, quên mất nét đẹp văn hóa này.

Thực ra lời nói cảm ơn không quan trọng, chỉ là chúng ta đang dần đánh mất đi nét đẹp văn hóa mà cha ông ta đã gìn giữ từ ngàn đời nay.

Để có thể gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa này thì mỗi người chúng ta cần phải thường xuyên trau dồi bản thân mình, rèn luyện cách ứng xử với những người xung quanh một cách đúng mực nhất. Để văn hóa cảm ơn trở thành nét đẹp văn hóa đáng được trân trọng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về lời cảm ơn Dàn ý & 8 bài văn nghị luận lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *