Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Viếng Lăng Bác Soạn văn 9 tập 2 bài 23 (trang 58) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9.

Soạn bài Viếng lăng Bác
Soạn bài Viếng lăng Bác

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Viếng lăng Bác. Các bạn học sinh có thể tham khảo để nắm được nội dung chi tiết của tác phẩm.

Soạn bài Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Soạn bài Viếng lăng Bác chi tiết

I. Tác giả

– Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.

– Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ.

– Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

– Một số tác phẩm chính: Chiến thắng hòa bình (trường ca, 1952), Anh hùng mìn gạt (truyện kí, 1968), Mắt sáng học trò (thơ, 1970), Như mây mùa xuân (1978), Quê hương địa đạo (truyện và kí, 1981), Sắc lụa Trữ La (1988)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội cũng vừa được khánh thành.

– Viễn Phương nhân dịp này ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Ông dã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác và in trong tập Như mây mùa xuân (thơ, 1978).

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Khung cảnh ngoài lăng Bác.
  • Phần 2. Khổ thơ thứ hai: Hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác và cảm xúc của nhà thơ.
  • Phần 3. Khổ thơ thứ ba: Hình ảnh Bác Hồ và cảm xúc của nhà thơ.
  • Phần 4. Khổ thơ cuối. Cảm xúc và ước nguyện của nhà thơ khi ra về.

3. Ý nghĩa nhan đề

– “Viếng lăng Bác” là một nhan đề ngắn gọn nhưng để lại ý nghĩa sâu sắc.

– “Viếng” – chỉ hành động thăm hỏi, chia buồn khi có người mất.

– “lăng Bác” là một địa danh ở Hà Nội.

=> Như vậy, trước hết nhan đề cho người đọc biết được sự kiện nhà thơ nhân dịp đất nước thống nhất đã ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Đồng thơ qua đó, Viễn Phương cũng bộc lộ tình cảm thành kính, yêu thương nhưng cũng đầy xót xa đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Khung cảnh ngoài lăng Bác

– Lời giới thiệu của tác giả:

  • “Con và Bác” là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.
  • “miền Nam”: cho thấy sự xa xôi nghìn trùng.
  • “thăm”: giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li.

– Hình ảnh xuất hiện đầu tiên:

  • Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo.
  • “bão táp mưa sa”: thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ.
  • “đứng thẳng hàng”: ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.

2. Hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác và cảm xúc của nhà thơ

– Hai câu thơ đầu: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

  • Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
  • Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
  • Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
  • Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

– Ở hai câu thơ tiếp theo: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ/Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

  • Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.
  • “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Trồng rừng ngập mặn trang 128 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 13

3. Hình ảnh Bác Hồ và cảm xúc của nhà thơ

– Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.

– Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.

– Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết… ở trong tim…

– Hình ảnh “trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.

– Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác.

4. Cảm xúc và ước nguyện của nhà thơ khi ra về

– Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc động Mai về miền Nam thương trào nước mắt.

– Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô hạn bị kèm nén cho tới phút chia tay và tuôn thành dòng lệ.

– Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hoá thân để mãi mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con chim, đoá hoa, cây tre như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn là Bác yên lòng, muốn đền đáp công ơn trời biển của Người.

=> Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm xúc của hàng triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm người.

Tổng kết: 

– Nội dung: Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

– Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.

Soạn bài Viếng lăng Bác ngắn gọn

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.

– Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

– Trình tự biểu hiện:

  • Khung cảnh ở bên ngoài lăng với hình ảnh đậm nét nhất là hàng tre trong sương sớm.
  • Hình ảnh dòng người xếp hàng vào viếng lăng Bác.
  • Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi vào trong lăng.
  • Mong ước của tác giả thiết tha được ở mãi bên Bác khi ra về.

Câu 2. Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?

Tham khảo thêm:  

– Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả “hàng tre bát ngát, hàng tre xanh”.

– Nét đẹp của cây tre “đứng thẳng hàng”: khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.

– Câu thơ cuối, hình ảnh cây tre được nhấn mạnh với vẻ đẹp trung hiếu.

Câu 3. Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.

Tình cảm nhà thơ và mọi người với Bác qua khổ thơ 2, 3, 4:

  • Lòng thành kính của nhà thơ đối với Bác Hồ: “Ngày ngày mặt trời….Ngày ngày dòng người…”
  • Nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn trước sự ra đi của Bác: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
  • Khát vọng được hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác: làm con chim, đóa hoa, cây tre trung hiếu.

Câu 4. Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.

– Các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liên giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.

– Hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót, vì sao…) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát (đất nước như vì sao…)

– Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê hương đất nước. Cách cấu tử như vậy khiến cho ý thơ luôn tập trung, cảm xúc trong thơ không bị dàn trải.

– Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từ đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm sôi nổi, tha thiết ở đoạn kết.

II. Luyện tập

Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ.

Gợi ý:

– Khổ 2:

Trong “Viếng lăng Bác”, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác qua khổ thơ thứ hai:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

Hai câu thơ đầu được tạo nên bởi hai hình ảnh “mặt trời”. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” – đó là mặt trời của tự nhiên chuyển động theo quy luật tuần hoàn của thời gian. “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” – hình ảnh ẩn dụ, ví Bác như mặt trời có sức lan tỏa, soi sáng cuộc đời của người dân Việt Nam. Bác đã đem lại cuộc sống tự do cho nhân dân ta, thoát khỏi ách nô lệ. Hai câu thơ tiếp theo là sự liên tưởng đến hình ảnh dòng người đang nối dài vô tận, cũng giống như nỗi nhớ dành cho Người. Cụm từ “ngày ngày” được điệp lại hai lần tạo nên một ước muốn về một cõi bất tử. “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ cho những người con từ khắp mọi miền tổ quốc đang hội tụ về đây, vào trong lăng viếng Bác. Khổ thơ đã giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.

– Khổ 3:

Khổ thơ thứ ba của bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả đã bộc lộ niềm xót thương trước sự ra đi của Bác:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Cuộc đời của Hồ Chủ tịch chưa lúc nào yên giấc khi mà đất nước đang chịu sự cai trị của kẻ thù xâm lược. Đến nay, khi đất nước đã giành được độc lập, hai miền Nam – Bắc về chung một nhà, nhưng Bác lại ra đi mãi mãi, để lại niềm tiếc thương vô hạn. Nhà thơ dường như muốn tạm quên đi sự ra đi ấy: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”. Với lòng yêu thương, ngưỡng mộ, khổ thơ thứ ba là lời thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Bác như “vầng trăng sáng dịu hiền” – hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp của Bác lúc này vô cùng thanh thản, bình yên. Người không mất đi mà chỉ đang ngủ thôi, Người vẫn còn sống với nhân dân, với đất nước. Mạch cảm xúc của bài thơ bỗng nhiên lắng xuống ở hai câu thơ cuối. Dẫu biết rằng trời xanh là mãi mãi – trời xanh là biểu tượng cho sự trường tồn bất tử của Bác. Bác vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Dẫu biết vậy, mà sao vẫn “nghe nhói ở trong tim” – vẫn cảm thấy xót xa, tiếc nuối vô cùng.

Tham khảo thêm:  

Soạn bài Viếng lăng Bác – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.

– Cảm xúc bao trùm của tác giả: Niềm xúc động sâu sắc, lòng thành kính thiêng liêng khi đến thăm lăng Bác.

– Trình tự biểu diễn: Diễn biến cuộc vào lăng viếng Bác:

  • Khung cảnh ở bên ngoài lăng với hình ảnh đậm nét nhất là hàng tre trong sương sớm.
  • Hình ảnh dòng người xếp hàng vào viếng lăng Bác.
  • Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi vào trong lăng.
  • Mong ước của tác giả thiết tha được ở mãi bên Bác khi ra về.

Câu 2. Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?

  • Hình ảnh hàng tre được miêu tả: “hàng tre bát ngát”, “hàng tre xanh xanh” “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
  • Tác giả đã làm nổi bật nét đẹp của cây tre: Bền bỉ, kiên cường
  • Điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ cho phẩm chất đẹp đẽ của con người Việt Nam.
  • Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa: Phẩm chất trung hiếu, tình nghĩa.

Câu 3. Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.

Tình cảm nhà thơ và mọi người với Bác qua khổ thơ 2, 3, 4:

  • Niềm thành kính với hình ảnh: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ/Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ/Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
  • Nỗi nhớ thương và xót xa, đau đớn vô hạn trước sự ra đi của Bác: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền/ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
  • Khát vọng được hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác: làm con chim, đóa hoa, cây tre trung hiếu.

Câu 4. Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.

– Thể thơ tự do đan xen dòng thơ bảy, tám và chín chữ cùng với nhịp điệu chậm, gợi giọng thơ tha thiết, trầm lắng.

– Hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót, vì sao…) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát (đất nước như vì sao…)

II. Luyện tập

Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ.

Gợi ý:

Khi đọc bài thơ “Viếng lăng Bác”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với khổ thơ thứ hai:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

Trước hết, hai câu thơ đầu tiên được tạo nên bởi hai hình ảnh “mặt trời”. Ở câu “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của tự nhiên chuyển động theo quy luật tuần hoàn của thời gian. Còn ở câu “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ. Có thể hiểu rằng, Bác Hồ cũng giống như mặt trời có sức lan tỏa, soi sáng cuộc đời của người dân Việt Nam. Chính Bác đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc thoát khỏi ách nô lệ, để được sống trong tự do, hạnh phúc. Đến hai câu thơ tiếp theo, tác giả đã khắc họa đến hình ảnh dòng người đang nối dài vô tận để vào lăng viếng Bác. Cụm từ “ngày ngày” được điệp lại hai lần tạo nên một ước muốn về một cõi bất tử. “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ cho những người con từ khắp mọi miền tổ quốc đang hội tụ về đây, vào trong lăng viếng Bác. Như vậy, khổ thơ thứ hai đã gợi mở nhiều cảm xúc cho người đọc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Viếng Lăng Bác Soạn văn 9 tập 2 bài 23 (trang 58) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *