Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống 2 Dàn ý & 14 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 14 bài Nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống SIÊU HAY, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống

Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử của con người. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống

  • Dàn ý nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống (3 mẫu)
  • Bài văn nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống (7 mẫu)
  • Nghị luận xã hội về giá trị của lời xin lỗi (2 mẫu)
  • Nghị luận về lời xin lỗi và cảm ơn
  • Đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống (4 mẫu)

Dàn ý nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống

Dàn ý 1

1. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống.

Có thể dẫn dắt bằng câu nói hay lời khuyên dân gian, hoặc thể hiện suy nghĩ bản thân về ý nghĩa của lời xin lỗi.

2. Thân bài

  • Nêu khái niệm xin lỗi là gì?
  • Giá trị và ý nghĩa của lời xin lỗi như nào?
  • Lên án, phê phán bộ phận chưa nhận thức vai trò của xin lỗi.

Mở rộng vấn đề và nêu bài học rút ra về lời xin lỗi.

3. Kết bài

  • Nhấn mạnh lại ý nghĩa cùng giá trị của lời xin lỗi.
  • Bày tỏ quan điểm và suy nghĩ về lời xin lỗi trong cuộc sống.

Dàn ý 2

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống

Ví dụ:

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

II. Thân bài:

a. Giải thích

  • “Xin lỗi”: là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
  • Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.

b. Bàn luận:

* Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

  • Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác
  • Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra
  • Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục
  • Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

* Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

  • Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội
  • Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
  • Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người
  • Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra
  • Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần
  • Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người
  • Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.
  • Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.
  • Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.

* Bài học nhận thức và hành động

  • Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình
  • Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng
  • Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
  • Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.

III. Kết bài:

  • Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống
  • Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.

Bài văn nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống

Bài văn mẫu 1

Con người sống trong tổng hòa các mối quan hệ. Các mối quan hệ ấy đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, được xây dựng dựa trên sự tôn trọng và tình yêu thương. Và có thể nói không có bất kỳ mối quan hệ nào có thể yên bình nhẹ nhàng mãi, chắc chắn sẽ có những giây phút hiểu lầm, mâu thuẫn. Khi ấy, lời xin lỗi là một chất keo hàn gắn lại những tổn thương đã trải qua. Trong cuộc sống không ai là không từng nói lời xin lỗi.

Lời xin lỗi không còn là một khái niệm xa lạ với mỗi chúng ta. Xin lỗi chính là hành động nhìn nhận về sai lầm hay khuyết điểm của bản thân. Bên cạnh đó, xin lỗi còn mang ý nghĩa về sự đồng cảm và sẻ chia với người bị ta làm tổn thương. Từ “xin lỗi” được sử dụng trong hai trường hợp, đó là khi ta làm điều gì sai lầm hoặc thể hiện cảm giác làm phiền người khác.

Văn hóa xin lỗi chính là nét đẹp cao quý đáng ngợi ca trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Nhận thấy sự sai lầm, đồng thời chân thành nhận lỗi thể hiện cốt cách cao đẹp cũng như làm vơi bớt nỗi đau, hay sự giận dữ của người khác. Lời xin lỗi thường gặp ở hai trường hợp trong cuộc sống.

Trường hợp phổ biến nhất, quen thuộc nhất là khi ta làm một điều gì sai trái, dù chỉ là vô ý, nhưng nó làm tổn thương người khác. Khi ấy, ta sẽ thấy hối hận ăn năn, muốn bù đắp. Và sự hối hận ăn năn ấy được hiện thực hóa ra bên ngoài đầu tiên bằng lời xin lỗi. Lời xin lỗi đó phải xuất phát từ sự chân thành của trái tim thì mới có thể đi đến trái tim. Xin lỗi không chỉ là một cụm từ hoa mĩ khuôn sáo mà nó còn phải được thể hiện qua những hành động cụ thể. Như khi bạn không học bài bị thầy cô trách phạt, bạn xin lỗi thầy cô nhưng những lần sau vẫn tiếp tục vi phạm lỗi ấy thì lời xin lỗi của bạn có giá trị gì không.

Ngoài ra còn một trường hợp trong giao tiếp người ta nói lời “xin lỗi”. Đó là trong một số trường hợp lịch sự, có cảm giác làm phiền đến người khác thì ta sẽ mở đầu câu nói đề nghị bằng từ “xin lỗi”. Như khi bạn vào quán ăn tìm chỗ ngồi, bạn muốn ngồi ở đó nhưng không biết người đối diện có đang chờ ai không, bạn sẽ lịch sự hỏi “Xin lỗi, mình có thể ngồi ở đây không?”.

Hay như khi bạn gọi điện cho một người bạn vào giờ nghỉ trưa, thì bạn sẽ nói “Xin lỗi đã làm phiền, tôi có chuyện gấp cần bàn bạc”, hoặc khi bạn ghé thăm nhà của một ai đó mà không báo trước bạn sẽ lịch sự nói “Xin lỗi đã đường đột đến đây”. Tương đương với cách dùng của từ “excuse me” trong tiếng Anh. Như vậy trong trường hợp này, lời xin lỗi không được thốt ra vì bạn phạm lỗi gì cũng không vì cảm giác áy náy gì mà đây là phép lịch sự trong giao tiếp.

Lời xin lỗi được thốt ra, có thể không làm thay đổi được những sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Nhưng lời xin lỗi đôi khi còn có sức mạnh hơn bất cứ hành động hay bồi thường về vật chất. Một lời xin lỗi chân thành xuất phát từ tận trái tim có thể xoa dịu một trái tim đang tổn thương rỉ máu.

Như sự kiện Paris bị ném gây ra cái chết cho rất nhiều người. Tuy không phải do người dân Paris thực hiện vụ đánh bom ấy nhưng họ vẫn xin lỗi các nạn nhân về sự việc khủng khiếp trên và sẵn sàng mở cửa cho các khách du lịch ở lại qua đêm. Lời xin lỗi ấy giúp cho người bị tổn thương cảm nhận được bạn là một người có trách nhiệm, có ý thức.

Một lời xin lỗi chân thành còn cho thấy tấm lòng của bạn, cho thấy bạn là một người cư xử có văn hóa. Khi làm việc sai trái dù đó chỉ là vô tình nhưng bạn lại không xin lỗi thì nó chứng tỏ bạn là một người kém tinh tế và bất lịch sự. Tuy chỉ là một lời nói nhỏ nhưng nó còn phản ánh được nền văn hóa và giáo dục của quốc gia bạn.

Ở một số đất nước, lời xin lỗi không chỉ dừng lại ở lời nói mà nó còn kèm thêm một vài hành động trang trọng như quỳ gối để cầu xin tha thứ, chấp tay lạy để mong được tha thứ. Hay đơn thuần đó là hành động của con nít khi phạm lỗi chúng phải khoanh tay lại và nhận lỗi. Người lớn cũng thế khi phạm sai họ sẽ bày tỏ sự hối lỗi không chỉ qua lời nói còn qua hành động, qua một số cử chỉ, điệu bộ và đặc biệt qua ánh mắt.

Xin lỗi đã trở thành một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp và được nâng lên thành văn hóa xin lỗi, biểu thị cho văn hóa của cả cộng đồng dân tộc. Đôi khi bạn xin lỗi không phải vì bạn phạm sai, lỗi lầm thuộc về bạn. Bởi lẽ trong mọi mâu thuẫn lỗi lầm thường đều xuất phát từ cả hai phía. Việc bạn mở lời xin lỗi trước cho thấy bạn trân trọng mối quan hệ này, trân trọng người đang đối diện với bạn.

Như sự kiện nhân viên hãng hàng không Vietnam Airline tại sân bay Tân Sơn Nhất cúi đầu xin lỗi hành khách với lí do chuyến bay bị hoãn lại do tình hình thời tiết. Tuy có thể thấy tình hình thời tiết là yếu tố khách quan, chuyến bay bị hoãn lại không phải do lỗi của các nhân viên sân bay nhưng họ lại sẵn sàng nhận lỗi. Đây là một nét đẹp cần được phát huy. Bởi lẽ hành động này cho thấy sự quan tâm chân thành đến khách hàng tham gia chuyến bay ngày hôm đó. Một chuyến bay bị hoãn lại ảnh hưởng đến công việc, thời gian của rất nhiều người, khiến hành khách dễ nảy sinh tâm trạng mệt mỏi khó chịu. Nhưng với hành động của nhân viên nơi đây, các hành khách dễ dàng cảm thông, vui vẻ chờ đợi chuyến bay được thực hiện.

Như vậy một hành động nhỏ nhưng chân thành lại tác động mạnh mẽ đến mọi người khiến mọi người đối xử với nhau tốt hơn, tôn trọng nhau hơn. Lời xin lỗi còn có sức mạnh hàn gắn, kết nối con người lại với nhau. Bạn có bao giờ nghỉ chơi với bạn bè chỉ vì một lỗi lầm rất nhỏ? Bạn có từng thấy nuối tiếc một mối quan hệ?. Khi ấy, giá như một trong các bạn cất tiếng xin lỗi trước thì mối quan hệ này sẽ được cứu vãn không phải đi đến kết thúc. Thế nhưng cái tôi của chúng ta quá cao dù biết mình sai nhưng vẫn mong chờ người kia nhận lỗi.

Như đã nói lời xin lỗi thể hiện được bạn trân trọng đối phương đến chừng nào. Lời xin lỗi không phải để hạ thấp bản thân mà nó còn nâng cao thêm giá trị của bản thân. Lời xin lỗi ấy xuất phát từ sự chân thành. Mọi người đều bình đẳng trước quyền được nhận lời xin lỗi cũng như nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi ấy không phân biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, sang hèn, giai tầng.

Như khi ba mẹ làm sai, vô tình la mắng con khi chưa hiểu rõ nguồn gốc sự việc thì đừng nghĩ vì là người lớn, vì là cha mẹ mà không cần xin lỗi con cái. Chính cha mẹ là tấm gương quan trọng nhất để con trẻ noi theo. Vì vậy khi đã làm sai thì phải xin lỗi dù đó chỉ là một đứa trẻ. Hay khi bạn hiểu lầm người khác và la mắng họ, rồi khi bạn hiểu ra sự việc thì lại lập lờ cho qua không nhận lỗi trực tiếp. Đã sai thì phải biết nhận lỗi…

Một ví dụ điển hình đó là nước Nhật Bản. Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vừa từ chức vì những cáo buộc có liên quan đến việc vi phạm luật bầu cử. Sự việc ấy tưởng chừng chỉ là lỗi của vị bộ trưởng kia, nhưng thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo lại đứng ra xin lỗi toàn thể nhân dân Nhật Bản vì thủ tướng Abe cho rằng ông là người chịu trách nhiệm bổ nhiệm nên ông có trách nhiệm trong sự việc này.

Lãnh đạo quốc gia lại đi xin lỗi nhân dân vì một việc không do ông làm. Có thể thấy lời xin lỗi ấy chính là trách nhiệm của ông đối với đất nước, với trọng trách đang gánh vác trên vai. Lỗi lầm đôi khi không cần là hành động mà chỉ cần một thái độ bạn đã có thể gây tổn thương cho người khác. Nên đừng cho rằng chỉ khi phạm lỗi nặng nề về vật chất mới cần xin lỗi đối phương. Nhiều khi chỉ một lời nói vô ý đã tạo nên một vết thương đau đớn trong tâm hồn con người.

Như sự kiện nữ ca sĩ Hàn Quốc Sulli tự tử. Những lời thóa mạ, lăng nhục của cư dân mạng đã làm tổn thương dẫn đến căn bệnh trầm cảm. Nhưng sau tất cả cô vẫn không nhận được lời xin lỗi nào. Nếu tất cả mọi người yêu thương đối xử tốt với nhau thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp biết bao….

Thử tưởng tượng bạn sống trong một xã hội mà con người không biết hối lỗi không thốt ra lời xin lỗi thì xã hội ấy sẽ vô cảm đến thế nào? Những người biết nói lời xin lỗi sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng. Vì khi đã biết nói lời xin lỗi thì đó không thể nào là một người xấu một người ích kỷ được. Lời xin lỗi thể hiện con người bạn nhiều hơn cái cách bạn cố chứng tỏ bản thân cho người khác thấy.

Tuy lời xin lỗi quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng biết cách nói lời xin lỗi. Có vài người chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời xin lỗi. Họ luôn tìm cách ngụy biện cho hành động sai trái của mình. Luôn đặt cái tôi quá cao, xem sĩ diện của bản thân là điều quan trọng nên không bao giờ chịu hạ mình xin lỗi người khác dù là họ làm sai. Họ vờ lơ đi hành động sai trái của mình mà không chịu nói lời xin lỗi.

Bên cạnh đó, cũng có những người nói lời xin lỗi một cách hời hợt xem đó chỉ là khuôn sáo không có ý nghĩa. Còn có người lại có sự phân biệt đối xử khi nói lời xin lỗi. Cụ thể họ có thể nói lời xin lỗi với những người thuộc tầng lớp cao hơn, quý phái sang trọng nhưng lại chấp nhất và không chịu nói lời xin lỗi với những người có hoàn cảnh địa vị xã hội thấp hơn họ. Còn có người có thể cúi đầu nói lời xin lỗi với người khác nhưng không bao giờ xin lỗi người thân trong gia đình. Điều đó thật là sai lầm. Như đã nói khi bạn xin lỗi chứng tỏ bạn xem trọng đối phương.

Thế nhưng một lời xin lỗi còn cần đi liền với hành động thực tế. Bạn làm mất một món đồ, bạn xin lỗi nhưng bạn lại không đi tìm món đồ ấy. Vậy thì lời xin lỗi có ý nghĩa gì? Điều bạn cần làm là đi tìm lại món đồ ấy, dù không tìm được nhưng nó thể hiện đó là lời xin lỗi chân thành từ trái tim của bạn, đồng thời cho thấy bạn để tâm đến cảm xúc của đối phương.

Lời xin lỗi nếu cứ nói mãi rồi cũng sẽ trở thành khuôn sáo trống rỗng không còn ý nghĩa. Xin lỗi phải kèm với hành động và điều quan trọng đừng bao giờ phạm phải lỗi lầm ấy thêm một lần nào nữa. Hãy xin lỗi một cách chân thành nhất có thể, vì bạn không biết điều bạn làm đã tổn thương sâu sắc đến người đối diện như thế nào.

Một lời xin lỗi muộn màng còn hơn là sự im lặng hối lỗi. Như nhóm nhạc TARA của Hàn Quốc từng vì bị tẩy chay một cách vô lí dẫn đến con đường nghệ thuật của nhóm bị đóng băng hoàn toàn. Giờ đây nhóm tan rã, những cô gái đã đánh mất tuổi thanh xuân, tài năng bị lãng phí ấy như thế nào. Xã hội hiểu ra nhưng các cô gái ấy vẫn không nhận được một lời xin lỗi chính thức nào từ cộng đồng đã từng tẩy chay họ.

Bên cạnh đó, cũng đừng suốt ngày cúi đầu nhận lỗi một cách vô tội vạ như thế sẽ khiến lười xin lỗi mất đi giá trị thật sự của nó. Và nếu đối phương đã nói lời xin lỗi chân thành thì hãy chấp nhận tha thứ đừng cố chấp khăng khăng bắt người khác xin lỗi bạn mãi như thế. Bởi lần đó sẽ không còn là sự chân thành nữa.

Lời xin lỗi thật sự rất quan trọng trong cuộc sống này. Đừng xem đó là một gánh nặng hay một sự hạ mình hèn hạ. Đôi khi có những lời xin lỗi có thể cứu vãn cả một mối quan hệ, cả một đời con người. Và chúng ta suốt cuộc đời này luôn phải học cách xin lỗi và tha thứ.

Bài văn mẫu 2

Trong cuộc sống, con người có thể chế nhạo người khác một cách dễ dàng. Nhưng nếu nói xin lỗi một ai khác thì lại là điều rất khó. Giá trị của lời xin lỗi vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Hiểu được giá trị của lời xin lỗi cũng là chúng ta đã nắm giữ được hạnh phúc vậy.

Lời xin lỗi là hành động chân thành của người có lỗi nhận lỗi của mình. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Có bao giờ bạn tự mình đối diện với bản thân và nghĩ rằng: chúng ta đã làm bao nhiêu việc sai trái nhưng không dám đối mặt với sự thật, không dám nói ra một lời xin lỗi với những điều mà chúng ta đã sai ? Chắc chắn là có rồi, ai trong đời mà chẳng có đôi lần làm sai điều gì đó.

Nếu chúng ta cứ cố lấp liếm những sai lầm của mình. Và không để ai biết được, đó là một hành động không đúng đắn. Bởi nếu chúng ta biết nói lời xin lỗi, chúng ta sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp hơn biết bao nhiêu lần. Mỗi cá nhân trên cuộc đời đều cần phải hòa nhập vào xã hội để sống. Chứ không thể tách biệt với thế giới bên ngoài được. Vì vậy, nếu chúng ta sai lầm không biết nhận lỗi, chúng ta sẽ mất rất nhiều thứ.

Trước hết là mất lòng tin của người khác đối với mình. Dù lỗi lầm là to hay nhỏ thì chúng ta cũng mất đi sự tôn trọng của người khác đối với mình. Hơn thế nữa, nếu bị phát hiện mà chúng ta còn bị những hậu quả khác.

Giá trị của lời xin lỗi rất to lớn bởi nó giúp gắn kết con người lại với nhau. Đôi khi, chỉ cần một lời xin lỗi, cũng đủ làm cho người khác thêm thiện cảm về bạn. Có những sai lầm chúng ta mắc phải, người khác đôi khi cũng chỉ muốn chúng ta tự giác nhận lỗi. Chứ cũng không có ý định khiển trách chúng ta. Vì vậy, lời xin lỗi có giá trị rất lớn. Nó giúp chiếm được lòng tin của người khác, giúp người khác nhìn chúng ta một cách tôn trọng.

Không phải ai trong cuộc sống cũng dám đối diện với những sai lầm của mình. Không phải ai cũng có đủ dũng cảm để nói ra lời xin lỗi. Bởi con người luôn tìm đủ lý do để ngụy biện cho bản thân mình. Và luôn tìm cách để giấu đi những điều mà mình sai trái. Con người là vậy, luôn tìm cách để lấp liếm. Nhưng những người dám nói lời xin lỗi mới là những người được tôn quý.

Hạnh phúc của con người xuất phát từ rất nhiều khía cạnh. Trong số đó có liên quan tới những người xung quanh. Bởi chúng ta sống trong một xã hội với rất nhiều người. Và những mối quan hệ là cách để chúng ta tồn tại. Một người nếu không giao tiếp, không quan tâm tới thế giới bên ngoài. Người ấy sẽ trở nên lạc lõng, bị cô lập và cách để người ấy hòa nhập, là tự ý thức làm chủ bản thân, dám làm dám chịu, đương đầu với khó khăn thử thách. Có như vậy con người mới tồn tại được.

Tham khảo thêm:  

Cuộc sống nếu toàn những con người dối trá sẽ chẳng còn là một cuộc sống tươi đẹp nữa. Bởi vậy, mỗi con người trong cuộc sống này, trước hết cần biết ý thức về bản thân, biết thật lòng với người khác, không nên giả dối. không nên giấu giếm những sai lầm của mình. Hãy nói ra, hãy mở lòng mình và đón nhận tất cả. Chỉ có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới trở lên tốt đẹp hơn.

Xã hội càng hiện đại, con người càng trở lên lạnh nhạt với nhau. Biết bao nhiêu người toan tính, lợi dụng người khác để kiếm chác cho bản thân. Biết bao nhiêu người dùng kỹ xảo, dùng những mánh khóe để lừa lọc người khác. Đến khi bị phát hiện thì chẳng một lời xin lỗi để rồi đánh mất niềm tin của người khác giành cho mình, và mất đi rất nhiều thứ trong cuộc sống.

Giá trị của lời xin lỗi rất ý nghĩa. Nó đem lại cho con người khả năng tự ý thức về hành động của mình, làm cho con người hiểu được những giá trị cuộc sống từ lời xin lỗi mang lại và mang yêu thương đến tất cả mọi người.

Bài văn mẫu 3

Xin lỗi! Hai từ cũng thật quen thuộc nhưng trong cuộc sống có rất nhiều người không bao giờ nhắc đến nó và cũng có những người lạm dụng nó một cách thái quá. Vậy, “xin lỗi” là gì mà lại là một vấn đề mà trong xã hội hiện nay lại luôn tranh luận về nó.

Đã có rất nhiều người cho rằng, việc nói ra lời xin lỗi được thốt ra khi một cá nhân hay tập thể có lỗi. Thực ra ý kiến đó được đề ra dường như không hẳn là sai nhưng không nên nghĩ quá tiêu cực đối với lời xin lỗi như vậy. Ta nên hiểu được rằng cũng chính bởi trong cuộc sống hàng ngày. Ta như cũng đã ít nhiều chúng ta cũng nghe thấy lời xin lỗi xung quanh. Nhưng chúng ta cũng nên hiểu được chính lời xin lỗi ấy có thể nói ra như là “Xin lỗi bạn, đường đến bưu điện cách đây bao xa?”, “Xin lỗi, tôi có thể ngồi chiếc bàn này cùng anh?” hay có thể là những câu “xin lỗi vì tôi đã đường đột đến đây” thế rồi là câu “con xin lỗi mẹ vì khi nãy con đã làm điều không đúng với mẹ, con hứa lần sau con sẽ không như thế nữa.

Trong cuộc sống ta như thấy được nó có vô vàn những lời xin lỗi nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi. Đồng thời ta cũng lại tự nhận thấy xin lỗi dường như cũng chính là phép lịch sự trong giao tiếp, là lối ứng xử giữa người với người. Vậy, lý do tại sao ta phải nói lời xin lỗi?

Trước hết, chúng ta cũng cần phải hiểu được rằng xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà có lẽ rằng, chúng ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Lời xin lỗi như đã có thể hiện sự văn minh, đồng thời cũng chính là thái độ tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Ở đó là khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc không phân biệt cả giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi khi sai chứ không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác nữa.

Xin lỗi! chính là một hành động mà khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, ta cũng có thể nói được rằng chính lời xin lỗi nó dường như cũng lại còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm giữ những người khác, với cuộc sống nữa. Đồng thời thông qua đây, ta như thấy được cũng chính điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và tất nhiên là mỗi chúng ta cũng không nên đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Việc chúng ta làm sai, chúng ta xin lỗi là điều đương nhiên. Nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp lời xin lỗi như lại được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Xin lỗi! Như để bày tỏ thái độ mong muốn được người khác giúp đỡ mình như trong trường hợp “Xin lỗi! Tôi có thể ngồi ở đây với bạn được chứ?”. Còn rất nhiều những trường hợp khác nhau trong cuộc sống lời xin lỗi được nói ra như cũng đã biểu lộ những sắc thái, bày tỏ quan điểm của mình chứ chưa chắc đã là mình sai thì mới phải nói câu “Xin lỗi!”.

Ta cũng phải nhận ra được một điều cũng hết sức quan trọng ấy là xin lỗi là cách để con người chung sống cùng nhau, đồng thời nó cũng thật là hòa hợp lẫn nhau. Như một cách “ứng nhân xử thế” linh hoạt thì con người ta cũng nên biết được để có thể xin lỗi đúng cách. Khi hai người mà bất hòa với nhau thì hãy biết xin lỗi nhau để giải hòa. Không có gì là không có thể hòa giải được nếu như hai bên biết nhường nhịn và cùng nhau giải quyết mọi vấn đề. Hơn hết là biết nói với nhau điều xin lỗi. Không phải cứ người xin lỗi trước là người ta thấy sai mà người ta thực sự không muốn mất đi mối quan hệ giữa hai người. Người nói lời xin lỗi trước thực sự là người đáng trân trọng.

Thực tế trong cuộc sống chúng ta thì chính những lời xin lỗi đã làm tình người trở nên khăng khít hơn bao giờ hết và ta như cũng biết được rằng chính mối quan hệ của họ thực sự được tôn trọng. Ta phải hiểu được sự tôn trọng hơn cả những việc không ai muốn đã xảy ra. Lời “xin lỗi” là tốt đẹp nhưng nếu như mà con người ta lạm dụng nó quá cũng là điều không tốt. Ta nên biết được rằng lời xin lỗi đi kèm với việc sửa lỗi và hoàn thiện bản thân thì đó chính là điều tốt đẹp hơn. Có thể nhận thấy được rằng, cũng chính vì việc xin lỗi quá nhiều sẽ khiến người khác nghĩ bạn là một người luôn mắc sai lầm và chỉ biết xin lỗi mà thôi. Có lẽ chính vì vậy, ta như cũng cảm thấy được tất cả các bạn, chúng ta cũng cứ hãy làm cuộc sống trở nên màu sắc hơn với những lời xin lỗi hợp lý nhất bạn nhé!

Ý kiến “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”, chúng ta hãy biết học cách xin lỗi và cũng cần phải có những thái độ thật sự muốn sửa sai. Những lời xin lỗi đôi khi chính là liều thuốc an thần tốt nhất cho những trái tim đã bị tổn thương, nói được lời xin lỗi thì bạn cũng phải có những hành động thiết thực để chứng minh cho sự sai trái của mình. Có như vậy cuộc sống mới đáng sống và tốt đẹp hơn bạn nhé!

Bài văn mẫu 4

Con người chúng ta sống không chỉ để đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần mà sống còn là để trau dồi những phẩm chất tâm hồn đáng quý. Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kỹ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người.

Nhiều người cho rằng, lời xin lỗi được thốt ra khi một cá nhân hay tập thể có lỗi. Ý kiến đó không hẳn là sai nhưng không nên nghĩ quá tiêu cực đối với lời xin lỗi như vậy. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, ít nhiều chúng ta cũng nghe thấy lời xin lỗi xung quanh. Nhưng lời xin lỗi ấy có thể là “Xin lỗi bạn, đường đến bưu điện cách đây bao xa?”, “Xin lỗi, tôi có thể ngồi chiếc bàn này cùng anh?”, “xin lỗi vì tôi đã đường đột đến đây”, “con xin lỗi mẹ vì khi nãy con đã làm điều không đúng với mẹ” …..

Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi?

Trước hết, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác.

Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó là một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua. Ví dụ, khi bạn đánh mượn đồ người khác và lỡ đánh mất, lời xin lỗi sẽ truyền tải cho người khác rằng bạn biết lỗi và bạn sẽ cố gắng tìm lại món đồ ấy hoặc trao trả bằng thứ khác…hay bằng cách khác để chuộc lỗi.

Một điều cũng hết sức quan trọng ấy là xin lỗi là cách để con người chung sống cùng nhau, hòa hợp lẫn nhau. Có người cho rằng: “Lời xin lỗi không có nghĩa là bạn sai và người khác đúng, lời xin lỗi có nghĩa là bạn coi trọng mối quan hệ đó hơn những điều đã xảy ra”. Sự thể hiện trong câu nói trên là ở những mâu thuẫn, xung đột giữa những con người. Sống là va chạm, là đụng độ với nhiều khó khăn, kể cả những bất đồng quan điểm. Tại sao có những cuộc cãi vã xuất hiện, những trận đánh nhau oái ăm không ngừng bớt nóng chỉ vì bất đồng quan điểm, vì một vấn đề không biết lỗi từ phía ai? Những tiêu cực trên sẽ được giải quyết ổn thỏa bởi một lời xin lỗi từ một trong hai phía. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, một chút từ bỏ cái tôi, vượt lên thói sĩ diện hão thì tư cách của một kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó trước mắt. Như vậy, lời xin lỗi chẳng phải là liều thuốc hữu hiệu để giải quyết nhiều vấn đề rối rắm không đáng có sao?

Có câu chuyện về hai nhà họ Trương họ Lý. Một hôm, người bên nhà họ Lý qua nhà họ Trương hỏi: “Sao mọi người nhà anh sống với nhau vui vẻ, hài hòa rất là hay; còn nhà tôi năm ba bữa là cãi nhau, nhà anh có thuật sống gì hay vậy?”. Anh họ Trương nói: “Đâu có gì lạ! Mọi người trong nhà tôi luôn thấy mình là người xấu, còn nhà anh ai cũng thấy mình tốt nên mới như vậy”. Anh họ Lý ngạc nhiên: “Là người tốt tại sao lại cãi vã”. Họ Trương mới nói: “Ví như có một chén trà để trên bàn, một người đi qua vô ý đụng cái bàn, bàn chao làm rơi vỡ chén trà. Người nhà của anh không nhận lỗi, mà còn lớn tiếng trách: “Ai để chén trà không ý tứ, phải để vào trong thì đâu có bể ?”. Người để chén trà cũng không chịu thua, cãi lại: “Tôi để đó đâu có sao, tại anh vô ý làm bể, còn trách”.Vì ai cũng thấy mình tốt, mình phải nên mới xảy ra cãi nhau. Còn nếu là người nhà của tôi khi gặp sự việc như vậy sẽ nhỏ nhẹ xin lỗi: “Tôi lỡ vụng làm đổ chén trà, thành thật xin lỗi”. Người để chén trà nghe vậy, cũng sẽ nói: “Cũng không thể trách anh, do tôi sơ ý để chén trà ở gần mép bàn nên mới bị đụng đổ. Đây là lỗi của tôi”. Hai người cùng nhận lỗi hết nên không cãi vã, trong nhà luôn an vui và tốt đẹp. Còn nhà anh ai cũng tốt thì lỗi về phần ai ? Đây là câu chuyện có thực được kể lại nhưng ắt hẳn trong cuộc sống chúng ta những câu chuyện hiện hữu như trên không hề hiếm có. Lời xin lỗi đã làm tình người trở nên khăng khít hơn và mối quan hệ của họ thực sự được tôn trọng, tôn trọng hơn cả những việc không ai muốn đã xảy ra. Xin lỗi là tốt nhưng nếu ta lạm dụng nó quá cũng là điều không tốt. Xin lỗi đi kèm với việc sửa lỗi và hoàn thiện bản thân hơn. Việc xin lỗi quá nhiều sẽ khiến người khác nghĩ bạn là một người luôn mắc sai lầm và chỉ biết xin lỗi. Vì vậy, bạn hãy làm cuộc sống trở nên màu sắc hơn với những lời xin lỗi hợp lý.

Để tạo nên lời xin lỗi thật hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng” nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Hãy đưa lời xin lỗi đến người cần nhận nó một cách sớm nhất, nhanh nhất nhưng vẫn thật cẩn trọng nhất. Và một lưu ý hết sức cần thiết đó là phải biết sửa sai sau lời nói chân thật ấy các bạn nhé.

Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ vác đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn!

Tóm lại, nếu có ai cho rằng phải nói lời xin lỗi, tôi sẽ giơ tay và ủng hộ hết mình với ý kiến đó. Đồng thời, lời xin lỗi không giới hạn cho bất cứ ai, độ tuổi nào nên việc học cách xin lỗi là điều thiết yếu không chỉ riêng tôi mà còn cả nhân loại. Vì lời xin lỗi ấy không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa cho cả cộng đồng loài người chúng ta.

Bài văn mẫu 5

Con người sống với nhau cần nhất đó chính là sự tôn trọng. Sự tôn trọng giữa người với người thể hiện ở cách ứng xử. Bạn càng cư xử khéo léo thì bạn càng được nhiều người tôn trọng. Và một điểm quan trọng để trở thành người khéo léo đó là phải biết nói lời xin lỗi.

Theo bạn, tại sao lời xin lỗi lại có giá trị đến như vậy? Rất nhiều người quan niệm rằng, lời xin lỗi chỉ nên nói ra khi chúng ta mắc phải một lỗi lầm nào đó. Ví dụ đơn giản nhất là khi bạn vô tình xô ngã một người, việc bạn cần làm là nói lời xin lỗi người đó. Quan điểm này là đúng nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Trong tiếng Anh có hai từ đều được dịch ra tiếng Việt là xin lỗi là excuse me và sorry. Nếu sorry được dùng để xin lỗi sau khi bạn làm một việc gì đó thì excuse me dùng để xin người khác lưu ý khi ta sắp làm một việc gì đó. Đó chính là văn hóa của người Anh còn người Việt chúng ta thì sao? Tương tự như vậy, chúng ta cũng cần bắt đầu bằng một câu xin lỗi khi chúng ta muốn nhờ vả ai đó làm chuyện gì. Chẳng hạn như “Xin lỗi, tôi có thể ngồi vào chiếc ghế này không?”. Hay “Xin lỗi, tôi không nghe thấy những lời anh vừa nói”… Vậy đấy, không phải lúc nào xin lỗi cũng là vì chúng ta mắc lỗi. Đó là sự văn minh trong cách giao tiếp, cách ứng xử giữa con người với con người.

Con người ta sinh ra đều phải học từ những điều nhỏ nhất. Đó là học ăn, học nói, học gói, học mở. Học nói lời xin lỗi cũng chính là cách để con người trưởng thành hơn trong xã hội ngày nay. Dù bạn thuộc địa vị nào trong xã hội, bạn làm ngành nghề gì, bạn vẫn cần phải nói lời xin lỗi. Đó là điều mà những con người sống trong xã hội dân chủ và văn minh cần phải áp dụng để thể hiện được sự tôn trọng lẫn nhau.

Lời xin lỗi tất nhiên cũng phải xuất phát từ cái tâm của người nói. Nghĩa là khi bạn xin lỗi, bạn phải thật sự cảm nhận được cái sai của mình và tự bản thân hiểu rằng sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm ấy nữa. Có như vậy thì lời xin lỗi mới có giá trị. Sẽ chẳng có ai muốn nhận một lời xin lỗi giả tạo, một lời xin lỗi để “nói cho xong”. Như vậy thì không chỉ là thiếu tôn trọng người khác mà còn thiếu tôn trọng chính bản thân mình nữa. Khi bạn thiếu chân thành một lần, người khác có thể bỏ qua. Nhưng khi bạn thiếu chân thành nhiều lần, sẽ không còn ai muốn giao tiếp với bạn nữa.

Theo đó, lời xin lỗi cũng chính là cách để con người chung sống hòa hợp với nhau. Trong cuộc sống này, không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra theo ý chúng ta muốn. Sẽ có những khi ta không vừa lòng với một ai đó. Sẽ có những khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Căng thẳng nhất sẽ là những trận cãi vã thậm chí đánh nhau đến sứt đầu, mẻ trán. Sau đó sẽ là những mối quan hệ bị rạn nứt. Có không người sẽ hối hận vì lúc trước đã không hạ bớt cái tôi của mình xuống để nói lời xin lỗi trước. Tại sao chúng ta cứ luôn tự làm khổ mình như vậy? Một lời xin lỗi chẳng phải sẽ hóa giải hết mọi căng thẳng hay sao? Lời xin lỗi ở đây không có nghĩa là thừa nhận chúng ta đã sai. Chỉ đơn giản là chúng ta tôn trọng mối quan hệ mà mình đang có và chúng ta muốn mối quan hệ ấy được tồn tại vững bền.

Cuộc sống này không có ai là hoàn hảo cả. Chúng ta hạ bớt cái tôi của mình đi một chút để nói lời xin lỗi. Hẳn đối phương cũng sẽ hạ bớt cái tôi của họ xuống và xin lỗi chúng ta. Vậy là dĩ hòa vi quý. Mọi chuyện sẽ được hóa giải chỉ bằng một lời xin lỗi chân thành.

Khi bạn cảm thấy lời xin lỗi thật khó để nói ra, ấy là khi trong lòng bạn vẫn chưa thật sự nhận thấy giá trị của lời xin lỗi. Giá trị của lời xin lỗi nằm ở chỗ bạn biết sai và sẵn sàng sửa sai. Nếu bạn nói dối bố mẹ là đi học để được đi chơi nhưng bị bố mẹ phát hiện. Điều bố mẹ cần chỉ là một lời xin lỗi từ phía bạn. Đó là sự đảm bảo, là lời hứa hẹn về việc bạn sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm ấy một lần nào nữa. Dù bạn đã nhận ra sai lầm nhưng bạn vẫn không xin lỗi, bố mẹ sẽ dần mất lòng tin vào bạn. Trong lòng bạn hẳn cũng sẽ có những bứt rứt không yên. Vậy nên hãy học cách để nói một lời xin lỗi. Bạn sẽ trút bỏ được những gánh nặng trong lòng.

Đó là những suy nghĩ của tôi về giá trị của lời xin lỗi. Dân gian ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vậy thì hà cớ gì chúng ta phải ngại ngần khi nói ra một lời xin lỗi khi mà lời xin lỗi ấy khiến cả 2 bên cùng thấy hài lòng?

Bài văn mẫu 6

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Văn hóa xin lỗi là vẻ đẹp cao quý trong đời sống giao tiếp của con người. Nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn cao cả trong đời sống.

Người biết nói lời xin lỗi luôn chủ động mở lời xin lỗi người khác khi gây ra một lỗi lầm. Hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác và tự nhận khuyết điểm về mình. Đồng thời, tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra. Họ nhận thấy hành động của mình là không nên có. Họ cũng nhận thấy sai lầm và mong muốn được khắc phục. Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực. Họ luôn là người mẫu mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Mặt khác, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người. Hơn cả lễ độ, biết nói nói lời xin lỗi thể hiện lối sống vị tha và cao thượng của con người.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của lời khen Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hành động này giúp cho các bên kiềm chế được cơn giận của bản thân. Từ đó, hướng đến những hành động đúng đắn. Lời xin lỗi đúng lúc, đúng việc giúp người bị thiệt hại cảm thấy được tôn trọng. Dựa trên sự đồng cảm, đồng tình hướng đến giải quyết sự việc theo hướng tích cực.

Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Ai cũng có thể có những sai lầm. Điều này thật không thể tránh khỏi trong cuộc sống vốn rất phức tạp. Biết nói lời xin lỗi là biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do hành vi của mình gây ra. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.

Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Từ đó nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm hành động đúng. Biết nói lời xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.

Biết nói lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên. Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi thể hiện là con người có hiểu biết và có nhân cách đứng đắn.

Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Sự tha thứ của người khác giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. Biết nói cảm ơn khi nhận về mình một cái gì đó từ người khác và nói lời xin lỗi khi mình phạm phải lỗi lầm thể hiện lối sống văn hóa lành mạnh, cao thượng đáng được đề cao trong cuộc sống.

Trước hết phải sống chân thành, biết tôn trọng, quý trọng người khác. Phải thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình. Chân thành lắng nghe, bình tĩnh ứng xử thật lịch sự, tế nhị. Sự chân thành lúc nào cũng được ghi nhận trong cuộc sống.

Xác định rõ mức độ thiệt hại hay tổn thương của người khác do hành động của mình gây ra từ đó có ý định hay hành động bồi thường cụ thể để nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra. Lời xin lỗi đúng lúc có tác dụng ngăn cản những hành vi bạo lực, thái độ thô lỗ trong giao tiếp.

Để lời xin lỗi thật sự hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đôi khi, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, ta còn lưỡng lự không biết lỗi lầm do ai, thì trước hết nếu ta không bị thiệt hại gì hãy mở lời động viên, cảm thông, chia sẻ với người thiệt hại nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và mau chóng được giải quyết ổn thỏa. Lời xin lỗi chân thành có sức mạnh hơn mọi loại thuốc an thần.

Hãy bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm một cách chân thành. Không nên cố chấp tranh cãi, lớn tiếng, nóng giận khi mình gây ra lỗi lầm. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Không phải ai cũng dũng cảm khi phải thừa nhận chính lỗi lầm của mình, nhưng vượt qua được điều đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, xin lỗi đôi khi cũng cần có nghệ thuật. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn. Nếu bạn đã nhận ra sai lầm của mình thì đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Đừng cố biện minh cho sự chậm trễ bằng việc chờ đợi đến lúc thích hợp, mà hãy nói ngay, càng sớm càng tốt.

Biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi chúng ta. Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ đem đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Nếu biết nói lời cảm ơn làm tăng thêm hạnh phúc trong cuộc sống thì xin lỗi là lối giải thoát đầu tiên và nhanh chóng cho mọi sai lầm và tội lỗi.

Bài văn mẫu 7

Trong cuộc sống của chính chúng ta luôn luôn hiện hữu hai từ đó chính là lời cảm ơn và sự xin lỗi. Người ta luôn phân vân về giá trị của lời xin lỗi là những gì mà nó lại quan trọng như vậy? “Nhân vô thập toàn” chính là lời của các bậc tiền nhân đã để lại cho con cháu, và đó cũng được xem là một trong những lý do để cho ta biết được lời xin lỗi cũng thật quan trọng với cuộc sống của con người chúng ta từ xưa cho đến nay.

Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là xin lỗi? Xin lỗi được đánh giá không phải là một trong những nét tế nhị có tính xã hội. Nó dường như đã được nâng lên như chính là một lễ nghi quan trọng, đó cũng chính là một cách chứng tỏ lòng kính trọng cũng như thiện cảm đối với người bị hàm oan. Thực sự ta cũng như biết được đó cũng chính là một cách để cho mỗi chúng ta như phải thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó có chiều hướng xấu đi.

Nói đi rồi cũng sẽ nói lại, bởi ta như biết được rằng chính xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn được cho ta biết bao nhiêu những hiểu lầm có thể có trong tương lai. Khi một người mắc lỗi lầm một sự xin lỗi chân thành chắc chắn sẽ làm cho đối phương bỏ qua. Nhưng hờn giận cũng chỉ cần một câu xin lỗi chân thành thôi là được hóa giải tức thì. Trong cuộc sống ta như cũng biết được rằng chính những người có cảm giác bị xúc phạm trước đó dường như lại cũng có cảm giác như được “hàn vết thương” khi chính những người làm lỗi nhận ra lỗi của mình. Thực sự lời xin lỗi khiến cho chúng ta như thấy được ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Chính lời xin lỗi nó như đã hàn gắn lại cho chúng ta được những vết thương mà người có lỗi gây ra. Và thêm một vấn đề liên quan đó chính là con người cũng cần phải có lòng vị tha để cho người mắc lỗi có thể có được cơ hội để xin lỗi.

Đặc biệt hơn khi mà chính chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì dường như chính những sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Nhất là khi chúng ta mà xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, thì chắc chắn rằng chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Một lời xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Điều đáng nói ở đây đó chính là mỗi người chúng ta khi mà đã có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” hay những sự ngang tàng, cái “tôi’ tự trọng quá cao khi muốn xin lỗi chúng ta sẽ nhận được sự tha thứ.

Một lời xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân của mình hơn. Đặc biệt hơn dó chí là khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách.

Nhưng cho dù là lời cảm ơn hay xin lỗi thì chúng ta cũng không nên lạm dụng nó một cách quá nhiều. Nhưng bạn biết đó khi mà chúng ta cứ làm sai, ta lại cứ xin lỗi vì biết chắc rằng người kia cũng sẽ tha thứ cho bạn. Liệu rằng người ta có tha thứ cho bạn khi bạn cứ mắc phải những sai lầm. Khi sai lầm ảnh hưởng đến người khác bạn lại cứ xin lỗi một cách quen thuộc, song lại không thực sự đổi thay đúng với giá trị của lời xin lỗi. Thì trong những lần về sau sẽ còn ai tha thứ cho bạn nữa chứ? Hãy nhớ rằng giá trị của lời xin lỗi chính là lời hứa, mà lời hứa này nó lại như gắn liền với chính lòng tự trọng của bạn. Không ai là không tránh khỏi được những sai lầm cả, nhưng quan trọng hơn là đằng sau những sai lầm đó bạn biết được để mà sử nó theo đúng chiều hướng tốt nhất. Sự tự trọng cũng do lời hứa, lời xin lỗi của bạn mà tạo thành. Một người khi có lòng tự trọng cao, khi họ mắc phải những sai lầm thì họ rất khó lòng xin lỗi mặc dù biết mình sai. Nhưng đã xin lỗi thì họ luôn luôn tâm niệm và quyết sao cho sửa chữa bằng được những lỗi lầm họ đã gây ra. Có thể cách sửa chữa những sai trái của họ chính là họ như sống tốt hơn, chan hòa hơn, sống thiện hơn.

Hãy biết nói lời xin lỗi khi mình sai và quan trọng hơn là đằng sau lời xin lỗi đó chính là những hành động cụ thể và sửa sai. Đừng xin lỗi xong mà không quan tâm những việc mình làm sau đó. Bởi khi bạn làm sai một điều gì đó với một người thì cho dù tha thứ cho bạn nhưng con tim họ cũng đã in hằn những vết thương. Hãy biết nói lời xin lỗi và có trách nhiệm với lời nói của mình để thấy được lời xin lỗi thực sự có giá trị.

Nghị luận xã hội về giá trị của lời xin lỗi

Bài văn mẫu 1

Với mỗi chúng ta, ngày nay sống là cần phải có những phẩm chất tâm hồn đẹp, rèn luyện kỹ năng sống cũng như việc rèn luyện chúng ta phải sống sao cho tốt đối với con người với nhau. Trong giao tiếp cũng như trong cách ứng xử, lời xin lỗi đóng vai trò hết sức trọng trọng việc giữ mối quan hệ của cá nhân với xã hội. Có ý kiến cho rằng: phải nói lời xin lỗi. Đúng, đây là một ý kiến hoàn toàn đúng. Và chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nói lời xin lỗi rồi đúng không?

Lời xin lỗi chính là lời xin để chúng ta được nhận lỗi về những gì mình đã làm và khi chính những điều đó khiến cảm thấy mình có lỗi và cũng là lời xin mong muốn có thể được bỏ qua lỗi lầm đó. Trong cuộc sống này, ít nhiều ta cũng đã từng nghe những lời xin lỗi xung quanh ta. Những lời xin lỗi ấy có thể là: “Xin lỗi bạn có thể chỉ giúp mình đường tới bưu điện được không?”, ” xin lỗi mẹ,hôm nay con không ngoan không nghe lời mẹ.”… Lời xin lỗi thì rất nhiều, điều ấy không có nghĩa là đều thể hiện thái độ có lỗi và mong người kia tha thứ, mà nó còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử với người lớn. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi nhỉ?

Lời xin lỗi trước hết nó thể hiện được phép lịch sự trong giao tiếp. Xin lỗi là ta biết sai và nhận lỗi. Bên cạnh đó thì nó còn thể hiện được trách nhiệm của người mắc lỗi với người khác. Điều ấy có nghĩa là bạn thừa nhận lỗi lầm của mình mà không đổ lỗi cho bất kì lí do gì. Nó còn khẳng định được thái độ muốn chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi mà nó không khẳng định được điều gì thì đó là lời nói gió bay và không có ý nghĩa gì cả. Lời nói ấy chỉ nói ra cho có lệ chứ không có ý định hối lỗi. Ví dụ như ta mượn đồ của bạn mà ta lỡ làm mất thì ngoài việc xin lỗi ra ta còn phải nói với bạn ấy rằng ta sẽ cố gắng tìm lại hoặc bằng cách nào đó để có thể chuộc lỗi với người đó.

Lời xin lỗi còn là một điều hết sức quan trọng khiến con người ta có thể cùng chung sống và hòa hợp lẫn nhau. Có người cho rằng: ” Lời xin lỗi không có nghĩa là mình đã làm sai còn người khác đã hành động đúng, mà nó có nghĩa là người ấy quan trọng với ta mối quan hệ ấy chúng ta muốn được giữ hơn là những điều đã xảy ra.”Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi làm tăng phẩm giá của người dám nhận lỗi.Lời xin lỗi thật đáng quý nhưng đáng quý hơn vẫn là những hành động khắc phục lỗi lầm mình đã gây ra.

Cuộc sống là những va chạm, những đụng độ, khó khăn. Tại sao có những cuộc đánh nhau cuộc cãi vã mà không có điểm dừng. Chỉ tại chẳng có ai chịu nhận lỗi lầm của mình, chẳng biết lỗi từ phía ai. Những mâu thuẫn ấy sẽ được chấm dứt khi có một lời xin lỗi. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, từ bỏ cái tôi của mình vượt lên cái sĩ diện hảo của mình thì kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó trước mắt. Vậy, lời xin lỗi chẳng phải là liều thuốc hữu dụng giải quyết được mọi vấn đề rối rắm hay sao?

Một lời xin lỗi vụng về vẫn còn tốt hơn là sự im lặng. Hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng của chúng ta với một thái độ hết sức chân thành và thành tâm nhất có thể. Hãy đưa lời xin lỗi tới người cần nhận đến một cách sớm nhất và phải thật thành tâm sửa chữa lỗi lầm ấy bạn nhé!

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đúng vậy, lời xin lỗi cũng như thế, nó không mất tiền mua. Chỉ cần ta thật chân thành biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình thì lời xin lỗi cũng chẳng hạ thấp được phẩm chất hay hạ thấp cái sĩ diện hão của bạn. “Phải biết nói lời xin lỗi” điều này chắc chắn đúng đối với tất cả chúng ta, nó sẽ giúp chúng ta giữ được nhiều mối quan hệ trong cuộc sống này. Và nó sẽ khiến ta cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Nhớ nhé!

Bài văn mẫu 2

Cùng với sự cảm ơn, lời xin lỗi trở thành lời nói tất yêu trong cuộc sống với nhiều các mối quan hệ dung hòa giữa người với người. Cũng bởi bất cứ ai đi đến thành công cũng đôi lần vấp ngã, sai lầm, vì thế mà nói lời xin lỗi chính là hành động thiết yếu không thể thiếu với mỗi người. Cùng tìm hiểu và nghị luận về lời xin lỗi qua bài viết dưới đây.

Lời xin lỗi không còn là một khái niệm xa lạ với mỗi chúng ta. Xin lỗi chính là hành động nhìn nhận về sai lầm hay khuyết điểm của bản thân. Bên cạnh đó, xin lỗi còn mang ý nghĩa về sự đồng cảm và sẻ chia với người bị ta làm tổn thương. Từ “xin lỗi” được sử dụng trong hai trường hợp, đó là khi ta làm điều gì sai lầm hoặc thể hiện cảm giác làm phiền người khác. Văn hóa xin lỗi chính là nét đẹp cao quý đáng ngợi ca trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Nhận thấy sự sai lầm, đồng thời chân thành nhận lỗi thể hiện cốt cách cao đẹp cũng như làm vơi bớt nỗi đau, hay sự giận dữ của người khác. Lời xin lỗi thường gặp ở hai trường hợp trong cuộc sống.

Trường hợp phổ biến nhất, quen thuộc nhất là khi ta làm một điều gì sai trái, dù chỉ là vô ý, nhưng nó làm tổn thương người khác. Khi ấy, ta sẽ thấy hối hận ăn năn, muốn bù đắp. Và sự hối hận ăn năn ấy được hiện thực hóa ra bên ngoài đầu tiên bằng lời xin lỗi. Lời xin lỗi đó phải xuất phát từ sự chân thành của trái tim thì mới có thể đi đến trái tim. Xin lỗi không chỉ là một cụm từ hoa mĩ khuôn sáo mà nó còn phải được thể hiện qua những hành động cụ thể. Như khi bạn không học bài bị thầy cô trách phạt, bạn xin lỗi thầy cô nhưng những lần sau vẫn tiếp tục vi phạm lỗi ấy thì lời xin lỗi của bạn có giá trị gì không.

Ngoài ra còn một trường hợp trong giao tiếp người ta nói lời “xin lỗi”. Đó là trong một số trường hợp lịch sự, có cảm giác làm phiền đến người khác thì ta sẽ mở đầu câu nói đề nghị bằng từ “xin lỗi”. Như khi bạn vào quán ăn tìm chỗ ngồi, bạn muốn ngồi ở đó nhưng không biết người đối diện có đang chờ ai không, bạn sẽ lịch sự hỏi “Xin lỗi, mình có thể ngồi ở đây không?”.

Hay như khi bạn gọi điện cho một người bạn vào giờ nghỉ trưa, thì bạn sẽ nói “Xin lỗi đã làm phiền, tôi có chuyện gấp cần bàn bạc”, hoặc khi bạn ghé thăm nhà của một ai đó mà không báo trước bạn sẽ lịch sự nói “Xin lỗi đã đường đột đến đây”. Tương đương với cách dùng của từ “excuse me” trong tiếng Anh. Như vậy trong trường hợp này, lời xin lỗi không được thốt ra vì bạn phạm lỗi gì cũng không vì cảm giác áy náy gì mà đây là phép lịch sự trong giao tiếp.

Lời xin lỗi được thốt ra, có thể không làm thay đổi được những sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Nhưng lời xin lỗi đôi khi còn có sức mạnh hơn bất cứ hành động hay bồi thường về vật chất. Một lời xin lỗi chân thành xuất phát từ tận trái tim có thể xoa dịu một trái tim đang tổn thương rỉ máu.

Như sự kiện Paris bị ném gây ra cái chết cho rất nhiều người. Tuy không phải do người dân Paris thực hiện vụ đánh bom ấy nhưng họ vẫn xin lỗi các nạn nhân về sự việc khủng khiếp trên và sẵn sàng mở cửa cho các khách du lịch ở lại qua đêm. Lời xin lỗi ấy giúp cho người bị tổn thương cảm nhận được bạn là một người có trách nhiệm, có ý thức.

Một lời xin lỗi chân thành còn cho thấy tấm lòng của bạn, cho thấy bạn là một người cư xử có văn hóa. Khi làm việc sai trái dù đó chỉ là vô tình nhưng bạn lại không xin lỗi thì nó chứng tỏ bạn là một người kém tinh tế và bất lịch sự. Tuy chỉ là một lời nói nhỏ nhưng nó còn phản ánh được nền văn hóa và giáo dục của quốc gia bạn.

Ở một số đất nước, lời xin lỗi không chỉ dừng lại ở lời nói mà nó còn kèm thêm một vài hành động trang trọng như quỳ gối để cầu xin tha thứ, chấp tay lạy để mong được tha thứ. Hay đơn thuần đó là hành động của con nít khi phạm lỗi chúng phải khoanh tay lại và nhận lỗi. Người lớn cũng thế khi phạm sai họ sẽ bày tỏ sự hối lỗi không chỉ qua lời nói còn qua hành động, qua một số cử chỉ, điệu bộ và đặc biệt qua ánh mắt.

Xin lỗi đã trở thành một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp và được nâng lên thành văn hóa xin lỗi, biểu thị cho văn hóa của cả cộng đồng dân tộc. Đôi khi bạn xin lỗi không phải vì bạn phạm sai, lỗi lầm thuộc về bạn. Bởi lẽ trong mọi mâu thuẫn lỗi lầm thường đều xuất phát từ cả hai phía. Việc bạn mở lời xin lỗi trước cho thấy bạn trân trọng mối quan hệ này, trân trọng người đang đối diện với bạn.

Như sự kiện nhân viên hãng hàng không Vietnam Airline tại sân bay Tân Sơn Nhất cúi đầu xin lỗi hành khách với lí do chuyến bay bị hoãn lại do tình hình thời tiết. Tuy có thể thấy tình hình thời tiết là yếu tố khách quan, chuyến bay bị hoãn lại không phải do lỗi của các nhân viên sân bay nhưng họ lại sẵn sàng nhận lỗi. Đây là một nét đẹp cần được phát huy. Bởi lẽ hành động này cho thấy sự quan tâm chân thành đến khách hàng tham gia chuyến bay ngày hôm đó. Một chuyến bay bị hoãn lại ảnh hưởng đến công việc, thời gian của rất nhiều người, khiến hành khách dễ nảy sinh tâm trạng mệt mỏi khó chịu. Nhưng với hành động của nhân viên nơi đây, các hành khách dễ dàng cảm thông, vui vẻ chờ đợi chuyến bay được thực hiện.

Như vậy một hành động nhỏ nhưng chân thành lại tác động mạnh mẽ đến mọi người khiến mọi người đối xử với nhau tốt hơn, tôn trọng nhau hơn. Lời xin lỗi còn có sức mạnh hàn gắn, kết nối con người lại với nhau. Bạn có bao giờ nghỉ chơi với bạn bè chỉ vì một lỗi lầm rất nhỏ? Bạn có từng thấy nuối tiếc một mối quan hệ?. Khi ấy, giá như một trong các bạn cất tiếng xin lỗi trước thì mối quan hệ này sẽ được cứu vãn không phải đi đến kết thúc. Thế nhưng cái tôi của chúng ta quá cao dù biết mình sai nhưng vẫn mong chờ người kia nhận lỗi.

Như đã nói lời xin lỗi thể hiện được bạn trân trọng đối phương đến chừng nào. Lời xin lỗi không phải để hạ thấp bản thân mà nó còn nâng cao thêm giá trị của bản thân. Lời xin lỗi ấy xuất phát từ sự chân thành. Mọi người đều bình đẳng trước quyền được nhận lời xin lỗi cũng như nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi ấy không phân biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, sang hèn, giai tầng.

Tham khảo thêm:   Học phí Đại học VinUni Đại học VinUni

Như khi ba mẹ làm sai, vô tình la mắng con khi chưa hiểu rõ nguồn gốc sự việc thì đừng nghĩ vì là người lớn, vì là cha mẹ mà không cần xin lỗi con cái. Chính cha mẹ là tấm gương quan trọng nhất để con trẻ noi theo. Vì vậy khi đã làm sai thì phải xin lỗi dù đó chỉ là một đứa trẻ. Hay khi bạn hiểu lầm người khác và la mắng họ, rồi khi bạn hiểu ra sự việc thì lại lập lờ cho qua không nhận lỗi trực tiếp. Đã sai thì phải biết nhận lỗi…

Một ví dụ điển hình đó là nước Nhật Bản. Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vừa từ chức vì những cáo buộc có liên quan đến việc vi phạm luật bầu cử. Sự việc ấy tưởng chừng chỉ là lỗi của vị bộ trưởng kia, nhưng thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo lại đứng ra xin lỗi toàn thể nhân dân Nhật Bản vì thủ tướng Abe cho rằng ông là người chịu trách nhiệm bổ nhiệm nên ông có trách nhiệm trong sự việc này.

Lãnh đạo quốc gia lại đi xin lỗi nhân dân vì một việc không do ông làm. Có thể thấy lời xin lỗi ấy chính là trách nhiệm của ông đối với đất nước, với trọng trách đang gánh vác trên vai. Lỗi lầm đôi khi không cần là hành động mà chỉ cần một thái độ bạn đã có thể gây tổn thương cho người khác. Nên đừng cho rằng chỉ khi phạm lỗi nặng nề về vật chất mới cần xin lỗi đối phương. Nhiều khi chỉ một lời nói vô ý đã tạo nên một vết thương đau đớn trong tâm hồn con người.

Như sự kiện nữ ca sĩ Hàn Quốc Sulli tự tử. Những lời thóa mạ, lăng nhục của cư dân mạng đã làm tổn thương dẫn đến căn bệnh trầm cảm. Nhưng sau tất cả cô vẫn không nhận được lời xin lỗi nào. Nếu tất cả mọi người yêu thương đối xử tốt với nhau thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp biết bao….

Thử tưởng tượng bạn sống trong một xã hội mà con người không biết hối lỗi không thốt ra lời xin lỗi thì xã hội ấy sẽ vô cảm đến thế nào? Những người biết nói lời xin lỗi sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng. Vì khi đã biết nói lời xin lỗi thì đó không thể nào là một người xấu một người ích kỷ được. Lời xin lỗi thể hiện con người bạn nhiều hơn cái cách bạn cố chứng tỏ bản thân cho người khác thấy.

Tuy lời xin lỗi quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng biết cách nói lời xin lỗi. Có vài người chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời xin lỗi. Họ luôn tìm cách ngụy biện cho hành động sai trái của mình. Luôn đặt cái tôi quá cao, xem sĩ diện của bản thân là điều quan trọng nên không bao giờ chịu hạ mình xin lỗi người khác dù là họ làm sai. Họ vờ lơ đi hành động sai trái của mình mà không chịu nói lời xin lỗi.

Bên cạnh đó, cũng có những người nói lời xin lỗi một cách hời hợt xem đó chỉ là khuôn sáo không có ý nghĩa. Còn có người lại có sự phân biệt đối xử khi nói lời xin lỗi. Cụ thể họ có thể nói lời xin lỗi với những người thuộc tầng lớp cao hơn, quý phái sang trọng nhưng lại chấp nhất và không chịu nói lời xin lỗi với những người có hoàn cảnh địa vị xã hội thấp hơn họ. Còn có người có thể cúi đầu nói lời xin lỗi với người khác nhưng không bao giờ xin lỗi người thân trong gia đình. Điều đó thật là sai lầm. Như đã nói khi bạn xin lỗi chứng tỏ bạn xem trọng đối phương.

Thế nhưng một lời xin lỗi còn cần đi liền với hành động thực tế. Bạn làm mất một món đồ, bạn xin lỗi nhưng bạn lại không đi tìm món đồ ấy. Vậy thì lời xin lỗi có ý nghĩa gì? Điều bạn cần làm là đi tìm lại món đồ ấy, dù không tìm được nhưng nó thể hiện đó là lời xin lỗi chân thành từ trái tim của bạn, đồng thời cho thấy bạn để tâm đến cảm xúc của đối phương. Lời xin lỗi nếu cứ nói mãi rồi cũng sẽ trở thành khuôn sáo trống rỗng không còn ý nghĩa. Xin lỗi phải kèm với hành động và điều quan trọng đừng bao giờ phạm phải lỗi lầm ấy thêm một lần nào nữa. Hãy xin lỗi một cách chân thành nhất có thể, vì bạn không biết điều bạn làm đã tổn thương sâu sắc đến người đối diện như thế nào.

Một lời xin lỗi muộn màng còn hơn là sự im lặng hối lỗi. Như nhóm nhạc TARA của Hàn Quốc từng vì bị tẩy chay một cách vô lí dẫn đến con đường nghệ thuật của nhóm bị đóng băng hoàn toàn. Giờ đây nhóm tan rã, những cô gái đã đánh mất tuổi thanh xuân, tài năng bị lãng phí ấy như thế nào. Xã hội hiểu ra nhưng các cô gái ấy vẫn không nhận được một lời xin lỗi chính thức nào từ cộng đồng đã từng tẩy chay họ.

Bên cạnh đó, cũng đừng suốt ngày cúi đầu nhận lỗi một cách vô tội vạ như thế sẽ khiến lười xin lỗi mất đi giá trị thật sự của nó. Và nếu đối phương đã nói lời xin lỗi chân thành thì hãy chấp nhận tha thứ đừng cố chấp khăng khăng bắt người khác xin lỗi bạn mãi như thế. Bởi lần đó sẽ không còn là sự chân thành nữa.

“Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” – Dân gian xưa từng có lời khuyên như vậy. Quả thật, lời xin lỗi mang đến giá trị và ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Lời xin lỗi giúp cuộc sống thêm đẹp và đáng sống hơn!.

Nghị luận về lời xin lỗi và cảm ơn

Trong xã hội công nghệ hóa, hiện đại hóa với tốc độ chóng mặt như ngày nay, con người dường như bị hạn chế giao tiếp với nhau. Mỗi cá nhân chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội nhiều hơn những phương thức ứng xử thường nhật trong đời sống thực. Chính vì vậy, việc nói lời cảm ơn hay xin lỗi ngày càng giảm thiểu tần suất xuất hiện, tuy đây là những câu nói giản đơn và cơ bản nhất mà bất kì đứa trẻ nào cũng nằm lòng.

Lời cảm ơn là lời thể hiện sự biết ơn, quý trong dành cho những người đã giúp đỡ khi ta gặp khó khăn, hoặc đơn giản hơn, lời cảm ơn được thốt ra khi ta nhận được sự tự tế từ đối phương. Không ai tiếc một lời cảm ơn khi được phục vụ một cách chu toàn từ người bồi bàn. Lời cảm ơn kèm nụ cười thân thiện thể hiện bạn là người có học vấn, hòa đồng, vui vẻ và biết trân trọng người khác. Lời xin lỗi là sự nuối tiếc, thừa nhận sai lầm và mong muốn sửa chữa lỗi lầm khi ta vô tình mắc lỗi. Lời xin lỗi khi làm cha mẹ buồn, xin lỗi khi vô tình làm rơi đồ của người khác,… có khả năng làm dịu đi cơn nóng giận, giải tỏa những hiểu lầm không đáng có. Bản thân chúng ta khi bị làm khó chịu cũng xứng đáng nhận được một lời xin lỗi. Như vậy, cảm ơn là xin lỗi là những câu nói đơn giản nhất, dễ nói nhất, phản ánh văn hóa giao tiếp, trình độ tư duy của mỗi cá thể và làm con người ngày thêm gắn kết. Tuy nhiên, ngày càng ít những lời cảm ơn và xin lỗi được nói ra trong những cuộc hội thoại hàng ngày.

Trên thực tế có thể thấy một cách dễ dàng, con người ngày càng ít nói cảm ơn khi được giúp đỡ hay nói xin lỗi khi phạm sai lầm. Trong số chúng ta, còn được bao nhiêu người nói cảm ơn khi nhận tiền thừa từ những người bán hàng, cúi đầu cảm ơn khi hoàn thành một chuyến xe an toàn, thoải mái. Lời cảm ơn chân thành xuất phát từ đáy lòng không đòi hỏi phải ở trong hoàn cảnh thanh cao, mĩ miều. Cũng không còn nhiều người biết nói lời xin lỗi khi lỡ va quệt vào người tham gia giao thông, thay vào đó là những lời mắng chửi thậm tệ như “không biết đi à”, “mắt để ở đâu mà không biết nhường đường”. Xin lỗi từ những điều nhỏ nhặt không làm chúng ta “mất giá”, đó là cách ứng xử tối cơ bản của những người lịch thiệp, hòa giải mọi khúc mắc và hiểu lầm, gắn kết con người với con người.

Một sự thật đáng buồn rằng văn hóa xin lỗi và văn hóa cảm ơn của người Việt Nam ngày càng có chiều hướng đi xuống. Giới trẻ không có phản xạ cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, điều này có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy khi các bạn trẻ giao tiếp với những người bán hàng. Họ thường có suy nghĩ rằng, họ bỏ tiền ra để mua dịch vụ, vì thế, người bán hàng cần cảm ơn họ nhưng họ không cần thiết nói cảm ơn. Suy nghĩ sai lệch này chắc hẳn đã và đang được tư duy bởi phần lớn công dân hiện nay. Tương tự như vậy, người lớn – tấm gương của những mầm non dân tộc, lại rất hiếm khi xin lỗi khi mắc sai lầm. Bậc cha mẹ cho rằng họ không có trách nhiệm phải xin lỗi con cái cho dù họ trách mắng con trẻ sai hay phạm sai lầm trước mặt con trẻ. Chính những hành động ấy tác động vào tiềm thức của trẻ em một lối sống và hành vi tiêu cực. Thậm chí, có những trường hợp cha mẹ ra đường với con nhỏ ngồi sau vẫn sẵn sàng mắng nhiếc, cãi nhau khi gặp sự cố. Con trẻ chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, nên dường như sự suy đồi văn hóa cảm ơn và xin lỗi đã bắt nguồn, tồn tại từ những thế hệ đi trước.

Nguyên nhân của tình trạng này một phần được đổ lỗi do sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Con người dành quá nhiều thời gian cho những thiết bị điện tử hiện đại, cho smartphone, cho ipad, cho laptop… Thay vì ra đường gặp gỡ và tăng cường khả năng giao tiếp, hầu hết mọi người lựa chọn ở nhà, nói chuyện với bạn bè qua tin nhắn, điện thoại. Bản tính con người từ đó bớt thiện lương hơn do ít được đặt trong tình huống giao tiếp trực diện. Những lời xin lỗi, cảm ơn không còn có cơ hội được thể hiện chức năng khi qua khoảng cách màn hình, ta không thể biết đối phương đang làm gì bên kia, xung quanh họ có những ai, họ bình phẩm về ta như thế nào. Nhân tính con người thay đổi theo guồng xoay phát triển của thời đại công nghệ. Hơn nữa, phải thừa nhận một điều rằng, từ trước tới nay, việc giáo dục chuẩn mực ứng xử ít được quan tâm. Các bậc phụ huynh dành thời gian đi kiếm tiền nhiều hơn là dạy dỗ con trẻ cách cư xử sao cho phải phép. Những lớp kĩ năng sống chỉ phần nào khỏa lấp được sự thiếu thốn về mặt giáo dục nhân cách, tuy nhiên, cũng không phải đứa trẻ nào cũng được uốn nắn, bài bản trong môi trường chuyên nghiệp như vậy. Việc không nói lời cảm ơn hay xin lỗi cũng không gây ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp đến các mối quan hệ nên con người có chiều hướng xao nhãng, bỏ qua dễ dàng, dẫn đến con người không có thói quen nói xin lỗi và cảm ơn trong những tình huống cần thiết. Tồi tệ hơn, có những trường hợp bị giáo dục cách ứng xử tiêu cực để tránh bị xâm phạm, lâu dần sẽ tạo thành bức tường thành ngăn cách với thế giới, thui chột khả năng giao tiếp và ứng xử của cá nhân đó. Hai từ cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có quá nhiều lý do để ngăn cản chúng ta nói ra. Vì “ngại”, vì “tại sao phải xin lỗi”, “sao phải cảm ơn”, vì “bình thường tôi không cần nói cảm ơn”, chung quy lại là vì ý thức. Tác động ngoại lai sẽ không thể ảnh hưởng nếu chúng ta là những người có bản lĩnh vững vàng và có ý thức duy trì những thói quen tốt đẹp, như việc nói lời xin lỗi, cảm ơn.

Cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ khiến cuộc sống thêm hòa nhã, đơn giản. Những cuộc cãi vã không đáng có đều có thể ngăn chặn ngay từ đầu bằng lời xin lỗi chân thành. Những sự quan tâm và yêu thương càng nhân lên gấp bội nếu được lời cảm ơn nuôi dưỡng. Ngược lại, việc “tiết kiệm” lời cảm ơn và xin lỗi đang ngày càng để lại những hậu quả mà chúng ta có thể nhìn thấy hằng ngày. Nhân cách con người không được cải thiện, trẻ em không biết quý trọng những gì chúng đang được thụ hưởng, người lớn gây cho mình cảm giác bất mãn khi buộc phải nói lời xin lỗi, những việc tốt đáng được cảm ơn lại trở thành sự hiển nhiên không đáng được tôn trọng,… Những bài học lý thuyết sáo rỗng trong sách Giáo dục công dân niên đại mười năm có lẽ hoàn toàn không có giá trị nếu không được áp dụng vào thực tế đời sống ngay trước mắt. Những bài viết hô hào từ những cá nhân có tầm ảnh hưởng hoàn toàn phi thực tế nếu chính bản thân mỗi chúng ta không có ý định tiếp thu và vận dụng. Nguyên nhân do chúng ta gây ra, hậu quả cũng do chúng ta hứng chịu. Có những câu cảm ơn không thốt ra lời, cũng có những câu xin lỗi mà cả đời cũng chẳng có cơ hội nói được một lần.

Ngay từ khi con nhỏ, việc giáo dục con trẻ về tác dụng của lời xin lỗi và cảm ơn là rất quan trọng. Chúng ta đã và đang làm rất tốt điều này. Hầu hết mọi đứa trẻ đều thuộc làu các bài dạy cảm ơn và xin lỗi, vậy tại sao người lớn lại không thực hiện được điều đó? Nói cảm ơn khi được giúp đỡ, bày tỏ tấm lòng biết ơn và làm gương cho con cháu. Xin lỗi khi mắc sai lầm, đặc biệt là xin lỗi trẻ em khi bạn hành xử chưa đúng mực với chúng không chỉ dạy cách xin lỗi mà còn khiến chúng có cảm giác được tôn trọng, từ đó trẻ em cũng biết cách tôn trọng người khác. Bản thân chúng ta cũng vậy, cần dần dần dẹp bỏ cái tôi cá nhân để trở thành cá thể cộng đồng. Nói lời cảm ơn và xin lỗi không khiến chúng ta mất mát điều gì, vậy hãy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, vừa khiến tâm trạng phấn chấn, thanh bình, vừa khiến người đối diện thoải mái, dễ chịu, gia tăng mối quan hệ xã hội và nâng cao vị trí, khẳng định giá trị bản thân. Muốn được đối xử tốt, trước hết hãy đối xử tốt với tất cả mọi người.

Cảm ơn và xin lỗi, những điều tưởng như nhỏ bé, không đáng phải suy nghĩ lại khiến con người ta băn khoăn, trăn trở. Liệu một mối quan hệ bạn bè lâu năm khăng khít phút chốc tan biến chỉ vì thiếu đi lời xin lỗi, có đáng hay không? Liệu một nụ cười tươi rói của bác xe ôm tần tảo, vất vả có xứng đáng để ta nói lời cảm ơn chân thành? Cuộc sống không đong đếm bằng số tiền trong ví, số kiến thức đồ sộ hay bộ quần áo đắt tiền. Giá trị thực tại nằm ở chỗ, bản thân ta là người như thế nào.

Đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống

Bài văn mẫu 1

Tất cả chúng ta đều có thể phạm lỗi lầm. Vì vậy, đừng bận tâm tới việc mình có sai lầm hay không mà hãy nghĩ tới việc mình sẽ sửa chữa lỗi lầm ấy như thế nào? Có lẽ, nói lời xin lỗi là giải pháp đầu tiên và hiệu quả nhất. Xin lỗi nghĩa là bày tỏ chân thành sự hối tiếc về lỗi lầm mình đã gây ra, sẵn sàng nhận khuyết điểm của mình và đề nghị được tha thứ. Biết hối lỗi và dũng cảm nói lời xin lỗi khi phạm phải lỗi lầm và sẵn sàng khắc phục hậu quả do lỗi lầm ấy gây ra sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, làm nguôi cơn nóng giận, gắn kết tình cảm, tránh được những hậu quả do cơn nóng giận của người khác gây ra. Biết nhận ra lỗi lầm và xin lỗi người khác để mong được tha thứ là biểu hiện sự trung thực, cao thượng, nhân cách cao cả của con người. Người biết nói lời xin lỗi luôn có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, được mọi người tin tưởng và kính trọng. Ngược lại, người không biết nói lời xin lỗi là người cố chấp, thiếu lòng tôn trọng người khác, ích kỉ và bướng bỉnh sẽ bị người khác khinh chê, xa lánh, nhận lấy những hậu quả đáng tiếc do lỗi lầm của mình gây ra. Hãy nhớ rằng yêu cầu một lời xin lỗi dễ dàng hơn nhiều so với việc nói lời xin lỗi. Nếu bạn sai, tốt hơn là đưa ra lời xin lỗi trước khi được yêu cầu. Tất cả chúng ta đều mong muốn sự việc được xử lí tốt đẹp. Bởi thế, người xin lỗi đầu tiên là người dũng cảm nhất; người tha thứ đầu tiên là người kiên cường nhất, người từ bỏ đầu tiên là người hạnh phúc nhất. Gây ra lỗi lầm, việc đó thật đáng xấu hổ. Nhưng không trung thực và chân thành nhận lỗi, sửa lỗi thì thật đáng chê trách.

Bài văn mẫu 2

Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi… Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.

Bài văn mẫu 3

Lời xin lỗi là một cách thức để con người nhận lỗi sai của mình. Tuy nhiên không phải lời xin lỗi nào cũng nhận được sự tha thứ bởi lẽ có lời xin lỗi đúng cách và có lời xin lỗi sai cách. Vậy lời xin lỗi đúng cách có nghĩa là gì? Đó là sự nhận lỗi của người làm sai một cách đúng nghĩa. Xin lỗi với thái độ tích cực, thái độ biết nhận lỗi và sửa sai. Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thiện bản thân. Trong quá trình ấy, chúng ta không thể nào không tránh khỏi việc mắc những sai lầm. Chính vì vậy, chúng ta phải xin lỗi, phải biết nhận lỗi khi làm sai. Hơn nữa, nhận lỗi là một chuyện nhưng chúng ta phải biết khắc phục lỗi sai ấy chứ không phải lần sau lại tái phạm. Có những bạn còn có thái độ làm sai nhưng không biết nhận lỗi hoặc nói ra lời xin lỗi với một thái độ hết sức khó chịu, không sự tôn trọng. Thật là đáng trách. Xin lỗi – là một câu nói chúng ta có thể nói, thốt ra một cách dễ dàng nhưng xin lỗi sao cho đúng nghĩa thì không phải ai cũng làm được. Hơn hết, bạn – dù cho trong trường hợp nào, chưa biết là ai đúng ai sai thì trước hết hãy cứ nhận lỗi để mọi chuyện êm xuôi rồi bắt đầu giải quyết từng vấn đề. Bởi lẽ lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Thật vậy, chúng ta phải biết nhận lỗi khi mắc sai lầm và phải biết sửa sai, đừng bao giờ tái phạm.

Bài văn mẫu 4

Không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo, ai cũng có thể mắc sai lầm, như ông cha ta có câu “Nhân vô thập toàn”. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người, quan trọng là sau những sai lầm đó, mình rút ra được bài học gì. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết. Lời xin lỗi là lời nói, hành động thể hiện sự nhận thức và hối lỗi của mình khi có những suy nghĩ, hành động sai trái. Có nhiều cách để thực hiện lời xin lỗi, tuy nhiên để lời xin lỗi có giá trị cao nhất, cần thực hiện nó đúng cách. Bởi lẽ, nếu lời xin lỗi na ná nhau, không xuất phát từ sự chân thành, áy náy, thực sự muốn nhận lỗi thì khi đó, người được nhận lời xin lỗi khó có thể vui hơn. Chính vì vậy, xin lỗi đúng cách sẽ dễ nhận được sự đồng cảm và tha thứ hơn. Hơn nữa, khi xin lỗi đúng cách, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì được giải tỏa mặc cảm tội lỗi, đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao phẩm giá, nhân cách của bạn. Điều quan trọng nhất trong một lời xin lỗi là thái độ chân thành. Một lời xin lỗi chân thành cho thấy sự hối lỗi thực sự, tỏ rõ người xin lỗi muốn được cảm thông, tha thứ và muốn khắc phục, sửa chữa những lỗi lầm mình mắc phải. Bất cứ ai ở bất kì độ tuổi nào cũng đều cần rèn luyện cho mình một cái tâm chân thành để khi mắc lỗi, nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân. Bên cạnh đó, cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống 2 Dàn ý & 14 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *